Top 6 # Yêu Thương Nhiều Hơn Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

”Ở Nhà” Và… Yêu Thương Nhiều Hơn

 Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm thay đổi nhịp sống của nhiều người, nhiều gia đình. “Hãy ở nhà” là thông điệp được lan tỏa rộng rãi nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh và “ở nhà” cũng là dịp để chúng ta tìm lại những giá trị của cuộc sống vốn bị cuốn đi bởi nhịp sống hối hả thường ngày. 

TIN LIÊN QUAN

”Sống chậm” trong cách cảm tích cực

Thay vì giữ tâm lý lo lắng, hoang mang, buồn chán trong những ngày ở nhà phòng tránh dịch bệnh thì việc hình thành lối sống, suy nghĩ tích cực được xem là một trong những “vũ khí” để đẩy lùi dịch bệnh.

Thay vì giữ tâm lý lo lắng, hoang mang, buồn chán trong những ngày ở nhà phòng tránh dịch bệnh thì việc hình thành lối sống, suy nghĩ tích cực được xem là một trong những “vũ khí” để đẩy lùi dịch bệnh.

* Mỗi ngày chọn một niềm vui

Con ngõ nhỏ thường ngày chị Nguyễn Hồng Lĩnh (P.Long Bình Tân, TP.Biên Hòa) vẫn hay đi qua đã thưa thớt người, cũng không còn cảnh chen chúc mua bán ở chợ chiều. Chồng và các con chị thong thả cùng nhau tưới những chậu cây cảnh trước nhà, điều hiếm thấy của gia đình chị vài tháng trước. Chị Lĩnh chia sẻ, trước đây, vào tầm giờ này vợ chồng chị đang tất bật người đón đứa lớn, người đón đứa nhỏ. Nhiều lúc nấu cơm dọn dẹp xong chồng chị lại phải đi tiếp khách. Ăn xong, con chị đã phải vào bàn học, vợ chồng và các con nhiều khi không có thời gian trò chuyện, hỏi han nhau. “Những ngày này các thành viên trong gia đình mới cảm nhận rõ hơn tình cảm gia đình, những đứa trẻ được quan tâm, gần gũi ba mẹ nhiều hơn. Thay vì đi tiếp khách, chồng tôi dành thời gian rảnh để cùng chơi với con. Tôi thì có thời gian chăm chút cho bữa cơm gia đình, cảm nhận mọi người yêu thương nhau hơn” – chị Lĩnh bộc bạch.

Sau khi có thông báo tạm nghỉ học của trường, Nguyễn Thị Yến (sinh viên đang học tập tại TP.Biên Hòa) bắt xe về Đắk Lắk và bắt đầu những ngày làm nông dân thứ thiệt. Buổi sáng, Yến dậy sớm lên rẫy thu hoạch nông sản cùng ba mẹ. Dưới cái nắng gay gắt tháng ba Tây nguyên, cô cảm nhận rõ giá trị của sức lao động, của những giọt mồ hôi. Yến chia sẻ: “Từ khi nghỉ học vì dịch bệnh, lịch sinh hoạt của tôi đã thay đổi hẳn, sáng dậy sớm lên rẫy phụ ba mẹ thu hoạch vú sữa, chiều lại chở hạt điều về nhà. Tôi còn được mẹ phân công luôn việc cơm nước của cả nhà. Tuy mệt nhưng cảm giác mình thật sự trưởng thành, cảm nhận được giá trị của lao động, của tình thân”.

* Thích nghi, sống tích cực

Dịch bệnh là điều không ai mong muốn và nó đã tạo ra cho con người những thách thức buộc chúng ta phải thích nghi và vượt qua. Mỗi người lại chọn cho mình những việc làm riêng để những ngày ở nhà trở nên ý nghĩa. Khi thể chất và đời sống tinh thần khỏe mạnh thì đó cũng là “liều thuốc” để vượt qua dịch bệnh. Mỗi người có thể dành thời gian để thực hiện những dự định mà thường ngày chưa thể thực hiện; những quan tâm, hỏi thăm đến những người bạn yêu thương; khám phá chân trời mới từ những trang sách, trải nghiệm những món ăn ngon, những giờ phút sum họp gia đình…

Cũng trong những ngày dịch bệnh trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội, những người trẻ dường như sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống xung quanh, chia sẻ yêu thương nhiều hơn. Chị Nguyễn Thị Thùy Vân (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) chia sẻ, khi thực hiện cách ly toàn xã hội cùng với chủ trương tạm dừng phát hành vé số, đời sống của người nghèo, người bán vé số hẳn sẽ rất khó khăn. Với ý nghĩ phải làm gì đó để cùng chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn hơn mình, chị đã vận động và cùng bạn bè trao tặng 1.200 phần quà là nhu yếu phẩm cho những người bán vé số, người già neo đơn, người mắc bệnh hiểm nghèo…

Là HLV yoga, chị Phạm Thị Bích Liễu (ngụ TP.Biên Hòa) dành những ngày nghỉ để hướng dẫn các thành viên trong gia đình cùng tập yoga. Chị Liễu chia sẻ, những ngày này dường như ai cũng sống chậm lại. Sống chậm không phải là lãng phí thời gian mà là sống một cách kỹ lưỡng hơn để cảm nhận được những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Đó có thể là ngắm một bông hồng vừa nở sau một đêm thức giấc, là cảm nhận những vết chân chim, sợi tóc bạc của người cha, người mẹ, là tiếng cười của con trẻ… Những thứ đơn giản, bình dị mà đôi khi do cuộc sống hối hả ta thường bỏ qua, đánh mất để rồi phải hối tiếc, trăn trở.

Với chị Liễu, việc cùng các thành viên trong gia đình luyện tập yoga không chỉ giúp cơ thể dẻo dai, nâng cao sức đề kháng mà còn hướng đến sự tĩnh tâm, hình thành lối sống tích cực, giảm đi những lo lắng về dịch bệnh. “Nếu bạn buồn chán, cuộc sống bạn sẽ buồn chán, còn bạn vui vẻ, lạc quan thì ngược lại. Cuộc sống muôn màu, quan trọng là bạn lựa chọn cho mình những niềm vui, làm cho đời sống tinh thần phong phú thì dù có phải ở nhà trong thời gian dài, bạn vẫn không cảm thấy buồn chán” – chị Liễu nói.

Với chị Phạm Thị Phương Nhung, hiện là nhân viên tại một công ty nước ngoài ở TP.Biên Hòa, thời gian nghỉ vì dịch bệnh chính là dịp để chị tự refresh – làm tươi mới bản thân. Trong môi trường làm việc năng động, nhiều áp lực, đôi khi khiến chị cảm thấy ngột ngạt, stress. Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công ty nơi chị làm việc cho nhân viên tạm nghỉ 1 tuần, chị bắt đầu lên kế hoạch để lấy lại cân bằng cuộc sống.

Chị Phạm Thị Bích Liễu hướng dẫn các thành viên trong gia đình tập yoga nâng cao sức khỏe

“Thời gian nghỉ làm do dịch bệnh có làm bản thân lười biếng, chây ì hay không phụ thuộc vào tinh thần, kế hoạch mà bạn đặt ra cho bản thân. Trước đây do ưa xê dịch nên tôi thích đi du lịch, vừa thư giãn tránh những áp lực cuộc sống vừa nạp thêm năng lượng tích cực. Nay tạm nghỉ làm lại không họp mặt bạn bè nên tôi quyết định dành thời gian để đọc sách, mục tiêu của tôi là khám phá 5 cuốn sách trong 2 tuần tới. Ngoài ra, tôi dành nhiều thời gian để học tiếng Anh trên internet, điều này giúp ích cho tôi rất nhiều khi đi làm trở lại” – chị Nhung bộc bạch.

Hình thành lối sống tích cực cũng là cách mà chị Nguyễn Thị Thúy Hồng, giáo viên Trường tiểu học Trần Quốc Toản (TP.Biên Hòa) lựa chọn trong suốt thời gian nghỉ dạy ở nhà để phòng tránh dịch bệnh. Trong thời gian nghỉ, ngoài duy trì sinh hoạt tổ chuyên môn bằng hình thức trực tuyến, chị dành phần lớn thời gian để soạn bài gửi cho học sinh ôn tập, sửa và chấm bài cho học sinh, trau dồi thêm kiến thức, nghiệp vụ sư phạm. Chị Hồng chia sẻ, ở nhà trong khoảng thời gian dài là điều mà không chỉ trẻ con mà cả người lớn cũng khó để làm quen. Nhiều người tâm sự rằng họ bắt đầu cuồng chân, chán nản. Vậy nên việc hình thành thói quen sống tích cực trong những ngày này rất quan trọng. Để hạn chế trẻ sa đà vào các trò chơi điện tử, quên bài vở thì phụ huynh có thể cùng con hình thành những thói quen lành mạnh như duy trì việc dậy sớm mỗi ngày, tập thể dục, dành thời gian cố định để ôn bài và tìm hiểu thiên nhiên, cùng vui chơi, trò chuyện, nấu ăn…

Thảo Nguyên

Sống Chậm, Suy Nghĩ Khác Và Yêu Thương Nhiều Hơn

Đề bài: “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn ” Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi trên với tuổi trẻ ngày nay.

Đề bài: “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn “ Anh (chị) có suy nghĩ gì về lời nhắn gửi trên với tuổi trẻ ngày nay.

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn – vui, thất vọng – hi vọng, chán nản – hạnh phúc, khinh ghét – yêu thương… Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc buồn mà không bé tắc, tuyệt vọng; giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những “nốt lặng”.

Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Buổi sớm ra đường, xe cộ qua lại tấp nập, ai cũng mải miết và hối hả. Dừng lại đôi phút đèn đỏ, ai cũng sốt ruột, vẻ mặt thoáng chút lo âu và nghiêm nghị như đang suy nghĩ một việc rất hệ trọng. Đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, chúng ta đang lao đi như những con thiêu thân trên một hành trình bất định.

Sống – chậm – lại.

Vẫn biết với con người và đặc biệt là tuổi trẻ, sống là không chờ đợi… vẫn biết nếu không nhanh nhẹn, không biết chạy đua, làm sao có được những gì mà mình mướn: thành công, tiền bạc, hạnh phúc…

Vẫn biết xã hội đương phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất; internet được nâng cắp vơi tốc độ lan truyền đến chóng mặt… Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội, với lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lí ngày càng nhiều, hay với lóp trẻ tình trạng “sống thí?’, “sống vội’, “sống sơ sài” diễn ra như một định hướng chung.

Con người cần phải sống – chậm – lại…

Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống.

Ta hãy dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong một bản nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất, nếu không có những nguồn nước mát lành ấy tưới tắm, thì đất sao màu mờ và những mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tươi tốt được? Đó cũng là lí do tại sao mà không phải vô cớ, có rất nhiều người ở Mĩ, ở châu Âu hay châu Úc ngày nay muốn trở về với bà mẹ thiên nhiên, tránh xa cuộc sống ồn ã, náo nhiệt và gánh nặng những ước lệ rườm rà của thành phố, những thứ tiện nghi làm cho người ta bạc nhược yếu ớt đi, để tìm vào rừng sinh sống, sống ở trên cây, sống chung với thiên nhiên, động vật. Họ sống chậm một chút nhưng cảm thấy thế giới xung quanh tươi đẹp và đáng sống hơn.

Sống chậm còn là để dành thời gian nghĩ về cuộc sống và những người xung quanh.

Có một câu chuyện cổ tích hiện đại kể về chứ mèo Kitty đáng yêu của Nhật Bản. Chú mèo trắng trẻo, mắt to tròn, hiền lành và ngộ nghĩnh nhung không có miệng bởi chú là hiện thân cho người bạn luôn luôn lắng nghe, cảm thông, thấu hiểu của một cô bé đáng thương. Cô bé đã rất cô đơn khi cha mẹ thì mải công việc, bạn bè thì bắt nạt, và học tập quá mệt mỏi… Sau này Kitty cũng là bạn của toàn trẻ em Nhật. Câu chuyện là bi kịch của cô gái nhỏ trong thời đại nước Nhật chạy đua trong công nghiệp, khoa học kĩ thuật, điện tử, nhịp sống xô bồ đã đẩy những tâm hồn non nớt vào tình trạng khủng hoảng, trầm cảm về tâm lí. Sống vội vã gây cho con người áp lực, căng thẳng và khô héo tâm hồn, là vội vã, lạnh lùng với những người xung quanh. Ta chậm một chút để chia sẻ tình thương với em gái nhỏ bán rong trên đường, giúp một bà lão ăn xin tội nghiệp, giúp đẩy gánh hàng nặng của bác xích lô trên con dốc dài… Một nụ cười, một cái xiết tay, một ánh mắt cảm thông là món quà quý giá nhất với những ai đương cô đơn, bế tắc và lạc lõng.

Sống chậm còn là để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.

Một chút lặng lẽ, riêng tư cho chính mình để nghĩ về những gì đã qua, những gì sắp tới, những gì được mất. sống chậm không phải lãng phí thời gian mà là trân trọng thời gian, quý trọng những kí ức, những kỉ niệm, thấy quý những gì đã mất như món đồ chơi, chiếc răng sữa thuở ấu tha… cho đến những gì to tát hơn sau này. Một chút sống chậm nhưng biết quý giá “món quà” hiện tại. sống chậm cho ta khoảng lặng để rút ra kinh nghiệm từ những thất bại và hi vọng cho tương lai. Tâm hồn mỗi người trẻ tuổi sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, chín chắn và trưởng thành hơn.

Sống chậm như vậy, không có nghĩa là chậm chạp, lạc hậu mà là sống một cách kĩ lưỡng, tránh những ồn ào, hỗn tạp, a dua, ăn theo; tránh những lối sống gấp, sống ẩu, sống vì những mục đích hiện sinh tầm thường, sống chậm không phải là sống ít mà thực chất là sống đuọc rất nhiều.

Trong nhiều cuộc bàn luận gần đây về những thay đổi trong cách nghĩ, lối sống của thế hệ trẻ, người ta chỉ ra rằng một trong những khuyết điểm lớn nhất của thế hệ 8X, 9X, 10X… là sống một cách công thức, thiếu sáng tạo và tự giới hạn năng lực, khả năng của mình. Tuổi trẻ ngày nay sợ gặp thất bại và không biết đương đầu với thất bại như thế nào. Vì vậy cần:

Suy – nghĩ – khác đi…

Là biết nhìn nhận, đánh giá, biết lựa chọn những lối đi riêng. Từ khoảng hơn một thế kỉ trước trở về đây, người Việt Nam dần xoá bỏ thế giới phi ngã, giáo điều và chủ trương phát hiện, đề cao cái “tôi” cá nhân. Bởi vậy, muốn khẳng định được một cái “tôi” sắc nét thì trước hết phải có cách nhìn nhận mới mẻ, có tính chất đột phá, dám vượt thoát khỏi những lối tư duy sáo mòn, cổ hủ, lạc hậu, dũng cảm chọn cho mình một cách nhìn nhận riêng. Không nói đâu xa, khoảng gần thế kỉ trước, xã hội đương cảnh rối ren dưới sự thống trị của thực dân phong kiến, cũ mới giao tranh, Á, Âu lẫn lộn, khi nhiều người yêu nước chỉ biết nghiến răng trông cảnh đất nước làm thân nô lệ thì đà có những chí sĩ ái quốc như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh tìm cho mình những lối đi riêng. Họ yêu cầu cải cách và thay đổi, họ đề ra những đổi mới duy tân tiến bộ, họ đấu tranh theo những phương pháp khác nhau. Tuy không thành công nhưng những vị chí sĩ ấy đã xây nên một tiền đề vững chắc cho một cuộc cách mạng sau này…

Dẫu vậy nhưng không phải ai sinh ra đã được trời phú cho tư chất và “cá tính” rõ ràng và không phải ai cũng có khả năng luôn tìm được cái mới có tính chất đột phá. Vì vậy “suy nghĩ khác” còn có thể hiểu là những lối suy nghĩ tích cực, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn để không rơi vào chán nản tuyệt vọng. Còn nhớ câu chuyện về nhà bác học Ê-đi-sơn đã phải thử 1000 nguyên liệu và thất bại hàng nghìn lần mới tìm ra được chất làm dây tóc bóng đèn. Hoạ sĩ thiên tài Lê-ô-na Đơ-vanh-xi phải học vẽ bắt đầu từ một quả trứng hơn ba mươi lần mới được vẽ những cái tiếp theo. Điều thiết yếu trong cuộc sống luôn là sự chăm chỉ, ưa tìm tòi học hỏi và khám phá, không sợ những thất bại trước mát và từ những thất bại ấy rút ra kinh nghiệm cho bước tiến sau này. Suy – nghĩ – khác còn là cách học để đối diện với thất bại và vươn lên từ thất bại, không bao giờ tự giới hạn chính mình.

Trong những năm gần đây, có một hiện tuợng đang trở thành xu huớng của giới trẻ châu Á và cả Việt Nam: thanh niên mỗi lần rơi vào bế tắc, tuyệt vọng do thi trượt đại học, bố mẹ bỏ nhau, sức ép học tập căng thẳng hay vì một lí do riêng mà bị nhiều người xa lánh… thường quẫn chí tự tử. Đáng sợ hơn nữa còn có những vụ tự tử tập thể, tự tử nhóm bằng nhiều hình thức và vì những lí do không đáng. Trong những trường hợp này thì cách suy nghĩ khác, tích cực, lạc quan và hướng tới những gì tốt đẹp là phương thuốc hữu hiệu nhất giúp chữa lành những vết thương, giúp con người tự tin, có nghị lực để sống tiếp.

Tuy nhiên, suy – nghĩ – khác không phải là những cách suy nghĩ, cách nhìn nhận lập dị, quái đản, “bệnh hoạn”. Suy nghĩ khác phải là những suy nghĩ đem lại sức sống cho bản thân, có sắc thái tích cực và có ích, đem lại những điều ý nghĩa, lớn lao cho cuộc sống, xã hội.

Ngày nay, có một thực tế khá ngược chiều đang xảy ra và ngày càng lan tràn trong xã hội. Khoa học kĩ thuật đang tìm mọi cách để “con người hoá” rô bốt, rô bốt không chỉ biết hành động, làm việc mà còn có những cử chỉ, ý nghĩ và dần có một số cảm xúc như con người. Ngược lại, con người thì lại ngày càng “rô bốt hoá” sống trống rỗng và vô hồn vô cảm. Cái mà xã hội hiện đại thiếu nhiều nhất không phải về vật chất mà về mặt tinh thần: sống thiếu tình thương.

Đặc biệt với giới trẻ, sự lãnh đạm, thờ ơ đang diễn ra như một điều bình thường trong cuộc sống. Thờ ơ với lịch sử dân tộc, thờ ơ với nhũng giá trị văn hoá cổ truyền, thờ ơ với những người ăn xin trên đường, thờ ơ với bà cụ muốn được giúp qua đường… Và đáng sợ hơn, chúng ta đang dần vô cảm, thờ ơ với cả cái xấu. Vô cảm khi thấy một kẻ gian đương móc túi người khác, vô cảm với những văn hoá đòi truy tràn lan trên mạng, vô cảm khi nữ sinh, nam sinh nhìn bạn học của mình bị đánh đập và còn sung sướng cổ vũ, reo hò… Cái mà con người hiện đại và giới trẻ ngày nay cần nhất là:

Yêu – thương – nhiều hơn.

Vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay.

Yêu thương nhiều hơn là biết nghĩ, biét quan tâm chăm sóc và hướng tới người khác nhiều hơn. Đó là một ánh mắt nhìn, một nụ cười, một hành động và lời nói quan tâm giúp cha mẹ bớt mệt nhọc hơn sau một ngày lao động vất vả. Đó là cử chỉ ân cần trìu mến với những người đang gặp khó khăn. Đó là sự lo lắng, sốt ruột, thương xót khi “khúc ruột miền Trung” đang ngập trong biển nước… Yêu thương nhiều biến con người trở thành người nhân hậu, cao cả, lớn lao hơn.

Khi yêu thương nhiều hơn tức là cho đi nhiều hơn thì ta lại được nhận về nhiêu hơn. Sống với những người xung quanh bằng sự chân thành, ta sẽ nhận lại được những tình cảm quý trọng thương yêu, sự thành thật từ những người bạn,… Yêu thương nhiều hơn còn là sống vị tha bao dung, biết sẻ chia và làm cho cuộc sống tốt đẹp.

Yêu thương nhiều hơn chỉ giản đơn là sống chậm lại một chút, nhìn ngắm đường phố xung quanh và những gương mặt thân quen.

“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cùng chớ đánh đồng sống chậm là trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hết mình.

“Chịu sống chậm một chút thì mình sẽ thấy bao nhiêu điều đẹp trong dòng đời này. Cái đẹp của đèn đêm về sáng họp chợ. Cái đẹp của người buôn thúng bán mủng. Cái đẹp của chú bé thổi còi..’.”(Trích kịch bản phim Sông chậm).

Cuộc sống xung quanh tôi vẫn thế, lao vun vút như một mũi tên khổng lồ, tôi sợ tôi và những người quanh tôi sẽ đi lạc, lạc vào những thói xấu ở đời. Nên tôi đôi lúc muốn hãm phanh lại. Tôi đã sống chậm theo cách của riêng mình: dùng một ít thời gian để hít thở không khí trong lành, một ít thời gian để đọc cuốn sách bồi bổ tâm hồn, một ít thời gian để lắng nghe những tâm sự của người thân và quan tâm hơn đến mọi người. Những giây phút thảnh thơi ấy khiến tôi nhận ra được nhiều điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống.

Còn với bạn, bạn nghĩ sao?

Phạm Hoài Phương Lớp 12 Văn – THPT chuyên Lê Hồng Phong – Nam Định

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Sống Chậm Lại, Nghĩ Khác Đi, Yêu Thương Nhiều Hơn

Trong Tây du ký có một chi tiết khi thầy trò Đường Tăng được mời ăn nhân sâm tại quán Trấn Nguyên đại tiên, Trư Bát Giới vì tham ăn nên đã nuốt trọn quả nhân sâm để rồi tiếc vì chưa kịp biết mùi vị nhân sâm như thế nào. Các bạn nghĩ sao về chi tiết này? Nên sống chậm hay nhanh?

Câu chuyện giữa tôi và chủ phòng net cùng thông điệp nghĩ khác đi, yêu thương nhiều hơn

Mê đánh máy chữ nên tôi tự học trên máy cơ, gõ mạnh tay nét in qua giấy than lên giấy pơ luya mỏng tang mới đậm và nét.

Nhưng khi chuyển qua làm bài qua máy tính tôi thấy có sự khác nhau rất nhiều. Bàn phím nhạy, cơ chế tạo chữ và in khác hẳn, cho dù vẫn gõ lốc cốc song lực tác động có lẽ chỉ cần 1/1000 là được. Vậy mà do không thích nghi được, tôi vẫn gõ mạnh tay dù được nhắc nhiều, thói quen nhỏ đã khó bỏ. Song, biết mạnh tay, không hề nghĩ rằng mình đã đánh “quá mạnh”. Nên mỗi khi bị chủ phòng net lớn tiếng nhắc nhở, bực lắm và đôi khi lớn tiếng lại. Tôi cảm thấy khó chịu nhưng không có máy riêng nên đành chịu.

Rồi một lần tôi đi xa tận miệt Đồng Nai, lại lọ mọ ra phòng net công cộng gõ tin sự kiện nóng. Tôi nhớ tiếng hét của cô chủ trẻ nơi xa lạ “chú đánh gì ghê vậy!” và nét mặt của cô thật khó quên.

Ngay sau đó tôi “ngộ” ra: đúng rồi, cách gõ chữ trên bàn phím máy tính của mình khủng lắm, chị chủ phòng net ở quê nhà cằn nhằn là nhẹ, so với tiếng hét của cô chủ ở chốn này chẳng là gì. Thấm. Mình không thấy rõ chính mình. Chợt bao nhiêu bực bội với chị chủ phòng nét ở xứ nhà tan biến…

Đúng, sống chậm lại suy nghĩ khác đi tất yêu thương nhiều hơn thay vì vị kỷ chỉ nghĩ đến mình, cho rằng bản thân “ta” hoàn mỹ.

Sống chậm từ một nhu cầu đang trở thành xu thế trong xã hội. Sống chậm có thể hiểu là sống thiên về chất hơn lượng.

Ngồi suy nghĩ tôi lại nhớ đến câu chuyện của một chị bạn tâm sự: Nhà chị có một đứa em học khá giỏi vì thế nên cả nhà đã gom vào nuôi, nên cưng và cũng kỳ vọng nhiều đối với cậu ấy. Sau khi tốt nghiệp đại học, được việc làm ở ngân hàng lớn, nhưng cả nhà hoảng vì ngày cậu ngày càng “thiếu gia” vì mỗi khi tan sở về nhà là cáu gắt với mọi người dù là không có chuyện gì, bầu không khí gia đình do vậy buồn. Rồi tìm hiểu kỹ chị mới hiểu: Ngân hàng nơi em trai mình làm việc cường độ lao động quá căng, đặc thù công việc đòi hỏi cao, áp lực đè nặng nhân viên và em mình bùng nổ khi mệt nhoài về nhà là chuyện có thể hiểu. Chị thấy thương em mình hơn. Tôi không quên chuyện này.

Vậy đó, hãy nhìn mình, tiên trách kỷ hậu trách nhân để sống hòa ái hơn, nhất là khi xã hội vận động ngày càng nhanh, cường độ lao động ở xã hội công nghiệp rất cao và nhu cầu được sống ngày càng đòi hỏi nhiều hơn khiến gánh nặng cuộc sống tăng nhanh.

Nên hãy sống chậm lại…

Sống chậm lại giữa dòng đời vội vã

Cuộc sống là một trường đua và thì giờ là vàng, là bạc. Nhưng con người không phải là một cỗ máy vô cảm, con người có tâm hồn được tạo nên từ vô vàn những mảng màu lắp ghép, những cung bậc cảm xúc nối tiếp nhau: buồn-vui, thất vọng-hy vọng, chán nản-hạnh phúc, khinh ghét-yêu thương…

Giữa những nốt bổng và nốt trầm, giữa lúc buồn mà không bế tắc, tuyệt vọng; giữa lúc vui mà không mải mê, chủ quan, ta có những “nốt lặng”. Nốt lặng đó không vang thành lời, nó cho con người, cho tuổi trẻ thời gian để “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”. Dù là một giây, một phút thôi nhưng nó nạp cho ta năng lượng sống cả cuộc đời.

Sớm ra đường, xe cộ qua lại tấp nập, ai cũng mải miết và hối hả. Dừng lại đôi phút đèn đỏ, ai cũng sốt ruột, vẻ mặt thoáng chút lo âu và nghiêm nghị như đang suy nghĩ một việc rất hệ trọng. Đường ai nấy đi, việc ai nấy làm, chúng ta đang lao đi như những con thiêu thân trên một hành trình bất định.

Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực.

Vẫn biết với con người và đặc biệt là tuổi trẻ, sống là không chờ đợi…Vẫn biết nếu không nhanh nhẹn, không biết chạy đua, làm sao có được những gì mà mình muốn: thành công, tiền bạc, hạnh phúc…Vẫn biết xã hội đương phát triển một cách chóng mặt, thời gian được rút ngắn một cách tối đa: trồng trọt, sản xuất thì rút ngắn thời gian thu hoạch để một năm có thể xen gối thâm canh thêm mấy vụ nữa; máy móc công nghiệp cũng được cải tạo với công suất nhanh nhất; Internet được nâng cấp với tốc độ lan truyền đến chóng mặt…Cuộc sống buộc con người phải đi theo guồng quay đó, ai làm khác là tụt hậu. Phải chăng đó là nguyên nhân gây nên mặt trái xã hội khi lượng người bị trầm cảm, u uất, rối loạn tâm lý ngày càng nhiều hay với lớp trẻ tình trạng “sống thử”, “sống vội’, “sống sơ sài’ diễn ra như một định hướng chung.

Sống chậm là để cảm nhận những gì tốt đẹp trong cuộc sống: Ta dành chút ít thời gian tĩnh tại để ngắm nhìn một bông hoa đẹp, nghe tiếng chim đang ríu rít, lặng mình trong bản nhac nhạc cổ điển, hít thở và ngắm nhìn trời xanh… Tâm hồn con người như một mảnh đất với những mầm non vậy, nếu không có những thứ ấy tưới tắm, bón trồng thì đất sao màu mỡ và mầm xanh bé bỏng sao vươn lên tốt tươi được.

“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Sống chậm thực chất là thời gian con người suy nghĩ, mài nhọn các giác quan nhạy bén và thành lập tư duy sáng tạo, tích cực. Sống chậm còn là lúc con người được thảnh thơi, yêu thương, trân trọng những người xung quanh. Nhưng cũng chớ đánh đồng sống chậm trái nghịch với lối sống “vội vàng” của thi sĩ Xuân Diệu. Thi sĩ sống vội vàng là sống hết mình, sống một cách tận độ, sống sao cho có ý nghĩa nhất. Vậy nên tuổi trẻ phải vừa biết sống chậm để rèn luyện sự chín chắn, trưởng thành, vừa phải biết sống “vội vàng”, linh hoạt và hết mình.

Trong cuốn sách “Bước chậm lại giữa thế gian vội vã” của Hae Min Đại Đức có đoạn:

“Nếu cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ một lát rồi đi tiếp. Khi bị người khác làm tổn thương đến rơi nước mắt, Khi điều bạn khao khát không trở thành hiện thực, Khi người yêu thương rời bỏ bạn, Hãy nghỉ ngơi rồi đi tiếp”.

Nguyễn Thành Công

Suy Nghĩ Về Quan Điểm “Sống Chậm, Suy Nghĩ Khác Và Yêu Thương Nhiều Hơn”

Suy nghĩ về quan điểm “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”

“Dòng đời vẫn vội trôi thật nhanh chỉ còn mình tôi ở lại…” Cuộc sống vẫn cứ hối hả trôi như lời bài hát, và con người cũng bị cuốn vào nhịp hối hả ấy. Trong cuộc sống vội vàng, tấp nập này đôi khi chúng ta hãy ngừng lại “sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn” để chúng ta thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. Đôi khi bạn cần phải quên đi cái cuộc sống tấp nập ngoài kia để dành lại cho mình một phút giây yên bình. Cần tìm cho mình một nốt nhạc để thấy cuộc sống của mình được ngập tràn yêu thương. Và triết lí sống chậm, nghĩ khác, yêu thương nhiều hơn là triết lí sống giúp chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình ngập tràn hạnh phúc yêu thương.

Bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của chúng ta xem, nó như một cuộc chạy thi vậy ai chạy càng nhanh thì khả năng dành chiến thắng càng cao, thời gian là vàng, bạc. Nhưng chúng ta cứ sống như vậy, cứ chạy đua với thời gian mãi như vậy thì chúng ta khác nào một cỗ máy vô cảm, chỉ biết làm việc. Cuộc sống của chúng ta như một bức tranh được tạo ra bời nhiều màu sắc, nhiều chất liệu và nhiều người họa sĩ khác nhau. TRong mỗi bức tranh ấy lại mang một vẻ đẹp, một thông điệp khác nhau, nếu chúng ta chỉ nhìn qua mỗi bức tranh mà không hiểu được ý nghĩa bức tranh ấy thì có khác nào “đàn gảy tai trâu”. Chính vì vậy bạn đừng nhìn lướt qua mỗi bức tranh, mà hãy ngắm kĩ mỗi bức tranh ấy để thấy được vẻ đẹp ẩn ý bên trong nó. “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”, dù chỉ một phút, một giây thôi nhưng bạn cũng thấy cuộc sống của mình tươi sáng hơn những gì bạn tưởng.

Sống chậm lại… khi đất nước ta bước vào công cuộc cải cách dường như con người ta không còn thời gian nghỉ ngơi nữa, mà nguời ta bắt đầu chạy đua với thời gian. Có hôm tôi ngồi lướt face book vô tình đọc được dòng trạng thái của một bạn chia sẻ “ước gì một ngày có 48 tiếng chứ không phải 24 tiếng nhỉ, mình còn bao nhiêu việc chưa làm hết được”. Tôi cảm thấy rằng cuộc sống của bạn ấy đang quá mất cân bằng, đang quá vội vã. Có những người tâm hồn họ lúc nào cũng nghĩ đến làm việc, chạy đua với từng phút trong cuộc sống mà họ quên đi chính con người của mình, họ quên mất việc yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và chăm sóc cho tâm hồn của mình. Mỗi buổi sáng thức dậy đi ra đường tôi thấy nhưng chiếc xe máy, lao vun vút, không ai đợi ai, không ai chào ai, dường như ai cũng rất vội vàng, họ cứ thế đi, chen lấn nhau khắp nơi. Họ vội đến nỗi lao vun vút lên đường của những người đi bộ, vô tư vượt đèn đỏ dù nó chỉ đáng mấy chục giây, họ quá vội vàng quá dồn dập, họ quên ất giá trị của cuộc sống. Nếu khi ấy bạn đi chậm lại, không dành phần đường của người đi bộ bạn sẽ thấy họ không phải khổ sở nép vào góc đường để đi, thậm chí còn không có đường đi. Nếu bạn không vượt đèn đỏ mà bạn dừng lại nhìn những người xung quanh, ai cũng đang đứng bình tĩnh chờ đèn đỏ thì bạn sẽ thấy còn rất nhiều người cũng bận rộn như bạn, nhưng họ sống bình tĩnh hơn.

Sống chậm lại giúp bạn suy nghĩ khác hơn, không còn hối hả vội vàng nó giúp bạn hiểu thêm hơn về cuộc sống, hiểu thêm hơn về những người xung quanh bạn. Sống chậm lại giúp ta cân bằng hơn trong cuộc sống, dành cho mình khoảng lặng lẽ, riêng tư với chính mình, để co thời gian suy nghĩ và trân trọng những gì đã qua, quý trọng hiện tại, để có được một tương lai tươi sáng. Biết sống chậm lại, tâm hồn của mỗi người sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, tinh tế, chín chắn và trưởng thành hơn.

Suy nghĩ khác đi… là khi chúng ta biết nhìn nhận đánh giá, và biết chọn cho mình một lối đi đúng đắn, khi chúng ta nghĩ khác đi chúng ta không chỉ nghĩ riêng cho bản thân mà nghĩ cho người khác nữa thì chắc chắn rằng tình yêu thương cũng sẽ lớn dần hơn. Những năm gần đây không thiếu những vụ tử tự, do nhiều lí do khác nhau. Ví dụ như trường hợp của nữ sinh ở Nghệ An tự tử do bị bạn trai tung ảnh sex lên mạng. Nếu khi ấy, bạn nữ sinh nghĩ khác đi mình có thể làm lại cuộc đời, hoặc mình sẽ báo công an thì đã không phí cả một đời tuổi trẻ. Vì vậy, con người ta sống và có những suy nghĩ đúng đắn là rất cần thiết,cần cho chính bản thân họ, cho gia đình và hco toàn xã hội.

Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Nếu dân tộc chúng ta không yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì chúng ta đã không có một đất nước độc lập, một dân tộc vững mạnh như ngày hôm nay. Vậy làm thế nào để yêu thương nhiều hơn? Sự thể hiện tình yêu thương đối với người khác rất đơn giản, chỉ bằng một ánh mắt, một nụ cười, một cái nắm tay hay một câu chào đơn giản. Chỉ vậy thôi mà làm cho chúng ta và những người xung quanh thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều. Yêu thương nhiều hơn, cũng có nghĩa là chúng ta đang cho đi nhiều hơn. Mà ở đời, muốn nhận lại trước tiên phải biết cho đi – cho đi là nhận lại. Khi người với người sống với nhau bằng tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết bao nhiêu.

“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Tất cả đều chỉ để hướng tới chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên cũng có những người sống chậm quá, nghĩ khác quá và yêu thương nhiều quá. Có những người họ không hề biết đến sự vội vàng, họ không cần biết những người xung quanh ra sao,họ cứ từ từ sống cuộc sống của họ. Họ ăn chậm, đi chậm, uống chậm họ không cần biết những người xung quanh cũng vì họ mà chậm lại. Trong một cuộc họp khi chỉ thiếu một người khiến cả cuộc họp phải chờ đợi, đấy là sống chậm, sống không có trách nhiệm và ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh. Suy nghĩ khác đi cũng không phải là những suy nghĩ lập dị, khác thường mà là phải tập cho mình những thói quen suy nghĩ tích cực, để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Có những người lại yêu thương nhiều quá họ cứ mải mê với đam mê, với tình yêu của họ mà quên mất đi những người xung quanh. Vì vậy chúng ta phải biết cân bằng cuộc sống, đừng chậm qua, đừng nhanh quá.

“Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” là một triết lí sống giúp chúng ta tìm cho mình một cách sống đúng đắn, đừng xô bồ như xã hội ngoài kia mà quên đi tình yêu thiên nhiên, yêu con người của bản thân mình. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn biết trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. Hãy đi chậm thôi, sống theo cách của riêng mình, thì tôi, và cả bạn nữa, sẽ khám phá ra những điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống.

Nguồn: Bài văn hay

“Dòng đời vẫn vội trôi thật nhanh chỉ còn mình tôi ở lại…” Cuộc sống vẫn cứ hối hả trôi như lời bài hát, và con người cũng bị cuốn vào nhịp hối hả ấy. Trong cuộc sống vội vàng, tấp nập này đôi khi chúng ta hãy ngừng lại “sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn” để chúng ta thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn. Đôi khi bạn cần phải quên đi cái cuộc sống tấp nập ngoài kia để dành lại cho mình một phút giây yên bình. Cần tìm cho mình một nốt nhạc để thấy cuộc sống của mình được ngập tràn yêu thương. Và triết lí sống chậm, nghĩ khác, yêu thương nhiều hơn là triết lí sống giúp chúng ta cảm thấy cuộc đời của mình ngập tràn hạnh phúc yêu thương.

Bạn hãy tưởng tượng cuộc sống của chúng ta xem, nó như một cuộc chạy thi vậy ai chạy càng nhanh thì khả năng dành chiến thắng càng cao, thời gian là vàng, bạc. Nhưng chúng ta cứ sống như vậy, cứ chạy đua với thời gian mãi như vậy thì chúng ta khác nào một cỗ máy vô cảm, chỉ biết làm việc. Cuộc sống của chúng ta như một bức tranh được tạo ra bời nhiều màu sắc, nhiều chất liệu và nhiều người họa sĩ khác nhau. TRong mỗi bức tranh ấy lại mang một vẻ đẹp, một thông điệp khác nhau, nếu chúng ta chỉ nhìn qua mỗi bức tranh mà không hiểu được ý nghĩa bức tranh ấy thì có khác nào “đàn gảy tai trâu”. Chính vì vậy bạn đừng nhìn lướt qua mỗi bức tranh, mà hãy ngắm kĩ mỗi bức tranh ấy để thấy được vẻ đẹp ẩn ý bên trong nó. “Sống chậm, suy nghĩ khác và yêu thương nhiều hơn”, dù chỉ một phút, một giây thôi nhưng bạn cũng thấy cuộc sống của mình tươi sáng hơn những gì bạn tưởng.

Sống chậm lại… khi đất nước ta bước vào công cuộc cải cách dường như con người ta không còn thời gian nghỉ ngơi nữa, mà nguời ta bắt đầu chạy đua với thời gian. Có hôm tôi ngồi lướt face book vô tình đọc được dòng trạng thái của một bạn chia sẻ “ước gì một ngày có 48 tiếng chứ không phải 24 tiếng nhỉ, mình còn bao nhiêu việc chưa làm hết được”. Tôi cảm thấy rằng cuộc sống của bạn ấy đang quá mất cân bằng, đang quá vội vã. Có những người tâm hồn họ lúc nào cũng nghĩ đến làm việc, chạy đua với từng phút trong cuộc sống mà họ quên đi chính con người của mình, họ quên mất việc yêu thương bản thân, yêu thương mọi người và chăm sóc cho tâm hồn của mình. Mỗi buổi sáng thức dậy đi ra đường tôi thấy nhưng chiếc xe máy, lao vun vút, không ai đợi ai, không ai chào ai, dường như ai cũng rất vội vàng, họ cứ thế đi, chen lấn nhau khắp nơi. Họ vội đến nỗi lao vun vút lên đường của những người đi bộ, vô tư vượt đèn đỏ dù nó chỉ đáng mấy chục giây, họ quá vội vàng quá dồn dập, họ quên ất giá trị của cuộc sống. Nếu khi ấy bạn đi chậm lại, không dành phần đường của người đi bộ bạn sẽ thấy họ không phải khổ sở nép vào góc đường để đi, thậm chí còn không có đường đi. Nếu bạn không vượt đèn đỏ mà bạn dừng lại nhìn những người xung quanh, ai cũng đang đứng bình tĩnh chờ đèn đỏ thì bạn sẽ thấy còn rất nhiều người cũng bận rộn như bạn, nhưng họ sống bình tĩnh hơn.

Sống chậm lại giúp bạn suy nghĩ khác hơn, không còn hối hả vội vàng nó giúp bạn hiểu thêm hơn về cuộc sống, hiểu thêm hơn về những người xung quanh bạn. Sống chậm lại giúp ta cân bằng hơn trong cuộc sống, dành cho mình khoảng lặng lẽ, riêng tư với chính mình, để co thời gian suy nghĩ và trân trọng những gì đã qua, quý trọng hiện tại, để có được một tương lai tươi sáng. Biết sống chậm lại, tâm hồn của mỗi người sẽ trở nên thâm trầm, sâu sắc, tinh tế, chín chắn và trưởng thành hơn.

Suy nghĩ khác đi… là khi chúng ta biết nhìn nhận đánh giá, và biết chọn cho mình một lối đi đúng đắn, khi chúng ta nghĩ khác đi chúng ta không chỉ nghĩ riêng cho bản thân mà nghĩ cho người khác nữa thì chắc chắn rằng tình yêu thương cũng sẽ lớn dần hơn. Những năm gần đây không thiếu những vụ tử tự, do nhiều lí do khác nhau. Ví dụ như trường hợp của nữ sinh ở Nghệ An tự tử do bị bạn trai tung ảnh sex lên mạng. Nếu khi ấy, bạn nữ sinh nghĩ khác đi mình có thể làm lại cuộc đời, hoặc mình sẽ báo công an thì đã không phí cả một đời tuổi trẻ. Vì vậy, con người ta sống và có những suy nghĩ đúng đắn là rất cần thiết,cần cho chính bản thân họ, cho gia đình và hco toàn xã hội.

Cần yêu thương nhiều hơn vì yêu thương vốn là cái gốc của nhân loại. Yêu thương và đoàn kết là nền tảng để một dân tộc cùng sống và phát triển bao đời nay. Nếu dân tộc chúng ta không yêu thương đùm bọc lẫn nhau thì chúng ta đã không có một đất nước độc lập, một dân tộc vững mạnh như ngày hôm nay. Vậy làm thế nào để yêu thương nhiều hơn? Sự thể hiện tình yêu thương đối với người khác rất đơn giản, chỉ bằng một ánh mắt, một nụ cười, một cái nắm tay hay một câu chào đơn giản. Chỉ vậy thôi mà làm cho chúng ta và những người xung quanh thấy cuộc sống của mình ý nghĩa hơn rất nhiều. Yêu thương nhiều hơn, cũng có nghĩa là chúng ta đang cho đi nhiều hơn. Mà ở đời, muốn nhận lại trước tiên phải biết cho đi – cho đi là nhận lại. Khi người với người sống với nhau bằng tình yêu thương, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn biết bao nhiêu.

“Sống chậm”, “suy nghĩ khác” và “yêu thương nhiều hơn” là ba mặt biện chứng của một vấn đề. Tất cả đều chỉ để hướng tới chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tuy nhiên cũng có những người sống chậm quá, nghĩ khác quá và yêu thương nhiều quá. Có những người họ không hề biết đến sự vội vàng, họ không cần biết những người xung quanh ra sao,họ cứ từ từ sống cuộc sống của họ. Họ ăn chậm, đi chậm, uống chậm họ không cần biết những người xung quanh cũng vì họ mà chậm lại. Trong một cuộc họp khi chỉ thiếu một người khiến cả cuộc họp phải chờ đợi, đấy là sống chậm, sống không có trách nhiệm và ảnh hưởng rất nhiều đến những người xung quanh. Suy nghĩ khác đi cũng không phải là những suy nghĩ lập dị, khác thường mà là phải tập cho mình những thói quen suy nghĩ tích cực, để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Có những người lại yêu thương nhiều quá họ cứ mải mê với đam mê, với tình yêu của họ mà quên mất đi những người xung quanh. Vì vậy chúng ta phải biết cân bằng cuộc sống, đừng chậm qua, đừng nhanh quá.

“Sống chậm lại! Nghĩ khác đi! Yêu thương nhiều hơn!” là một triết lí sống giúp chúng ta tìm cho mình một cách sống đúng đắn, đừng xô bồ như xã hội ngoài kia mà quên đi tình yêu thiên nhiên, yêu con người của bản thân mình. Cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn biết trân trọng những khoảnh khắc khi ở bên nhau. Hãy đi chậm thôi, sống theo cách của riêng mình, thì tôi, và cả bạn nữa, sẽ khám phá ra những điều đáng quý và thêm yêu cuộc sống.