Top 14 # Yêu Thương Thực Sự Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 5/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Nguồn: trithucvn

“Yêu Thương Bản Thân” Thực Sự Nghĩa Là Gì?

Chúng ta đều biết yêu thương bản thân là việc quan trọng. Nhưng yêu thương và chăm sóc bản thân thật sự nghĩa là gì?

Đối với một số người, yêu thương bản thân là chăm sóc thân thể, chẳng hạn như thư giãn trong bồn tắm, mát-xa hoặc chăm chút cho bộ móng tay của mình. Nhưng “yêu thương bản thân” mà chúng tôi đề cập ở đây mang nghĩa sâu xa hơn so với những việc mà bạn có thể “làm” cho chính mình.

Yêu thương bản thân là tìm thấy sự bình yên trong chính mình, thoải mái thật sự trong sâu lắng của chính con người chúng ta. Có thể chúng ta tìm thấy sự thư thái tạm thời khi làm gì đó để chăm sóc bản thân. Nhưng bình an trong sâu thẳm tâm hồn đòi hỏi sự tu dưỡng nhất định trong cách nhìn nhận bản thân – thái độ ấm áp và vun bồi với những trải nghiệm bên trong nội tâm.

Những đề xuất trong bài viết này được chắt lọc dựa theo viện quốc tế Focusing được phát triển bởi giáo sư Eugene Gendlin. Đôi khi được gọi là tư duy tập trung, nó đơn giản là thái độ tử tế không phán xét, tập trung vào hiện tại và để tâm đến các trải nghiệm mà chúng ta có.

Giáo sư Gendlin từng nói: “Thái độ và phản ứng của mỗi người đối với các cảm xúc nội tâm cần phải giống như một nhà trị liệu để tâm tới bệnh nhân của mình.” Chúng ta cần phải có sự cảm thông và tích cực vô điều kiện đối với những điều xảy ra trong nội tâm.

Hãy yêu thương và nhẹ nhàng với bản thân

Tử tế và mềm mỏng với người khác luôn dễ hơn là với chính mình. Tiếng nói phán xét từ quá khứ có thể đã để lại nỗi hổ thẹn vô hình khiến chúng ta không tôn trọng, thậm chí phớt lờ cảm xúc thật mà chúng ta cảm nhận được.

Mềm mỏng với chính mình nghĩa là tiếp nhận và thoải mái hơn với những cảm xúc nảy sinh trong chúng ta. Việc con người cảm thấy buồn khổ, tổn thương và sợ hãi là rất đỗi bình thường. Đó chính là dấu hiệu của sức mạnh chứ không phải yếu đuối, để chúng ta lưu tâm nhiều hơn và cởi mở tiếp nhận những cảm xúc này.

Khi đối phương nhận thấy trong lòng họ các cảm giác khó chịu, tôi sẽ hỏi: “Bạn có chấp nhận được cảm giác hiện tại này không? Bạn có thể tiếp nhận một cách mềm mỏng và để tâm đến nó không?” Tôi sẽ giúp họ tạo ranh giới với những cảm xúc đau khổ để họ không bị chúng lấn át.

Biết cách chấp nhận nhẹ nhàng với các cảm xúc, chúng ta sẽ có thêm không gian ở quanh chúng. Chúng ta có thể “ở chung” với các cảm xúc thay vì bị chúng lấn át.

Nhà trị liệu tâm lý Laury Rappaport đưa ra một số câu hỏi tinh tế về cảm xúc trong cuốn sách “Liệu pháp nghệ thuật” định hướng vào khả năng tập trung.

Bạn có thể thân thiện với cảm xúc của mình? Bạn có thể nói lời chào với cảm xúc đó bên trong?

Hãy tưởng tượng mình đang ngồi cạnh chúng. Bạn có thể chấp nhận sự tồn tại của chúng như thể chúng là những đứa trẻ yếu ớt không?

Chấp nhận tử tế với những cảm xúc tồn tại trong bạn chính là liều thuốc xóa bỏ nỗi hổ thẹn vô hình. Điều này tốt hơn so với việc đấu tranh nội tâm hay cố gắng sửa đổi bản thân mình.

Chúng ta sẽ có được sự bình yên trong tâm hồn chỉ bằng cách đơn giản là tiếp nhận các trải nghiệm nội tâm khi chúng lộ diện.

Cho phép các trải nghiệm nội tâm được triển hiện

Khi tôi mở lời muốn đối phương chú ý đến cảm xúc của họ, đôi khi họ hỏi ngược lại: “Tại sao tôi cần phải cảm nhận điều đó?” Tôi giải thích rằng khi chúng ta chối bỏ cảm xúc của mình, chúng thường sẽ trở nên dữ dội hơn. Hoặc chúng sẽ khiến chúng ta gây hại đến chính mình hoặc người khác, ví dụ như uống rượu bia, các cách khác để làm tê liệt bản thân hoặc chuyển nỗi đau sang cho người khác bằng cách nổi giận hay đổ lỗi.

Yêu thương bản thân là đối mặt và tiếp nhận thành thực các cảm xúc. Trong nhiều trường hợp, chúng ta cố đẩy xa những cảm xúc không vui và bám víu lấy những gì vui vẻ. Nhưng theo giáo lý nhà Phật, nếu cứ bám vào những cảm xúc vui vẻ, ghét bỏ cảm giác đau đớn thì chúng ta chỉ càng tạo ra nhiều khổ đau hơn cho chính mình.

Thường thì một nỗi sợ hãi và xấu hổ mơ hồ có thể ngăn cản chúng ta thừa nhận những trải nghiệm trong thế giới nội tâm. Ví dụ, nếu chúng ta cảm thấy (hoặc thể hiện) cảm xúc buồn đau, tổn thương hay lo lắng, ta có thể cho đó là biểu hiện của sự yếu đuối. Hoặc có lẽ chúng ta tự đưa ra thông điệp cho mình rằng không được có cảm xúc đó, chúng ta sợ bị người khác đánh giá.

Sự khôn ngoan của việc “không biết”

Khi thành thật với chính mình, có thể chúng ta sẽ nhận ra mình thường không hiểu rõ cảm xúc mà bản thân đang có là gì. Chúng thường rất mờ nhạt và không rõ ràng. Nếu chúng ta có thể cho phép mình dừng lại, cho phép sự mơ hồ và kiên nhẫn chào đón, khám phá cảm giác không rõ ràng đó, thì dần dần chúng sẽ hiện ra rõ nét hơn (ở đây tôi dùng thuật ngữ “lấy nét” – focusing).

Giả dụ, ẩn sau cơn giận dữ của chúng ta với người khác là một điều gì đó mà ta chưa biết rõ. Chúng ta chỉ nhìn thấy được bề nổi của tảng băng, nhưng nếu muốn biết cái gì nằm bên dưới thì cần phải quan sát kỹ hơn.

Xã hội chúng ta luôn đánh giá cao kiến thức và sự quyết đoán. Nhưng thường thì chúng ta lại không rõ cảm xúc thật sự mà mình trải nghiệm là gì. Các chính trị gia nếu không có tài hùng biện, không có ý kiến rõ ràng về một vấn đề thì sẽ bị xem là thiếu chính kiến. Để nói được câu “Tôi không chắc về việc này. Để tôi xem lại.” quả thực phải có năng lực và trí huệ .

Cảm xúc của con người là một món quà đáng để đón nhận. Chúng ta cần tìm cách hòa hợp với chúng để biến chúng thành đồng minh chứ không phải kẻ thù. Các xúc cảm như đau buồn cho phép chúng ta giải tỏa nỗi đau để có thể bước tiếp về phía trước. Còn các cảm giác về thể lý khác có thể hơi mơ hồ như: bụng đau quặn hay ngực thắt lại.

Khi chúng ta có một thái độ mềm mỏng tiếp nhận các cảm xúc của mình, chúng ta sẽ cảm nhận được chúng có liên kết với điều gì đó quan trọng, có lẽ là chúng ta đã không xem trọng bản thân hay sợ tỏ ra ngốc nghếch trước mặt người khác.

Cảm xúc thường hàm chứa các thông điệp tinh tế, chỉ cần chúng ta biết cách giải mã nội hàm của chúng. Và nếu chúng ta có thể nuôi dưỡng một thái độ ấm áp và thân thiện với các cảm xúc của mình, chúng sẽ trở thành những bạn đồng hành với chúng ta trên đường đời. Điều này sẽ mang tới các ý nghĩa mới, hiểu biết mới, cơ hội mới giúp cuộc sống của chúng ta trọn vẹn hơn.

Tác giả: Tiến sĩ John Amodeo/Psychologytoday.com (đăng tải với sự cho phép)Thúy Anh biên dịch

Tình Yêu Thương Đích Thực Là Gì Mà Quan Trọng Đến Thế?

Khi có quá nhiều lời bàn tán về tình yêu thương, thì việc chúng ta phải biết tình yêu là gì và tại sao tình yêu lại quan trọng cũng là điều hiển nhiên. Tình yêu chính là cảm giác phấn khích khi chúng ta gặp một người có thành tích và tài năng khác thường – phần lớn là trí thông minh hay vẻ đẹp tuyệt vời – là người mà ta hy vọng sẽ đáp lại sự quan tâm của chúng ta. Thậm chí là muốn chạm vào, vuốt ve và một ngày nào đó sẽ chia sẻ cuộc sống của chúng ta với họ nữa.

Định nghĩa này nghe có vẻ hợp lý và bất cứ ai, bất kể thuộc nền văn hóa nào cũng gật gù tin chắc chắn tình yêu chính là thế. Nhưng có khả năng là chúng ta đã bỏ lỡ một tầm nhìn khác về tình yêu. Định nghĩa nêu ra ở trên không tập trung nhiều vào việc đánh giá cao sức mạnh cũng như sự bao dung với những điều sai trái hay yếu ớt.

Theo cách nhìn mới, chúng ta thể hiện tình yêu thương khi bắt gặp một gã say khướt, đầu bù tóc rối, chân nam đá chân chiêu, khề khà nói nhăng nói cuội với vẻ chán chường trên đường, chúng ta không quay lưng bỏ đi. Thay vào đó thực hiện một bước quan trọng (với tất cả những hành động bề ngoài có thể xảy ra sau đó), coi họ như một phiên bản của chính mình, cũng đang chịu đựng những nỗi thống khổ, đau đớn, buồn bã vì những mất mát tương tự và xứng đáng với sự sẻ chia và bao dung từ chính những người đang lướt qua họ trên đường.

Chúng ta cũng thể hiện tình yêu thương khi nhìn thấy một gã ăn mặc bảnh bao đang hét toáng lên trịch thượng ở sân bay và tự cho mình là đúng. Rõ ràng là tự cao tự đại. Nhưng ta không coi họ là kẻ điên rồ, huênh hoang, thay vào đó, hãy nhìn thấy những tổn thương đáng sợ bên dưới cơn giận dữ của họ. Vì khi chúng ta tò mò về sự lệch lạc trong tinh thần đang hoạt động ngay bên dưới bề mặt của hành vi trên, ta có thể tự hỏi, điều gì đã làm tổn thương họ – và tại sao họ có thể sợ hãi đến như vậy.

Chúng ta thể hiện tình yêu thương khi thấy một đứa trẻ giãy giụa trên lối đi của siêu thị. Đứa trẻ liên tục hét lên rằng nó muốn cái gì đó, mà không hề quan tâm đến việc chúng sẽ cản trở những chiếc xe đẩy như thế nào. Tiếng la hét của nó xuyên thấu và điên cuồng. Nhưng chúng ta cũng hiểu đứa trẻ đang thất vọng đến độ nào. Và chúng ta hiểu rằng nỗi đau của đứa bé cũng giống như mọi nỗi đau khác trên đời của chính ta thôi. Chúng ta cũng muốn dựa vào ngực một người lớn tử tế để được vỗ về rằng ‘Tôi biết, tôi biết’ cho đến khi cơn đau giảm bớt.

Tình yêu đích thực là thứ muôn hình vạn trạng, chân chất và tinh tế nhất trong vũ trụ. Đó cũng là tình yêu khi người ta yêu thương – trong trường hợp này – rõ ràng là phi lý, không công bằng, ác ý và điên rồ nhưng chúng ta không phản ứng lại với người ấy theo những cung cách giận dữ của họ. Chúng ta kiềm chế một chút và tự hỏi tại sao con người lành mạnh và thú vị trước đây lại tự đánh mất bản thân theo cách này. Thay vào đó, ta mở ra một ý tưởng rằng họ không khủng khiếp và độc ác như vậy đâu, có thể là họ đã không ngủ được cả đêm qua. Có lẽ họ bị hoảng sợ bởi những điều tương lai sắp xảy ra và bên trong họ đang phải đối mặt với những cảm giác tự khinh miệt mà họ cũng cảm thấy tự khó hiểu hoặc không biết cách làm chủ nó được. Yêu thương là khi chúng ta vẫn vươn tay ra nắm giữ người ấy vào đúng thời điểm chúng ta có hàng tỷ lý do để đóng sầm cửa lại và bỏ mặc họ nhưng cuối cùng vẫn mở rộng vòng tay của mình ra với họ.

Mặc dù nhiều bài hát ca ngợi hành động yêu người vừa đẹp cả dáng dấp lẫn tâm hồn. Chẳng có gì đặc biệt khi yêu một người với hành vi tốt đẹp nhất của họ, người có vẻ ngoài xinh đẹp và bước đi đầy duyên dáng. Điều thực sự khiến chúng ta phải chú ý là tình yêu với những gì hóc hiểm, gân guốc và xương xẩu, hư hoại và đầy ghê tởm. Theo định nghĩa này, tình yêu đích thực là nỗ lực cần thiết để hình dung bản thân đang ở trong tình cảnh hoàn toàn giống như cuộc đời của một người nào đó, những người mà ta không dễ dàng ngưỡng mộ hoặc thậm chí thích họ được.

Đó là lòng yêu thương khi một tiểu thuyết gia dành ba trăm trang mô tả chi tiết cuộc sống nội tâm của một tên tội phạm bạo lực – và cho phép chúng ta nhìn thấy đứa trẻ ngây thơ bên trong cái gã người lớn tội lỗi đó. Theo truyền thống phương Tây, đó là người đàn ông đến từ Nazareth (chúa Jesus), ông đã cho chúng ta những minh chứng đáng khắc ghi vào tâm khảm nhất về loại tình yêu này. Khác hơn so với quan điểm về tình yêu thương của người La Mã và người Hy Lạp, ông khiến cho tình yêu thương theo một cách mới dường như cao đẹp thanh khiết hơn để thực hiện. Đó là tình yêu thương dành cho gái điếm, tù nhân và tội nhân, ta yêu theo cách bày tỏ tình yêu thương với kẻ khốn cùng, cho cả thảm họa lẫn kẻ thù. Suy rộng ra, một “ứng dụng hẹn hò” theo định nghĩa tình yêu đích thực mà chúa Jesus giảng dạy sẽ không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp và sự rực rỡ, nó sẽ không cho phép chúng ta vuốt màn hình và lướt qua mọi người mang dáng vẻ khó ưa chỉ với một cái phẩy tay. Thay vào đó sẽ buộc chúng ta dừng lại ở những bức ảnh của những đối tượng cực kỳ thách thức – những người bệnh hủi ghẻ lở hôi thối, những kẻ vô lại hết thuốc chữa – và sẽ ra lệnh, với tất cả quyền năng của ngữ điệu thần thánh, ‘Tình yêu! Ở đây, nơi mà ta cảm thấy những điều dễ ghét rành rành trước mắt, và nghĩa vụ của bạn là yêu… ‘

Có một điều quan trọng là, tinh thần yêu thương đòi hỏi chúng ta phải thừa nhận rằng, một ngày nào đó chính chúng ta có thể cần đến hình thức yêu thương tha thứ này. Chúng ta không thể dựa vào việc luôn có công lý đứng về phía mình, cũng như đưa ra yêu sách tội phạm học đối với người khác dựa trên sự công bình và tốt đẹp không tì vết của chúng ta. Tại một số điểm, chúng ta có thể phải khóc ròng vì lòng thương xót. Chúng ta có thể không có bằng chứng để minh oan cho mình. Chúng ta có thể đã hành xử một cách ngu ngốc và có thể bị khép vào loại hình phạt tồi tệ nhất từ ​​một thẩm phán nghiêm ngặt tuân thủ chặt chẽ luật lệ.

Tại thời điểm này, chúng ta cần hy vọng rằng sẽ có một vài người xung quanh vẫn còn nhớ tình yêu thương đích thực là gì, một người sẽ nỗ lực để không đối xử tệ bạc với chúng ta, người sẽ gợi lại rằng phải có một sự ngọt ngào và riêng biệt, một đứa trẻ vô tội bên dưới lớp vỏ bọc một người lớn kinh khủng và tồi tệ mà chúng ta đã trở thành. Một người có thể vượt qua đám đông giễu cợt và đưa ra lời khuyên cũng như sự trấn an cho chúng ta, và biết rằng mỗi con người đều có yêu cầu khẩn thiết về sự tha thứ và hình dung bản thân cao đẹp hơn.

Và có lẽ, bằng ví dụ này, chúng ta sẽ lần lượt trở thành những người biết yêu thương đúng cách. Và sau khi cơn khủng hoảng qua đi, chúng ta có thể cố gắng mở rộng tình yêu thương cho những người khác, những người đã thất bại và vi phạm đạo đức – có thể ở góc độ nào đó ít nhiều tương tự nhưng cũng khác biệt so với chính chúng ta. Thông qua việc hình dung mình và người khác là một, xã hội sẽ trở thành một nơi ít đáng sợ hơn và ít gây phiền hà hơn cho tất cả mọi người. Trong xã hội đó chúng ta sẽ biết cách đối xử với nhau như những đứa trẻ nghịch ngợm có thể được cứu chuộc, thay vì những kẻ sai trái trọng tội, người phải bị ghét bỏ và bị lãng quên.

Theo tamlyhoctoipham.com

Sự Khác Biệt Giữa Tình Yêu Sét Đánh Và Tình Yêu Thực Sự

Tình yêu – một thứ mà đem lại cho mỗi con người chúng ta những cảm nhận không bao giờ giống nhau. Một số người mong chờ tình yêu có hình mẫu như những bộ phim lãng mạn, những bài hát tình cảm mà ở đó bạn và người ấy là công chúa hay hoàng tử. Một số khác lại coi tình yêu là nguồn hạnh phúc và niềm vui vô tận hay đó là sự gắn bó lâu dài, cả haI cùng hướng đến những niềm vui trong cuộc sống.

Bất kể quan niệm về tình yêu của các bạn ra sao, chúng ta cũng đều chia sẻ những suy nghĩ chung lúc ban đầu: Tình yêu là để dành cho nhau, là việc tìm kiếm những niềm vui riêng, là việc làm cho cuộc sống của cả hai được tốt hơn. Nhưng chúng ta thường quên rằng: để tình yêu thực sự đẹp đúng nghĩa, chúng ta cần có lòng vị tha. Chúng ta cần nghĩ về những thứ cho đi hơn là những thứ chúng ta được nhận. Chỉ làm vậy, bạn mới có thể tim được câu chuyện cổ tích của riêng mình, mới có một hạnh phúc trường tồn và tìm thấy một nửa kia thực sự.

Hành trình đi từ sự ích kỷ ban đầu để hướng đến một tình yêu đích thực và vị tha được phán ánh bằng sự khác nhau giữa “phải lòng ai đó” và thực sự yêu ai đó. Hãy đọc bài này để tìm ra liệu quan niệm về tình yêu của bạn có đang ở những giai đoạn đầu hay đã hướng đến những thứ trưởng thành và sâu sắc hơn.

Tình yêu sét đánh

Bạn gặp ai đó. Bạn bắt đầu thích họ. Các bạn đi chơi cùng nhau một vài buổi và bạn muốn biết về họ nhiều hơn. Với mỗi lần gặp mặt, thì lại bắt đầu thích họ hơn. Bạn nhận thấy bản thân mình nghĩ về người ấy thường xuyên hơn hay thậm chí người ấy còn xuất hiện trong giấc mơ của bạn. Những hình ảnh về nụ cười tuyệt đẹp ấy, cái cách say sưa nghe người ấy kể từng câu chuyện, cách họ trêu đùa bạn một cách tinh nghịch, cách họ làm cho tim bạn đập nhanh hơn mỗi kho họ tiến đến gần bạn. Tất cả đều quanh quẩn trong tâm trí bạn.

Sự hồi hộp và phấn khích khi được gặp lại họ, được ở gần họ, cảm nhận được hơi ấm của nhau là thứ gì đó mà bạn không thể nào chịu đựng được. Để rồi bạn tự hỏi rằng: liệu mình đã gặp được một người bạn tâm giao đích thực rồi sao?

Tât cả những cảm xúc ấy – quá là “ảo” và choáng ngợp. Bạn cảm thấy như con người này bước vào cuộc sống của bạn chính là câu trả lời cho những mong ước bấy lâu của mình. Họ là tất cả những gì bạn muốn, bạn khát khao. Bạn cần phải ở bên người ấy, cần phải nghe giọng nói ấy mỗi ngày, cần phải giữ họ gần hơn.

Giữa lúc đang “say nắng” người ấy, bạn đã quên đi một sự thật quan trọng: phải lòng ai đó hoàn toàn là cảm xúc nhất thời. Trong giai đoạn đầu, hóc môn của bạn không thể kiểm soát và đó là lý do bạn luôn cảm thấy hồi hộp xen lẫn phấn khích mỗi khi nhìn thấy người ấy.

Vậy chuyện gì sẽ xảy ra khi những cảm xúc này không còn nữa? Khi nào thì sự lãng mạn và phất khích ấy giảm đi? Khi nào thì bạn mới có thể quay lại với thế giới thực và thôi mơ tưởng? Bạn bắt đầu nhận ra ằng con người ấy không giống như “thiên sứ” mà bạn từng nghĩ lúc đầu.

Họ bắt đầu bộc lộ những thiếu sót và khuyết điểm. Và bạn lại tự vấn: liệu người này đã thực sự dành cho bạn hay những cảm xúc nhất thời đang che mờ lý trí của bạn? Đừng quá lo lắng, bạn không cần cố gắng hạn chế những sự hưng phấn và khao khát mà bạn cảm nhận lúc đầu. Hãy cứ tận hưởng bằng việc lấp đầy trái tim với tình yêu. Nhưng cần chuẩn bị tâm lý cho những gì xảy ra tiếp theo. Chuẩn bị khi những cảm xúc của bản thân dần thay đổi. Chuẩn bị để đương đầu với những quãng thời gian khó khăn cũng như lúc tốt đẹp.

Tình yêu đich thực

Trong khi việc “phải lòng ai đó” là điều không thể kiểm soát được thì việc yêu một ai đó thì hoàn toàn là sự lựa chọn của bạn. Một khi bạn trót “say nắng” ai đó thì việc đi bước tiếp theo tuỳ vào bạn. Bạn cần phải quyết định liệu mình có muốn gắn bó với người đó không? Liệu bạn đã chuẩn bị để dành hết thời gian và tâm huyết hướng đến một chặng đường mới? Liệu bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để chấp nhận yêu cả những khuyết cũng như ưu điểm của người ấy? Đây là thời điểm mà sự vị tha xuất hiện. Đây là khi bạn học cách đặt những nhu cầu và mong muốn của người khác lên trên bản thân. Đây là nơi mà bạn cần chấp nhận và yêu ai đó bởi cả những “sự không hoàn hảo” của họ. Đây là nơi bạn nghĩ về việc lấp đầy cuộc sống của người ấy với tình yêu hơn là việc lấp đầy khoảng trống của riêng bạn.

Yêu một người không nhất thiết phải giữ khư khư những cảm xúc, niềm hưng phấn, hay “những điên loạn” thuở ban đầu. Nó chỉ đơn giản rằng tình yêu của hai bạn đã trở nên thực tế hơn. Bạn không còn có cảm giác muốn sở hữa người đó mãi mãi mà điều cần thiết là cả hai tự nguyện gắn bó với nhau mãi mãi. Bạn tự tin về tình yêu mà bạn dành cho họ, các bạn phát triển niềm tin lẫn nhau.

Mặc dù một chút ghen tuông là điều tự nhiên của mỗi cuộc tình nhưng nhưng việc ám ảnh và kiểm soát người khác không bao giờ là một phần của tình yêu. Hãy chắc rằng bạn bạn có thể có một chút ám ảnh về người ấy vào lúc đầu nhưng một khi bạ học được cách yêu họ, chúng sẽ tự động biến mất. Các bạn sẽ muốn dành cho nhau những không gian riêng để được độc lập, sống cuộc sống riêng của mình, để phát triển thành những con người tuyệt vời mà hai bạn luôn hướng tới.

Khi bạn thực sự yêu một ai đó, bạn sẽ chú tâm hơn vào những vấn đề có thể phát sinh trong mối quan hệ giữa hai bạn. Vì vậy, bạn chuẩn bị bản thân sẵn cho những điều đó. Các bạn làm việc cùng nhau để giải quyết mâu thuẫn hơn là việc bỏ dở giữa chừng. Bạn biết ơn khi có được tình yêu tuyệt vời này và bạn quyết tâm để kéo dài nó lâu nhất có thể. Thứ tình yêu ấy không phải là cảm xúc lãng mạn nhất thời. Bạn không cần những cảm xúc ấy mới cao thể cảm nhận sự tồn tại của nó, bạn cũng không cần tìm kiếm nới nào khác để có được hạn phúc đích thực bởi vì bạn biết rằng nó luôn ở bên bạn.

Tình yêu là có thật. Nó đẹp. Nó đầy cảm hứng và cũng đầy vị tha!