Top 12 # Yêu Thương Là Gì Văn Nghị Luận Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Văn Nghị Luận Về Tình Yêu Thương

Đề bài: Viết bài văn nghị luận về sức mạnh của tình yêu thương

Đất nước ta đã trải qua bốn nghìn năm lịch sử. Truyền thống anh hùng trong dựng nước, giữ nước đã hun đúc nên tâm hồn tạo nên vẻ đẹp riêng biệt của con người Việt Nam. Đó là tình yêu Tổ quốc và lòng nhân hậu. Trong các tác phẩm văn học, qua những tấm gương người tốt việc tốt trên báo chí, và ngay cả trong cuộc sống thực tế hàng ngày, chúng ta đều có thể nhận thấy điều đó.

Truyền thống yêu nước nồng nàn của nhân dân ta đã xuất hiện ngay từ thời vua Hùng, từ buổi đầu dựng nước và giữ nước. Truyện kể về Phù Đổng Thiên Vương, tuổi đã lên ba mà vẫn chưa biết nói biết cười, bỗng nghe tin đất nước bị giặc Ân xâm chiếm, cậu bé vụt lớn nhanh như thổi và nhanh chóng trở thành một tráng sĩ. Rồi tráng sĩ ấy đầu đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, tay cầm gậy sắt, cưỡi trên lưng ngựa sắt tiến thẳng vào lũ giặc, đánh tan quân cướp nước. Đó là hình bóng của sự thật về cuộc chiến tranh giữ nước hào hùng đầu tiên của dân tộc ta.

Trải qua nhiều thế kỉ, cha ông ta đã từng làm nên những chiến công rực rỡ. Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Nhà Lý tiêu diệt quân Tống trên sông Như Nguyệt. Nhà Trần, ba lần đánh bại giặc Nguyên Mông (một đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ); Lê Lợi và nghĩa bình với những chiến công vang dội đã đuổi quân xâm lược Mông về nước. Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thuật hành quân thần tốc đã đập tan hơn 20 vạn quân xâm lược nhà Thanh… Và gần chúng ta nhất, ngay trong thời đại này, nhân dân ta, dưới ngọn cờ độc lập dân tộc của Đảng và Bác Hồ đã đoàn kết một lòng, kiên trì, bền bỉ để làm nên thắng lợi vĩ đại của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Dân tộc ta có một niềm tự hào là không bao giờ chịu khuất phục, và luôn đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù mạnh hơn mình gấp bội. Hồ Chủ tịch từng nói: “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta. Mỗi lần có giặc ngoại xâm tinh thần đó lại nổi lên, như một làn sóng, cuốn phăng, nhấn chìm tất cả bè lũ cướp nước và bán nước”. Đó là chân lí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” mà Hồ Chủ tịch cùng toàn thể dân tộc ta đã khẳng định.

Bên cạnh truyền thống yêu nước nồng nàn, dân tộc ta còn có truyền thống nhân hậu. “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” đó lại là một truyền thống quý báu khác của dân tộc ta. Trong quá trình đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn, nhân dân Việt Nam ta luôn có truyền thống đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Điều đó cũng đã từng được thể hiện trong những câu tục ngữ, ca dao:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Hoặc là

“Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống như chung một giàn”…

Viết bài làm văn số 1: Nghị luận xã hội

Đó là những câu ca thấm đẫm tinh thần nhân hậu mà người Việt Nam từ đời này qua đời khác đã truyền tụng cho nhau, luôn tâm niệm trong lòng những tình cảm thương yêu, sẵn sàng đùm bọc, sẻ chia.

Trong lịch sử văn học, tinh thần nhân hậu đã được thể hiện một cách đậm nét qua tất cả những tác phẩm lớn của cha ông ta. Lê Lợi và Nguyễn Trãi, trong cuộc chiến chống quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) đã từng tha mạng sống cho hàng chục vạn binh tướng giặc cuối cùng đang cầm cự ở thành Đông Quan (Hà Nội ngày nay):

“Tướng giặc bị cầm tù, như hổ đói vẫy đuôi xin cứu mạng

Thần vũ chẳng giết hại, thể lòng trời ta mở đường hiếu sinh”…

(Bình Ngô đại cáo)

Truyện Kiều của Nguyễn Du có thể được coi là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân đạo Việt Nam thời phong kiến, ở đây, tác giả đã khóc thương một cách sâu sắc cho thân phận những người phụ nữ có tài, có sắc bị vùi dập, coi như một món hàng, mua đi bán lại. Nhiều lần Kiều đã vươn lên trong sự cố gắng mạnh mẽ nhưng vẫn là yếu ớt của một người con gái, chân yếu tay mềm, không sao chống lại được luật trời nghiệt ngã:

“Hồng quân với khách hồng quần

Đã xoay đến thế còn vẫn chưa tha”.

Đó là “tiếng kêu đứt ruột”, là tiếng chuông cảnh tỉnh xã hội cũ, nhưng cũng là tiếng nói nhân hậu từ chủ nghĩa nhân đạo lớn của cha ông ta trong quá khứ.

Nối tiếp truyền thống nhân đạo này, các tác phẩm Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn (Đoàn Thị Điểm dịch), Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương… đều lên tiếng đấu tranh cho quyền sống trong hòa bình, hạnh phúc chân chính của con người thời phong kiến.

Trong thời kỳ hiện đại, hàng loạt tác phẩm đã nêu cao tinh thần nhân hậu ấy của dân tộc ta. Những tác phẩm lớn trong thời kì 1930- 1945 như: Sống mòn, Lão Hạc…(Nam Cao), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Kép Tư Bền, Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)… là những tác phẩm không chỉ phản ánh và phê phán hiện thực xã hội đương thời, mà còn nêu cao tinh thần nhân hậu truyền thống của dân tộc.

Văn học Cách mạng Việt Nam ngay từ khi hình thành (1930 – 1945) đến nay vẫn luôn đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo của dân tộc. Tuy nhiên, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng không thương người một cách chung chung, không chỉ thần khóc cho số phận con người rồi dừng lại ở đó. Nó còn phải đấu tranh để giải phóng con người.

“Ta thấy nàng nghiêng mình rũ rượi,

Gục đầu thổn thức trong bàn tay,

Bạn ơi, niềm thảm sầu kìa bởi

Số phận hay ở chế độ này?”

(Trong tập Từ ấy- Tố’ Hữu)

Mối quan hệ giữa lòng nhân hậu với lòng yêu Tổ quốc, và nói rộng hơn là giữa chủ nghĩa nhân đạo với chủ nghĩa yêu nước là quan hệ giữa hai mặt của một vấn đề.

Nhà thơ mù Nguyễn Đình Chiểu từng viết:

“Bởi chưng hay ghét chỉ vì hay thương?”

(Lục Vân Tiên)

Chính lòng thương là biểu hiện tích cực của mặt bên kia là lòng căm ghét. Dân tộc ta luôn yêu cái thiện, ghét cái ác, thương kẻ công bằng, chính nghĩa, ghét người bất nghĩa, bất lương, thương yêu giống nòi, đồng loại, ghét kẻ thù xâm lược… Nhà thơ Tố Hữu cũng đã nói lên tiếng nói ấy trong thời đại chúng ta:

“Ta sẽ khai những mỏ dầu mỏ sắt

Đóng những con tàu đi khắp đại dương

Nhưng phải luyện những con người đẹp nhất

Biết căm thù và biết yêu thương”…

(Bài ca xuân)

Trong thực tế, người dân Việt Nam đã quá quen thuộc với tinh thần yêu nước anh hùng, cũng quá quen thuộc với tinh thần tương thân, tương ái. Trong chiến tranh cứu nước, như người ta vẫn nói, ở Việt Nam, “ra ngõ là gặp anh hùng”. Còn hiện nay, bất cứ ở đâu và lúc nào, người ta đều nghe thấy câu “lá lành đùm lá rách”.

Trong chiến tranh, những tấm gương yêu nước chống giặc ngoại xâm từng được báo chí ngợi ca như anh hùng Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân chèn pháo, Kim Đồng, người thiếu niên đưa thư của dân tộc Tày dũng cảm… (thời kì chống Pháp); cho đến Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Bé, Lê Mã Lương… (thời kì chống Mĩ). Đó là tất cả những tấm gương người thật việc thật, tiêu biểu cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước chống giặc ngoại xâm.

Từ hoà bình lập lại đến nay, nhất là trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, những vấn đề hậu chiến đang đặt ra bức xúc đối với xã hội ta. Đó là hàng triệu nạn nhân chất độc màu da cam, là hàng chục ngàn trẻ em, người lớn bị vướng phải bom mìn, là những thương binh, gia đình liệt sĩ, những vùng bão lụt, thiên tai… Và đặc biệt là hàng triệu người vẫn còn sống trong cảnh đói rách, không có nhà ở chắc chắn, chưa đủ cơm ăn áo mặc, chưa có điều kiện để học hành.

Được sống và học hành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa anh hùng và nhân hậu, chúng em càng giác ngộ rằng, tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu quý sự công bằng và căm ghét bất công, xâm lược… đó là tất cả truyền thống quý báu của dân tộc ta. Các thế hệ thanh niên, thiếu niên Việt Nam cần phát huy tinh thần đó của dân tộc.

Nghị Luận Về Tình Yêu Thương

Nghị luận về tình yêu thương

Bài tập làm văn nghị luận về tình yêu thương bao gồm dàn ý nghị luận về tình yêu thương và các bài văn mẫu chọn lọc. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học sinh làm tốt bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương.

Dàn ý nghị luận về tình yêu thương

I. Mở bài – Nghị luận về tình yêu thương

Trong số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta lòng nhân đạo luôn được đề cao.

Đó là nét đẹp của tâm hồn con người.

II. Thân bài – Nghị luận về tình yêu thương

1. Giải thích

“Nhân” là người, “ái” là yêu.

“Nhân ái”là lòng yêu thương đối xử với nhau thật tốt đẹp đúng nghĩa làm người.

Tình yêu thương này còn là thước đo nhân cách con người.

2. Chứng minh

Trong cuộc sống đã là còn người cùng có trái tim, cùng tiếng nói ngôn ngữ thì phải đối xử với nhau cho có tình người.

Hay nói đúng hơn ta phải thương yêu,đùm bọc nhau.

Sở dĩ chúng ta gọi nhau hai tiếng “đồng bào” là xuất phát từ câu chuyện “Âu Cơ và Lạc Long Quân” lấy nhau sinh ra bọc trăm trứng.

Từ xưa đến nay, chúng ta thường đùm bọc, giúp đỡ nhau. Miền Trung lũ lụt,miền Nam, miền Bắc cùng nhau giúp đỡ.

Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc gửi đạn dược, vũ khí vào cho miền Nam chiến đấu.

3. Phê phán

Tuy vậy vẫn có những kẻ ” mắt lấp tai ngơ ” trước nỗi đau đồng loại.

4. Đánh giá

Ngày nay, lòng nhân đạo được mở rộng trên toàn thế giới.

Vàng, trắng, đen tuy khác màu da vẫn thương yêu giúp đỡ nhau.

Học sinh chúng ta cần thể hiện tình thương yêu của mình với các bạn bè trong lớp, người thân xóm giềng, thương những người cơ nhỡ.

Thương yêu nhau không có nghĩa là che giấu tội lỗi của nhau, mà phải giúp nhau cùng tiến bộ

III. Kết bài – Nghị luận về tình yêu thương

Có thể lòng nhân đạo là thước đo nhân phẩm.

Là vẻ đẹp tâm hồn giúp cho con người đến gần với nhau.

Bài văn mẫu nghị luận về tình yêu thương

Nghị luận về tình yêu thương – Bài 1

Từ xưa đến nay tình yêu thương giữa người với người luôn là truyền thống mà mỗi chúng ta cần phải phát huy. Đó là một trong những tình cảm tốt đẹp, gắn két những trái tim lại với nhau, giúp cho xã hội ngày càng vững mạnh hơn. Nói cách khác những tình cảm mà chúng ta trao đi cho nhau đó chính là lòng nhân ái.

Lòng nhân ái là gì? Chúng ta có thể cắt nghĩa từng từ để hiểu được ý nghĩa của nó. Nhân chính là người. Ái là yêu thương. Nhân ái chính là tình yêu thương giữa người với người. Đó là cách mà chúng ta trao đi yêu thương đối với người khác. Tình cảm đó xuất phát từ trái tim mỗi người, không ép buộc, không cưỡng cầu, không đòi hỏi phải nhận lại những gì. Bởi rằng đối với nhiều người thì khi trao đi yêu thương họ thấy bản than được thanh thản và yên lòng.

Lòng nhân ái không phải là những điều gì quá xa xôi. Nó tồn tại ngay trong chính cuộc sống của mỗi người. Từng biểu hiện của chúng ta dành cho nhau, cử chỉ, lời nói, hành động hay chỉ là cảm xúc dành cho nhau. Dù nó giản dị nhưng cũng đã khiến cho trái tim nhau trở nên ấm áp hơn bao nhiêu.

Mỗi cá nhân tồn tại trong xã hội chính là một cá thể tạo nên sự thống nhất cũng chính là một móc xích kết nối với nhau để tạo nên một chỉnh thể. Không ai là sống tách biệt ra khỏi xã hội. Mỗi người cần phải có trách nhiệm và thái độ sống tích cực để cùng xây dựng và phát triển xã hội này.

Tục ngữ vẫn có câu “Lá lành đùm lá rách” hay “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Tình yêu thương giữa con người với con người là điều cần thiêt để có thể giúp đỡ, chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với nhau.

Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu biến cố, mất mát và đau thương. Để có được sự thái bình, thịnh vượng như hôm nay chẳng phải cần rất nhiều tấm lòng nhân ái, cần rất nhiều sự sẻ chia cũng như yêu thương nhau hay sao. Sức mạnh để chiến thắng kẻ thù đôi khi không phải là sức mạnh của vũ khí, mà là sức mạnh của đoàn kết, tương than tương ái không khất phục trước kẻ thù.

Hằng năm trên mảnh đất miền Trung phải hứng chịu biết bao nhiêu trận bão lũ. Nhân dân miền trung phải gồng mình hứng chịu những mất mát, đau thương đó. Không ai hiểu, chỉ mình họ mới biết được nỗi đau mà mình phải trải qua.

Để đồng hành với những nỗi đau đó cũng như nhằm gánh vác những thương tổn mà thiên nhiên gây ra, nhiều tổ chức và quỹ từ thiện đã tiếp tế lương thực cũng như động viên tinh thần để họ sớm ổn định lại cuộc sống.

Xung quanh chúng ta còn rất nhiều mảnh đời bất hạnh, nghèo khó. Họ cần sự san sẻ, giúp đỡ bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.

Lòng nhân ái của chúng ta sẽ giúp đỡ được rất nhiều người, rất nhiều mảnh đởi ở ngoài kia. Dù chỉ là những hành động hết sức nhỏ bé nhưng đó là niềm đọng viên và an ủi lớn đối với họ.

Tuy nhiên trong xã hôi vẫn còn tồn tại những người chỉ biết sống chi riêng mình, không biết giúp đỡ nhiều người xung quanh. Làm việc gì cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mình.

Lòng nhân ái, tinh thần yêu thương san sẻ nhau trong cuộc sống là một điều rất cần thiết để bản thân chúng ta sống tốt và hoàn thiện mình từng ngày hơn.

Nghị luận về tình yêu thương – Bài 2

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Theo chúng tôi

Nghị Luận Xã Hội Về Lòng Yêu Thương

Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 1

Cuộc sống có vô vàn những điều mới lạ, và trong đó có những thứ khiến con người cảm thấy vô cùng quý giá, trân trọng, không có bất kỳ thứ gì có thể đóng đếm hay mua được bằng tiền. Đó chính là tình yêu thương. Tình yêu thương giúp con người trở nên hạnh phúc, vui vẻ, một con người biết yêu thương chính là người có nhân cách đẹp, và luôn hướng đến những thứ tốt đẹp, hoàn mỹ hơn.

Tình yêu thương giống như một chiếc túi khổng lồ mà nhân loại không định nghĩa được. nó trìu tượng đến mức khó hiểu. Nhìn đứa trẻ mồ côi nằm ở hàng ghế đá, nhìn cụ già đang mon men đi xin ăn, nhìn người dân miền trung đang chịu những cơn bão, người thì bị chết, gia đình li tán, của cãi mất mát…..chúng ta cảm thấy sao xót xa, sao đau lòng quá. Tình yêu thương chính là sự lo lắng cho người với người, dù chưa từng gặp mặt, dù chị là sự lướt quá, nhưng trái tim con người là thế, tình yêu thương là vô tận. Và rồi, vì yêu vì thương chúng ta sẵn sàng giúp đỡ, bỏ tâm huyết chăm lo xây dựng các nhà tình thương tình nghĩa, để bao bọc các em nhỏ mồ côi, để cho các cụ già neo đơn có một mái nhà, để những người tàn tật, những trẻ em bị mặc bệnh hiểm nghèo có thể được chữa trị,…Dù là âm thầm giúp đỡ, hay công khai giúp đỡ, họ đều không cần mọi người biết đến, không cần mọi người tuyên dương, ghi danh. Chỉ cần nơi nào có tình yêu thương, nơi đấy thật ấm áp, và hạnh phúc.

Nhưng có biết bao người lại quên mất đi tình yêu thương, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. Có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 2

Có bao giờ bạn tự hỏi: “Chúng ta đã đối xử thế nào với mọi người xung quanh?” hoặc “Bạn cảm thấy thế nào nêu đối xử tốt với ai đó?”. Có thể bạn sẽ thấy vui vì “Tình thương là hạnh phúc của con người”.

“Nếu có một gia vị làm tăng thêm hơi ấm và ý nghĩa trong cuộc sống… đó chính là tình yêu thương. Nếu có một tình cảm thiêng liêng giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn, thử thách đó chính là tình yêu thương”.

Sự ân cần, ấm áp của tình thương thật đẹp! Với tình thương đó, chúng ta có thể chia sẽ những cảm xúc và thấu hiểu lẫn nhau. Tình yêu thương giúp chúng ta trong lúc khó khăn bởi vì nó giúp ta kết nối ngôn ngữ trái tim. Có tình thương chúng ta cùng sát cánh bên nhau khắp mọi nẻo đường đời. Có tình thương, chúng ta cùng ươm mầm cho trái tim hoài bão và khát vọng.

Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ:” Tinh thương là hạnh phúc của con người”

Trên thế gian này, có rất nhiều cách để định nghĩa tinh thương nhưng nhìn chung tình thương yêu là một cảm giác đến từ sự chân thành của trái tim, nên vô cùng đơn giản, mộc mạc, không mang những mưu toan, tính toán và tình thương hiện diện khắp mọi nơi. Hạnh phúc là cảm giác vui vẻ, sung sướng hay đơn giản chỉ là sự thanh tịnh trong tâm hồn. Chính vì vậy má tình thương yêu và hạnh phúc luôn tồn tại trong nhau.

Xã hội ngày nay luôn bận rộn trong guồng máy công việc, con người luôn phái chạy đua với thời gian, nhưng không vì thế mà tình thương yêu giữa người và người bị mất đi. Ở đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm lòng chan chứa yêu thương luôn rộng mở. Có rất nhiều bạn học sinh, sinh viên tham gia các chiến dịch “Mùa hè xanh”, “Hoa phượng đỏ” để giúp đỡ những người kém may mắn. Các bạn không quản khó khăn để mang con chữ đến cho các bạn vùng sâu vùng xa.

Hay như bản thân chúng ta, khi Trung thu đến ta vẫn thường quyên góp lồng đèn giúp các em nhỏ vui tết Trung thu. Tất cả những điều đó đã phần nào chứng minh cho tình yêu luôn hiện hữu ở tất cả mọi nơi. Mặt khác tình thương còn là tấm lòng người mẹ, người cha, người ông, người bà,… đối với con cháu. Họ cả đời lo lắng, chăm sóc, dành những gì tốt nhất cho người thân yêu. Thế đấy, sự thương yêu muôn màu muôn vẻ với muôn nghìn sự thể hiện. Nó tồn tại ở khắp mọi nơi và trong nhiều mối quan hệ từ bạn bè, gia đình đến xã hội.

Thế nhưng tấm huy chương nào cũng có mặt trái của nó, tình yêu cũng vậy. Nếu chúng ta không đặt đúng chỗ, không mang đến cho những người cần thì nó sẽ trở thành một tác nhân xấu cho gia đình và xã hội. Ví như một người mẹ thì lúc nào cũng yêu thương con nhưng nếu người mẹ đó lầm tưởng rằng yêu thương là cưng chiều thì sớm muộn đứa con ấy sẽ trở nên hư hỏng vì chúng cho rằng chúng là nhất.

Không những thế cuộc đời muôn hình vạn trạng, có người tốt cũng có kẻ xấu. Tuy xã hội có rất nhiêu người tình yêu thuơng vô bờ đối với mọi ngưòi xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ. Những người đó chi biết cuộc sống của mình, họ không quan tâm đên bất cứ ai. Họ không hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh. Vì vậy, những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay yêu thương đế giúp đỡ những số phận bất hạnh, giúp họ vượt qua khó khăn của cuộc đời.

Trên thế gian này, không có vị thần nào đẹp hơn thần mặt trời, không có ngọn lửa nào đẹp hơn ngọn lửa yêu thương. Chúng ta hãy mở rộng cánh của trái tim, mở rộng tấm lòng yêu thương, mang tình yêu đến với mọi người. Vì không những ta mang hạnh phúc đến cho mọi người, cho chính mình mà còn giúp những người bất hạnh hiểu rằng thế giới này vẫn vô cùng ấm áp tình người.

Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 3

Hạnh phúc là một khái niệm trừu tượng, phức tạp khiến nhân loại từ xưa tới nay luôn phải quan tâm suy nghĩ, trăn trở và mất nhiều giấy bút để tranh luận. Quan niệm về hạnh phúc tùy thuộc vào vai trò, vị trí của từng con người trong gia đình, xã hội. Mỗi giai cấp, mỗi cá nhân có quan niệm riêng về hạnh phúc. Có người coi chức trọng quyền cao là hạnh phúc. Có người lấy nhà lớn, tiền nhiều làm hạnh phúc. Có người cho rằng con đàn cháu đống là hạnh phúc. Có người thích nổi tiếng, thích thể hiện “cái tôi” trước đám đông để thu hút sự chú ý của người khác và coi đó là hạnh phúc. Những quan niệm nêu trên không hẳn là sai trái nhưng chưa đủ ý nghĩa để đại diện cho quán niệm chung về hạnh phúc của cộng đồng xã hội.

Vậy hạnh phúc là gì? Tờ điển Tiếng Việt định nghĩa: Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện. Còn nhân dân ta quan niệm rất đơn giản: Tình thương là hạnh phúc của con người. Quan niệm đó thể hiện truyền thống đạo lí được xây dựng trên nền tảng nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam tự ngày xưa: Thương người như thể thương thân.

Tình thương là tình cảm nồng nhiệt, làm cho gắn bó mật thiết và có trách nhiệm với người, với vật (Từ điển Tiếng Việt). Vậy tại sao tình thương là hạnh phúc của con người? Bởi vì, tình thương khiến cho con người luôn hướng về nhau để chia sẻ, thông cảm, đùm bọc lẫn nhau. Như vậy là đã thỏa mãn mọi ý nguyện, đã được hưởng sung sướng, hạnh phúc mà tình thương mang lại.

Tình thương hiện diện khắp nơi và thể hiện dưới nhiều hình thức, nhiều mức độ khác nhau. Trước hết, chúng ta bàn đến tình thương trong phạm vi gia đình. Cha mẹ hết lòng yêu thương con cái, chẳng quản nhọc nhằn, vất vả sớm khuya để nuôi dạy các con nên người. Ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Cha mẹ lo lắng, chăm sóc cho các con từng miếng cơm, manh áo. Con ốm cha mẹ xót xa, con khỏe cha mẹ vui mừng. Nhìn đàn con mỗi ngày mỗi lớn khôn, không ai hạnh phúc bằng cha mẹ. Nếu không có tình thương con như biển hồ lai láng, ắt hẳn các bậc làm cha làm mẹ không thể có đủ nghị lực và sức mạnh để đương đầu với cuộc đời đầy gian nan, trắc trở. Mẹ thương con nên mới có cảnh: Miệng nhai cơm búng lưỡi lừa cá xương… Năm canh chầy thức đủ năm canh… Chỗ ướt mẹ nằm chỗ ráo phần con… Khổ cực là thế nhưng chỉ cần ngắm nhìn con lúc đang ngủ say hay chập chững những bước đi đầu tiên, bi bô những tiếng nói đầu tiên là lòng cha mẹ thấy ngập tràn sung sướng, hạnh phúc.

Mấy chục năm trồng cây, mong chờ đến ngày hái quả. Cây xanh tươi cho trái chín ngọt lành. Con cái học hành tới nơi tới chốn, có nghề nghiệp ổn định, có thu nhập đủ nuôi sống bản thân, như thế là cha mẹ đã được hưởng hạnh phúc. Các con trưởng thành xứng đáng với bao công sức và tình thương yêu của cha mẹ đã dành cho các con trong suốt một thời gian dài đằng đẵng. Cha mẹ, con cái cùng chung một niềm vui, cùng hưởng hạnh phúc. Không có vàng ngọc nào đổi được niềm hạnh phúc to lớn ấy.

Các con lúc nhỏ ngoan ngoãn nghe theo lời dạy bảo của cha mẹ, chăm học chăm làm để cha mẹ vui lòng, đó là gia đình hạnh phúc. Khi đã trưởng thành, con cái biết quan tâm chăm sóc tới đời sống vật chất, tinh thần của cha mẹ lúc khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau, báo hiếu công lao sinh thành dưỡng dục để cha mẹ vui hưởng tuổi già bên con cháu, đó là hạnh phúc. Trong đời người có nhiều nỗi khổ, nhưng con cái không nên danh nên phận hoặc hư hỏng là nỗi đau lớn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ.

Anh em trong gia đình phải thương yêu, giúp đỡ, chia sẻ vui buồn. Người xưa cho rằng : Anh thuận em hòa là nhà có phúc bởi đó chính là cách báo hiếu cha mẹ cụ thể và thiết thực nhất.

Khái niệm hạnh phúc thường gắn liền với tình yêu và tuổi trẻ. Khi yêu, những người đang yêu thường nghĩ về nhau và luôn mong muốn đem lại cho nhau niềm vui từ những lời nói, việc làm rất nhỏ. Một bông hồng cho buổi hẹn hò tối thứ bảy, một món quà xinh xinh trao nhau trong ngày lễ tình nhân… kèm theo ánh mắt, nụ cười tràn đầy tình cảm yêu thương ngọt ngào… đủ làm rung động, thổn thức trái tim đang yêu. Nhưng tình yêu chỉ thắm thiết, bền chặt khi xuất phát từ tình thương và gắn bó với tình thương. Ca dao có nhiều câu rất hay khẳng định điều đó:

Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu, Anh thấy cô nàng nhỏ xíu anh thương.

Hoặc:

Tóc em dài em cài hoa lí, Miệng em cười hữu ý anh thương.

Nếu tình yêu gặp phải một trở lực nào đó thì tình thương lại càng da diết :

Thò tay mà ngắt ngọn ngò, Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ.

Sự xa cách càng thổi bùng lên ngọn lửa của tình thương yêu:

Áo xông hương của chàng vắt mắc, Đêm em nằm em đắp lấy hơi. Thương chàng lắm lắm chàng ơi

Bao thử thách, khó khăn mà những người đang yêu gặp phải chỉ làm tăng thêm quyết tâm đến với nhau của họ:

Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo, Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua.

Tình yêu thương chân thành là nền tảng vững chắc của những cuộc hôn nhân tốt đẹp, dài lâu:

Rủ nhau xuống biển mò cua, Đem về nấu quả mơ chua trên rừng. Ai ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.

Hay:

Chồng em áo rách em thương, Chồng người ảo gấm xông hương mặc người!

Hoặc:

Muối ba năm muối đang còn mặn, Gừng chín tháng gừng hãy còn cay. Đôi ta nghĩa nặng tình dày, Có xa nhau chăng nữa thì ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.

Trong phạm vi xã hội thì tình thương là yếu tố quan trọng tạo nên mối quan hệ gắn bó cộng đồng giai cấp và dân tộc. Tình thương giữa những người nghèo khổ cùng cảnh áo ngắn, cùng số phận thân cò cũng như thân chim đã được nhắc tới trong những câu ca dao thật cảm động:

Bầu ơi thương lấy bí cùng, Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Vì thế nên mới có sự tương thân tương ái: Một miếng khi đói bằng một gói khi no, Lá lành đùm lá rách…

Tình thương giai cấp mở rộng, nâng cao thành tình thương dân tộc:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Mỗi người dân Việt Nam dù là dân tộc nào, dù sống ở bất cứ đâu cũng phải luôn luôn nhớ tới cội nguồn con Lạc cháu Hồng, đều là con cùng chung một bọc (đồng bào) do mẹ Âu Cơ sinh ra. Do đó mà: Tay đứt ruột xót, Máu chảy ruột mềm, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỗ…

Tình thương gắn liền với trách nhiệm, với lối sống vị tha: Mình vì mọi người. Nếu có tình thương Và trách nhiệm, ta không thể dửng dưng, vô cảm trước những em bé mồ côi bất hạnh, những người tật nguyền, những cụ già không nơi nương tựa hoặc đồng bào ở những vùng bị thiên tai đang phải chịu trăm bề khốn khó. Làm gì để chung tay góp sức giúp đỡ đồng bào vượt qua cơn hoan nạn ngặt nghèo? Đó là câu hỏi thôi thúc lương tâm của mỗi chúng ta. Một lời nói, một hành động thiết thực lúc này đều có ý nghĩa mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cả người trao và người nhận.

Trong lịch sử Việt Nam từ xưa tới nay có rất nhiều gương sáng chứng minh cho quan điểm sống lấy tình thương làm hạnh phúc. Thời nhà Trần, trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, một lần vua Trần Nhân Tông đi thăm tướng sĩ giữa đêm đông giá lạnh đã cởi chiến bào khoác lên vai một người lính. Nếu không có tình thương thì nhà vua không thể có cử chỉ cao đẹp làm xúc động lòng người đến vậy. Còn Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn cũng vì thương nước, thương dân mà sẵn sàng gác bỏ thù riêng để lo nghiệp lớn. Lòng nhân ái lớn lao của ông có sức mạnh cảm hóa sâu sắc, lay động và thức tỉnh lương tâm bao người. Suốt ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông, vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn cùng chia vui sẻ buồn, cùng vào sinh ra tử với tướng sĩ của mình: …các ngươi không có ăn thì ta cho cơm, không có mặc thì ta cho áo, đi bộ thì ta cho ngựa, đi thủy thì ta cho thuyền, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc nhàn hạ thì cùng nhau vui cười… Chính cách đối xử xuất phát từ tình thương ấy đã góp phần không nhỏ vào việc tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng của quân dân nhà Trần, tạo nên hào khí Đông A lưu truyền mãi trong sử sách.

Thời Lê, người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi một lòng một dạ vì dân, vì nước. Dù cuộc đời riêng gặp bao điều bất công ngang trái, ông vẫn tự hào khẳng định:

Bui một tấc lòng trung với hiếu, Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông.

Bởi lí tưởng và mục đích sống chi phối toàn bộ sự nghiệp của ông là:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.

Ông luôn băn khoăn làm sao cho dân đen con đỏ được sống trong cảnh thái bình thịnh trị, để những chốn thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu. Trong bài thơ Cảnh tình ngày hè, Nguyễn Trãi viết:

Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

Với Nguyễn Trãi, lí tưởng đó, khát khao đó chính là hạnh phúc mà ông theo đuổi suốt cuộc đời.

Đầu thế kỉ XX, người thanh niên Nguyễn Tất Thành thấm thía nỗi nhục nô lệ của dân tộc dưới ách thống trị của thực dân Pháp nên đã ra đi tìm đường cứu nước. Trong suốt ba mươi năm, người chiến sĩ cộng sản ấy đã bôn ba khắp thế giới để tìm ra chân lí cách mạng, xây dựng và lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng, lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến, giành chủ quyền độc lập tự do cho dân tộc và đất nước. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác Hồ lấy hạnh phúc chung của đồng bào thay cho hạnh phúc riêng. Nhà thơ Tố Hữu đã viết những vần thơ dạt dào xúc động về sự hi sinh cao cả và tình thương bao la của Bác Hồ:

Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa.

Chính cái đại nhân đã làm nên cái đại trí và đại dũng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Con Người Việt Nam đẹp nhất. Hạnh phúc của Bác là tên tuổi, công lao của Bác đời dời sống mãi trong lòng dân tộc và nhân loại.

Ngày nay, tình thương được coi là lẽ sống cao cả của con người. Tình thương đã vượt lên trên sự khác biệt về chính trị, tôn giáo, về phong tục tập quán của từng dân tộc. Trước những thiệt hại to lớn về người và của do thiên tai hoặc chiến tranh gây ra dù ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này thì trái tim của cả nhân loại đều đau đớn. Những chuyến hàng cứu trợ gồm tiền bạc, thuốc men, quần áo và những vật dụng cần thiết khác đã góp phần làm vơi đi nỗi bất hạnh của đổng loại.

Để tình thương thực sự trở thành hạnh phúc của con người, mỗi chúng ta phải cố gắng vươn lên đấu tranh chống áp bức bất công, chống đói nghèo, lạc hậu, chống chiến tranh phi nghĩa ; góp phần xây dựng một thế giới công bằng, văn minh để cả nhân loại được sống dưới mái nhà chung hòa bình và thịnh vượng.

Nghị luận xã hội vể lòng yêu thương – Bài làm 4

Hạnh phúc là điều ai cũng muốn có trong cuộc sống. Hạnh phúc có thể đến từ nhiều phía. Hạnh phúc có thể do tự bản thân tạo dựng lên hay do người khác đem lại. Song hạnh phúc đều được bắt nguồn từ tình thương. Giống như một câu nói em đã từng biết ” Tình thương là hạnh phúc của con người”.

Tình thương là tình cảm tốt đẹp của con người, được xuất phát từ tấm lòng, từ tâm tưởng mỗi người giúp đỡ người khác. Không mong nhận lại điều gì. Còn hạnh phúc là niềm vui của mỗi người có thể đạt được điều mình mong muốn, có điều tình yêu đẹp hay được sự giúp đỡ của người khác. Tình thương là hạnh phúc của mỗi con người có thể hiểu rằng: Khi tình thương được lan rộng sẽ đem lại hạnh phúc cho người khác, không chỉ là hạnh phúc của người được nhận tình thương mà còn là hạnh phúc của người đem tình thương đấy.

Song tình thương không phải thương hại. Chúng ta thấy họ khó khăn, chúng ta cần giúp đỡ họ một cách nhiệt tình, thân thiện, bằng cả trái tim. Chúng ta không được thấy người ăn mà vứt cho họ như một cách bố thí. Hạnh động này là một hành động vô văn hóa. Bạn thân em nhớ đã độc qua một mẩu truyện nói rằng có một bà ăn xin, xin một cô xinh gái, ăn mặc đẹp rút ví đáp tờ 20 ngàn vào tay bà cùng lời nói” Cho bà”. Một người trẻ, có ăn ,có học mà suy nghĩ nông cạn, thiếu văn hóa, Thật đáng phê phán. Chúng ta phải biết phân biệt tình thương với lòng thương hại, không phải cứ cho, cứ giúp họ mà là tình thương.

Trong cuộc sống, có rất nhiều tấm gương đáng khen ngợi khi biết trao đi tình thương của mình và đón nhận lại hạnh phúc. Chỉ hạnh động nhỏ như giúp bà cụ qua đường, tìm mẹ cho em bé đi lạc đường, quan tâm giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn, hay giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ… nhưng cũng có không ít người sống vô cảm, không có tình thương, rất đáng phê phán, họ sẽ phải cô độc và không bao giờ có được hạnh phúc.

” Tình thương là hạnh phúc của con người” Chúng ta phải có tình thương để đem lại hạnh phúc. Phải nuôi dưỡng tình thương đó lan rộng ra cộng đồng. Không những đem lại hạnh phúc cho người khác mà là hạnh phúc cho chính mình.

Nghị luận xã hội vể tình yêu thương – Bài làm 5

Giữa con người với con người luôn tồn tại một thứ tình cảm rất thiêng liêng và cao cả. Đó là tình thương. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp và hạnh phúc hơn khi có tình yêu thương giữa mỗi con người. Tình thương là nền tảng để làm bền vững và gắn bó hơn các cá nhân trong xã hội.

Tình thương là tình cảm yêu thương, chia sẻ, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau để cùng sống và cùng tồn tại. Tình yêu thương trong xã hội được biểu hiện rất phong phú và đa dạng dưới nhiều hình thức. Có thể chỉ là một lời nói, có thể là những cử chỉ quan tâm, ân cần hay những hành động to lớn hơn. Tất cả được xuất phát từ tình thương, từ chữ tâm trong mỗi con người.

Cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn khi có tình yêu thương giữa mọi người với nhau. Đó không phải là thứ tình cảm quá vĩ đại, quá xa vời như nhiều người vẫn nghĩ. Đó chỉ là sự quan tâm, động viên, chia sẻ để có thể thấu hiểu nhau hơn. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra đã được đón nhận tình yêu thương của ba mẹ, được lớn lên trong tình yêu của mọi người. Hằng ngày chúng ta được chở che, bao bọc, được dạy dỗ, được rèn luyện. Ngay trong gia đình, tình thương yêu được biểu hiện một cách rõ nét và chân thực nhất. Và tình thương yêu giữa các thành viên với nhau trong gia đình là nền tảng của hạnh phúc. Bởi thế có nhiều người vẫn thường bảo rằng tình thương là hạnh phúc.

Thật hạnh phúc khi chúng ta được đón nhận tình yêu thương thật tâm từ người khác. Và còn hạnh phúc hơn nữa khi bản thân mình có thể san sẻ tình yêu của mình cho những người ở bên cạnh mình. Hạnh phúc được làm nên từ những điều bình dị và nhỏ nhoi trong cuộc sống.

Việc chia sẻ yêu thương cũng giống như việc chúng ta “cho” đi, rồi chúng ta sẽ được nhận lại. Là nhận lại được lời cảm ơn, nhận lại được cái nhìn đầy lòng biết ơn. Như vậy yêu thương không bao giờ là một chiều, có thể chúng ta không nhận lại điều chúng ta mong nhưng sẽ nhận lại được điều mà mình không ngờ tới.

Trong xã hội luôn có nhiều người kém may mắn hơn mình, họ thiếu thốn tình yêu, họ cần được cộng đồng giúp đỡ. Vậy tại sao những người có đầy đủ hạnh phúc, đầy đủ vật chất lại không thể giang tay sẵn sàng giúp đỡ họ. Có thể chúng ta giúp đỡ bằng tinh thần, có thể là vật chất; nhưng đó đều xuất phát từ tâm. Gặp một cụ già yếu ớt bán vé số ở nhà ga lúc xế chiều, có thể bạn đang vội vã lên tàu để kịp giờ về nhà, nhưng nếu bạn dừng lại một chút, mua cho bà một tấm vé, để bà vui, để bà có bữa cơm ăn. Chúng ta sẽ thấy được chuyến tàu trở về này ý nghĩa và hạnh phúc phải không?

Mỗi người, mỗi ngày đều được nhận rất nhiều tình yêu thương từ người khác. Và tình thương cũng chính là một nét văn hóa cần phải gìn giữ và phát huy.

Tuy nhiên bên cạnh những người biết yêu thương người khác thì vẫn có những kẻ ích kỷ, nhỏ mọn chỉ biết sống cho riêng mình, không muốn san sẻ tình yêu. Họ làm ngơ trước sự khó khăn của người khác, họ đối xử không tốt với ba mẹ lúc về già, họ bỏ mặc tiếng kêu của đứa trẻ ăn xin ở cuối chợ. Thiếu đi tình thương họ sẽ trở thành những người vô tâm.

Để có thể thấy rằng cuộc sống này còn nhiều điều đáng trân trọng, còn nhiều người cần mình giúp đỡ, bạn hãy mở lòng ra và sẻ chia đi yêu thương. Bạn sẽ nhận lại được hạnh phúc trong tâm hồn.

Nhất là đối với những người trẻ thì tình yêu thương luôn là điều cần thiết nhận lại và cho đi. Sống cho bản thân, sống cho người khác là điều cần thiết phải rèn luyện.

Như vậy, tình yêu thương không bao giờ là thừa. Chúng ta hãy sống sao để cho mỗi ngày bắt đầu là một ngày tuyệt vời nhất.

Từ khóa từ Google

sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu

sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu nghị luận

nghị luận xã hội sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu

nghị luận sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu

nghị luận xã hội về lòng yêu thương

sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay chính là tình yêu bàn luận về ý kiến trên

sức mạnh vĩ đại nhất mà nhân loại có trong tay là tình yêu

nghị luận về tình yêu thương

suy nghĩ về lòng yêu thương

sức mạnh vĩ đại nhất mà con người có trong tay chính là tình yêu

Nghị Luận Về Lòng Nhân Ái Yêu Thương Con Người

Bài văn nghị luận về lòng nhân ái

Bài viết tham khảo số 1

Nhân dân ta từ xưa đến nay luôn có tấm lòng nhân ái, đó là truyền thống quý báu đáng quý giúp gắn kết trái tim của mọi người với nhau, từ đó tạo ra sức mạnh toàn dân đại đoàn kết. Tình cảm đó giúp con người vượt qua khó khăn và đi đến thành công.

Lòng nhân ái là tình cảm thể hiện tình thương giữa con người với nhau trong một xã hội. Lòng nhân ái tình cảm quý giá và nơi con người thể hiện lòng nhân đạo đối với những người có hoàn cảnh khó khăn. Tấm lòng nhân ái giúp con người ta trở nên gần gũi thương yêu gắn bó cùng nhau.

Lòng nhân ái là tình cảm tốt đẹp xuất phát từ trái tim, tình cảm đó không thể ép buộc, khi mỗi chúng ta trao tình cảm cho người khác không bắt buộc người nhận phải báo đáp hoặc bù đắp lại. Bởi trong tình cảm việc cho đi hay nhận về không thể ép buộc, chỉ cần khi ta thực hiện trái tim vui vẻ hạnh phúc là mãn nguyện rồi. Lòng nhân ái thể hiện ở những điều nhỏ bé, nhưng vô cùng thiêng liêng và đáng được trân trọng.

Trong xã hội ngay từ thời xa xưa ông bà ta khuyên dạy con cháu mình cần phải có lòng thương người, lòng nhân ái, biết sẻ chia giúp đỡ những người đang gặp khó khăn, hỗ trợ giúp đỡ những người trong quốc gia dân tộc, bởi con người chúng ta đều chung sống trong một nước, cũng nguồn cội con rồng cháu tiên.

Trong cuộc sống xã hội vẫn còn những người nghèo, lang thang, trẻ em mồ côi, người già neo đơn, nhiều tấm lòng hảo tâm các mạnh thường quên trên cả nước đã xây dựng nên những ngôi nhà hạnh phúc,cưu mạng giúp đỡ họ trong cảnh khó khăn, những tấm lòng đó thật đáng quý và noi gương.

Bài viết tham khảo số 2

Nhân dân ta có câu “Nhiễu điều phủ lấy giá gương – người trong một nước phải thương nhau cùng” tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ yêu thương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống luôn được thể hiện dù cho thời xa xưa hay cuộc sống hiện đại.

Lòng nhân ái là gì mà con người chúng ta hay nói đến ? “Nhân” là con người còn “ái” là yêu thương, nhân ái với người khác. Nhân ái có nghĩa là yêu người, tình cảm yêu thương giữa con người với con người với nhau. Lòng nhân ái khi chúng ta trao tình cảm đi mà không hề tính toán, vụ lợi, hay nói cách khác trao đi tình yêu thương vô điều kiện mà không cần báo đáp lại.

Nhân ái là truyền thống lâu đời của dân tộc ta. Trẻ em được nghe những câu chuyện cổ tích thể hiện lòng nhân ái. Đó là người em không so đo tính toán với anh trong Cây khế , tấm lòng cao cả của Tấm. Điều này rất quan trọng giúp trẻ em được giáo dục ngay từ khi còn nhỏ. Những câu chuyện cổ tích như nhắc nhở với chúng ta về phẩm chất cao quý này trong cuộc sống.

Bạn đang tìm kiếm lòng nhân ái ? lòng nhân ái của con người không ở đâu xa xôi mà tồn tại ngay bên cạnh chúng ta của con người. Lòng nhân ái có thể thấy dễ dàng qua ánh mắt , lời nói hay cảm xúc con người dành cho nhau, như vậy lòng nhân ái thực ra rất đơn giản và dễ dàng tìm kiếm ở mọi nơi trong cuộc sống.

Đất nước ta đã có truyền thống tương thân, tương ái, “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách” và không may gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, tinh thần đó luôn được phát huy nhờ lòng nhân ái nhân dân ta, của đồng bào ta đối với nhau. Trong thời kỳ chiến tranh, nhờ tình yêu thương, lòng nhân ái giúp dân tộc ta có sự đoàn kết tạo nên sức mạnh to lớn giúp đất nước giành được độc lập, tự do. Tình yêu thương, lòng nhân ái thể hiện rõ nhất khi miền Nam đương trong cuộc chiến tranh chống giặc Mỹ, miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho miền Nam. Rất nhiều những đoàn quân nam tiến trợ giúp lương thực, vũ khí, đạn dược gửi về miền Nam với tất cả tấm lòng, trái tim. Đó chính là động lực để giúp miền Nam hoàn toàn giải phóng thống nhất đất nước.

Chúng ta là những thế hệ trẻ, cần phải cố gắng học tập trao đổi kiến thức, giữ vững và phát huy tinh thần tương thân tương ái của cha ông ta để lại. Cùng nhau giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập trong công việc và cuộc sống.