Top 10 # Yêu Và Thương Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Thích, Thương Và Yêu! Bạn Là Gì?

Thích, thương và yêu: Sự khác biệt.

Dành cho những ai đã và đang có tình cảm với một ai đó.

*thích*

Đầu tiên, hãy nói về “thích“. Theo tôi, thích có hai loại là “thích từ tận trong lòng” và “thích nhất thời”.

“Thích từ tận trong lòng”, đúng với tên gọi của nó, chính là thứ tình cảm bắt nguồn từ trái tim, bạn chân thật thích một người nào đó. Nhưng đây không có nghĩa là “thương” hay “yêu“. Tình cảm của bạn lúc này chỉ dừng lại ở mép ngoài trong vùng đất của tình yêu, nghĩa là muốn đến được “yêu“, bạn phải vượt qua “thương” nữa.

“Thích nhất thời” bắt nguồn từ những điều thoáng qua. Rất phổ biến với các bạn trẻ ở độ tuổi từ  12 – 21 tuổi (người ta thường gọi là “cảm nắng” hay “crush” của tuổi học trò ^^). Khi bất chợt gặp một ai đó có ngoại hình bắt mắt, có những hành động lôi cuốn, một ai đó mang lại cho bạn cảm giác nể phục, ngưỡng mộ vô cùng… vậy là bạn thích. “Thích nhất thời” có nhược điểm không thể chối cãi là thời gian ngắn, nhưng ưu điểm của nó là giúp con người ta trưởng thành hơn trong cảm xúc, phải không nào? Thêm vào đó, “thích nhất thời” đôi lúc cũng tự nhiên chuyển biến thành thích kiểu trẻ con. Người “thích nhất thời” cũng có những biểu hiện tương tự như người “thích từ tận trong lòng”, nhưng đối với loại “thích” thứ hai này, người “thích” nhất thời thường hay có những mộng mơ xa vời.

*thương*

“Thích” là vòng ngoài của “thương” và “yêu“. Nghĩa là nếu muốn “yêu” thì bạn phải vượt qua “thương“. Vậy “thương” là gì?

“Thương” khác “thích” ở điểm là tình cảm của bạn đặt vào người đó sẽ sâu hơn, nặng hơn (là thích sâu nặng chăng? ^^). Và một điều kỳ lạ là người ta không hề hay biết mình chuyển từ “thích” sang “thương” tự lúc nào. Bởi lẽ, giai đoạn này âm thầm, lặng lẽ đến nỗi có lẽ chưa người nào nhận ra được bản thân đang “thương” người ta sau một thời gian “thích“. “Thương” có được làm ba giai đoạn: thương cảm, thương hại và thương yêu.

Thứ hai, thương hại. Thương hại thì ai cũng biết. Nhưng xin đừng hiểu theo kiểu thương và làm hại người ta nha. Thương hại là kiểu thương xót tình cảnh của một ai đó. Lòng thương này dễ khiến cho bạn nổi máu anh hùng, muốn che chở và bảo bọc, quan tâm và chăm sóc cho người ta. Rồi từ khi nào không hay, bạn tự nhiên muốn ở bên người ta… cả đời! Thường gặp trong trường hợp một người mới chia tay người yêu, còn bạn thì đã có chút để ý đến người ta từ lâu. Vậy là bùm, từ một người bạn ở bên an ủi hoặc chỉ nhân cơ hội người ta yếu lòng mà nhảy vào để đi tiếp mối dây duyên tình với người ta luôn. Bạn à, tôi thành thật khuyên bạn, trước khi quyết định đến với một ai đó đã từng bị tổn thương trong tình yêu thì hãy suy nghĩ cho thật kỹ là bạn đang “yêu” hay chỉ là đang thương hại người ta mà thôi. Bạn có biết vì sao tôi khẩn khoản xin bạn nghĩ lại như vậy không? Bởi vì nếu bạn cứ nằng nặc cho rằng mình “yêu” người ta rồi thời gian trôi qua đến khi mà bạn chợt nhận ra tình cảm này chỉ là ngộ nhận, thì cũng là lúc bạn vô tình khiến cho vết thương lòng kia vừa mới kịp làm sẹo nay lại rướm máu. Và vết cắt này lại sẽ sâu hơn, làm người ta sợ hãi tình yêu đó. Cho nên, trước khi vội vã, hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi nói lời yêu nha bạn. Người mới chia tay người yêu, hoặc đã từng trải qua một cuộc tình thường có xu hướng rút lui, thu hẹp cảm xúc của mình lại, không dám mở lòng vì sợ rằng sẽ bị tổn thương một lần nữa. Những người như thế đã hiểu và sẽ không muốn đùa với tình yêu nữa đâu. Vấn đề ở đây là làm sao để bạn biết là mình chỉ đang thương hại người ta mà thôi? Vậy phải xem bạn có thấy tội nghiệp người ta, thấy mình muốn che chở và bảo vệ, muốn quan tâm và chăm sóc người ta, thấy người ta có hoàn cảnh gần giống mình, muốn ở bên cạnh người ta lúc này hơn bao giờ hết. Nếu chỉ là thương hại, xin hãy chỉ dừng lại ở mức tình bạn, xin đừng hấp tấp tiến xa thêm. Bạn phải cân nhắc cho thật kỹ trước khi nói lời yêu lúc này.

*yêu*

Ăn mừng thôi, cuối cùng chúng ta cũng đến được điểm cuối cùng trong bài phân tích này: “yêu“. Bắt nguồn từ “thích“, sang đến “thương” rồi cuối cùng là “yêu“. Tức là bạn phải bắt đầu bằng việc hay để ý đến người ta, hay nhớ nhung người ta, lấy cả vui buồn của người là tâm trạng cho chính mình, khóc vì người. Và “yêu” thì sâu đậm hơn tất thảy. Khi “thích“, tính sở hữu của con người ta rất mạnh, phải có bằng được người thì ta mới vừa lòng. Còn “yêu“, bạn không nghĩ mình nhất thiết phải có được người. Ý niệm của bạn khi đã “yêu” rồi chính là mong muốn người ta được hạnh phúc, điều đó không phải cứ ở bên mình thì người ta mới có được. Dù có phải cố gượng cười chúc mừng cho hạnh phúc của người ta, để rồi sau đó một mình khóc lặng trong đêm khi cánh cửa phòng bạn đóng lại, bạn sẽ vẫn thấy hài lòng. Là vui nhưng lại nhói đau trong lồng ngực. Bạn vui vì người bạn yêu đã tìm được hạnh phúc, bạn khóc vì mình không có may mắn trở thành người mang đến cho người ta hạnh phúc đó mà phải nhờ vào một người khác. Sau đó, sau khi mà người ta đã có hạnh phúc rồi ấy, bạn lại vẫn sẽ luôn bên cạnh, lặng lẽ và âm thầm bảo vệ, quan tâm người ta trên danh nghĩa một-người-bạn-thân. Ngạc nhiên chưa?! “Yêu” thật sự là ngớ ngẩn, là ngốc ngếch như vậy đấy. Nhưng đây mới mới thật sự là “yêu“. Yêu trong đơn phương và thầm lặng.

“Yêu” là không bao giờ ép buộc người mình yêu làm điều gì khiến người ta không vui. Dù muốn hay không, bạn cũng luôn hy vọng rằng mình là người có lỗi, thay vì người ta. Và tính chiếm hữu của “yêu” thực sự còn mạnh hơn cả “thích“.  “Yêu” là không có nhún nhượng. Khi xác định được bản thân mình “yêu” một ai đó thì nhất định phải có người đó bên cạnh mình. Bạn sẽ thấy bất ngờ với bản thân mình, bạn chấp nhận làm tất cả, kể cả những chuyện đồi bạn nhất mà bản thân chưa bao giờ nghĩ tới trước đây, chỉ để có được người mà mình yêu. Yêu mù quáng, bạn chỉ thấy mỗi người ấy trong mắt mình mà thôi. Bạn mặc kệ những lời nói bên ngoài về bạn, về tình yêu của bạn, bạn chỉ biết rằng nếu từ bỏ tình yêu này thì cuộc đời bạn và những tháng ngày về sau bạn không biết phải sống như thế nào. Vì vì quá cuồng nhiệt trong tình yêu, dù biết đang làm tổn thương người mình yêu, bạn cũng không muốn dừng lại.

“Yêu” cũng đồng nghĩa với đau. Càng yêu nhiều con người ta càng dễ bị tổn thương, càng phải khóc nhiều. “Yêu” thực sự là không thể quên được. Nếu ai đó hỏi tôi: “Làm sao để có thể quên đi người mà mình từng yêu?”. Tôi sẽ mỉm cười và bảo rằng: “Hãy thử khắc tên hai người lên một thân cây, khắc thật sâu vào. Xong, giờ bạn hãy xóa đi.” Để quên một người mình từng yêu thương hết lòng, về cơ bản là rất khó, nếu như không muốn dùng từ “không thể”. Nếu đã từng yêu ai rồi thì bạn sẽ không bao giờ có thể quên được. “Yêu” chính là khắc sâu hình bóng một ai đó trong tim. Chỉ khi nào bạn chưa thật sự “yêu” thì thời gian có lẽ sẽ là phương thuốc hiệu nghiệm nhất để bạn quên đi tất cả. Cho nên, xin đừng cố gắng tìm quên. Vì càng quên sẽ càng nhớ. Nhưng cũng xin đừng cố nhớ, vì càng nhớ sẽ càng đau. Có muốn thử không? Bạn hãy nghĩ về người đó như một phần ký ức đẹp của mình và mong muốn người đó có được hạnh phúc. Sau đó, hãy tìm cho mình một tương lai khác. Như vậy, bạn sẽ nhẹ nhõm hơn nhiều, thay vì cứ ép lòng cố quên đi. Xin đừng bao giờ có ý định rũ bỏ quá khứ. Vì quá khứ là nền tảng cơ bản xây dựng nên con người bạn của hiện tại, và từ đó bạn có tương lai. Quá khứ làm nên con người bạn của hôm nay. Nếu “yêu” trước đây là đau buồn, hãy cố gắng sống cho thật tốt, thật vui vẻ với bản thân mình, để rồi bạn sẽ nhận ra cuộc sống này vẫn còn rất đẹp và tương lai đang đợi bạn phía trước.

“Yêu” thực sự là không còn biết phân biệt phải-trái, đúng-sai gì nữa. Một người dù cho có làm nhiều chuyện khiến bạn đau, bạn chỉ luôn nghĩ về những điều đẹp đẽ của người, thứ đã khiến bạn “yêu” mà thôi. Khi “yêu”, người ta không bận tâm nhiều đến khuyết điểm của đối phương nữa. Cho nên, ngoại hình, tuổi tác, giới tính… nhiều khi cũng không là trở ngại lúc này nữa. “Yêu” thực sự là cho đi rất nhiều nhưng không mong nhận lại gì. Khi đã “yêu” và được “yêu“, xin bạn hãy trân trọng tình cảm thiêng liêng này, xin đừng bao giờ để mất nó. Bởi lẽ, càng yêu sâu đậm lại càng dễ mất nhau vì một lý do bên ngoài hay bên trong nào đó. Chính vì thế, tôi thành tâm khuyên bạn rằng, tình yêu thật sự rất khó được tìm thấy, và một khi đã tìm được rồi, xin bạn hãy cố gắng nâng niu và trân trọng, giữ lấy nó không phải chỉ cho riêng mình, mà còn là cho cả người bạn yêu nữa.

Vậy thì các bạn của tôi, sau khi đọc hết bài phân tích này, bạn có thấy tình yêu rắc rối không? ^^ Yêu là gì? Yêu là chi? mà muôn đời nay nhân loại vẫn cứ mãi tìm yêu. Cảm ơn các bạn đã đọc hết một hơi bài phân tích này, và cũng hy vọng nó sẽ hữu ích cho những ai đang thật sự cần để nhìn nhận lại tình cảm và bản thân mình.

Thân!

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

“Yêu Thương Chờ Lâu Là Yêu Thương Phai Màu Yêu Thư…

“Yêu thương chờ lâu là yêu thương phai màu

Yêu thương gì đâu chỉ toàn thấy lưng nhau”

(Ừ Thì)

– Không có gì hiển nhiên trên đời, không ai mãi mãi ở đó. Tình yêu cũng có hạn sử dụng. Người quen lâu năm thôi chứ chưa chắc thân, bên nhau lâu ngày chưa hẳn đã hiểu. Nếu không kết nối, chăm chỉ cập nhật nhau, tình bể bình kiểu nào cũng trở thành người lạ. Chẳng ai tự dưng mà hiểu nhau, muốn mà không nói thì ai mà biết, tha thiết mà không tỏ thì nhỏ nào hay?

– Bất cứ người nào khiến chúng ta vỡ mộng, cũng đều đang mang tới một bài học quý giá. Dù tổn thương, hãy ghi nhớ để lớn lên.

– Khi bạn góp ý, người thường gật đầu lia lịa “Hiểu rồi Hiểu rồi!”, thường không hiểu gì cả. Nếu đã thông suốt, họ đã lắng nghe và tìm cách thay đổi từ lâu, không cần bạn phải nhọc lòng như thế.

– Ai mà không mưu cầu hạnh phúc, nếu không thấy thoả mãn trong bất cứ mối quan hệ nào, cần nói ra ngay. Né tránh không phải là hàn gắn, mà là hèn nhát.

– Ấm áp không phải là an toàn trong xe bốn bánh, mà là có người chịu đứng dưới mưa che dù cho mình đúng lúc.

– Nếu không thể quên nhau, thì đừng quên. Vì tình yêu đó đã thành ký ức gốc, vĩnh viễn không xoá được. Đau thì cất đi, tuyệt đối không vì đau lòng mà làm nhơ nhuốc lây Ký ức đẹp trong quá khứ.

– Thứ phụ nữ thực sự cần, muôn đời chỉ là được quan tâm, và thấu hiểu. Nhà cao cửa rộng lầu đài xe đẹp không thể sánh được với những Ký ức trong veo và cái ôm đúng lúc.

– Yêu đừng có chứng minh bằng miệng, ngon thì làm đi.

– Thứ gì trên đời mà chả hư. Quan trọng là có đáng để sửa.

– Gặp người có cảm xúc thì dễ, tìm được người tự nhiên hợp ý, không gồng, không cố mà vẫn đắm say nhau, rất khó. Mà có không giữ, mất đừng tìm.

– Đằng sau những hành xử kỳ cục khó hiểu luôn là một chuỗi những tranh đấu tâm lý ác liệt bên trong mỗi người. Khoan vội phán xét khi cãi nhau, hãy tin tưởng vào cảm nhận của bản thân để không bị đánh lừa bởi hoàn cảnh.

– Yêu không phải là cố gắng chịu đựng nhau, mà là cùng chiến đấu mỗi ngày với cái Tôi để đến gần đối phương thêm một bước.

– Tiềm thức là thứ không nhận ra ngay được, đôi khi phải rời xa mới biết thứ mình vừa vứt bỏ lại là điều tốt nhất.

– Tranh cãi đúng sai giúp bạn thắng phần lý, còn phần tình thì thua bét nhè. Thứ vũ khí nguy hiểm nhất, đôi khi là sự lắng nghe trong im lặng.

– Được yêu ai đó đã là một phúc phần, còn có được yêu lại hay không, là một phần phúc khác.

– Gia đình dẫu sao vẫn là tổ ấm êm ái nhất, dù có bị chửi long đầu sói trán, thì nơi dang vòng tay đón ta đầu tiên, vẫn luôn là cha mẹ.

– Thất bại không phải là mẹ thành công, thất bại mà chịu làm lại mới là mẹ của thiên hà. Dù đúng dù sai, đứa nào dai, đứa đó thắng.

– Một đứa bạn tốt là phải biết đổ xăng dùm khi mượn xe.

❤️❤️❤️

#ngoaonotes

Liêu Hà Trinh

Yêu Thương Của Em Là Gì?

Yêu Thương Của Em Là Gì?

Châu Việt Cường

Trình duyệt của bạn không hỗ trợ nghe online !

Lời bài hát (lyrics) Yêu Thương Của Em Là Gì?

Bài hát: Yêu Thương Của Em Là Gì? – Châu Việt Cường

Anh không biết ý em ra lam sao? Để được em yêu anh phải như thế nào? Ý em là sao lại để tình hư ảo, em muốn anh anh đây phải làm sao? Em hãy nói hết đi hỡi người ơi để anh biết được ý của người Anh sẽ cố mỉm cười để nhìn em bước đi, để anh biết yêu thương của em là gì?

[Đk:] Cũng tại anh nghèo khó nên để em phải lo, có phải chăng là điều em đang nghĩ tới ? Vậy thôi tình ơi em cứ bước ra đi, anh sẽ quên không níu kéo em làm gì Vì khi khó khăn em lại bỏ mặc anh, thì làm sao em trao anh tình chân thành. Cũng tại anh nghèo khó nên để em phải lo có phải chăng là điều em đang nghĩ Để em ra đi tìm 1 người mới phải chăng là điều em đang nghĩ tới? Tải nhạc: yeu-thuong-cua-em-la-gi.mp3

Sau Tình Yêu Thương, Là Gì?

Sứ Điệp của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, tháng Chín năm 2016

Chủ Tịch Thomas S. Monson, vị tiên tri yêu quý của chúng ta, dạy rằng “tình yêu thương là thực chất của phúc âm.”

Tình yêu thương quan trọng đến mức Chúa Giê Su gọi đó là “điều răn thứ nhất và lớn hơn hết” và phán rằng hết thảy luật pháp và lời tiên tri đều bởi hai điều răn đó mà ra.

Tình yêu thương là động lực chủ yếu của tất cả mọi điều chúng ta làm trong Giáo Hội. Mỗi một chương trình, mỗi một buổi họp, mỗi hành động mà chúng ta tham gia vào với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô đều cần phải nảy sinh từ thuộc tính này-vì nếu không có lòng bác ái, “tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô,” thì chúng ta chẳng là gì hết.

Một khi chúng ta hiểu được điều này với tâm trí và tấm lòng mình, một khi chúng ta tuyên bố tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình-thì sau đó là điều gì?

Việc cảm thấy có lòng trắc ẩn và tình yêu thương dành cho người khác có phải là đủ chưa? Việc bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho Thượng Đế và những người xung quanh có làm tròn nghĩa vụ của chúng ta đối với Thượng Đế không?

Truyện Ngụ Ngôn về Hai Người Con Trai

Tại đền thờ ở Giê Ru Sa Lem, các thầy tế lễ cả và các trưởng lão Do Thái đến cùng Chúa Giê Su và bắt bẻ lời Ngài. Tuy nhiên, Đấng Cứu Rỗi “chuyển hướng suy nghĩ của họ” bằng cách kể một câu chuyện.

Ngài kể “Một người kia có hai đứa con trai”. Người cha đến cùng đứa thứ nhất và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Nhưng nó từ chối. Nhưng về sau đứa con đó “ăn năn, rồi đi.”

Rồi người cha đi đến cùng đứa con trai thứ hai và yêu cầu nó đi làm trong vườn nho. Đứa thứ hai hứa rằng nó sẽ đi, nhưng không bao giờ đi.

Rồi Đấng Cứu Rỗi quay sang các thầy tế lễ cả và các trưởng lão, “Trong hai con trai đó, đứa nào làm theo ý muốn của cha?”

Họ phải thú nhận rằng đó là đứa con thứ nhất-là đứa nói rằng nó sẽ không đi nhưng rồi ăn năn và đi làm trong vườn nho.

Đấng Cứu Rỗi sử dụng câu chuyện này để nhấn mạnh đến một nguyên tắc quan trọng-chính là những ai vâng theo các lệnh truyền, thì đó là những người thực sự yêu mến Thượng Đế.

Có lẽ đó là lý do tại sao Chúa Giê Su yêu cầu dân chúng lắng nghe và tuân theo những lời của người Pha Ri Si và những nhà thông thái chứ đừng bắt chước việc làm của họ. Các thầy giảng tôn giáo này đã không giữ lời hứa của họ. Họ thích nói về tôn giáo, nhưng buồn thay họ quên mất thực chất của tôn giáo.

Các Hành Động và Sự Cứu Rỗi của Chúng Ta

Trong một trong số các bài giảng cuối cùng của Đấng Cứu Rỗi dành cho môn đồ của Ngài, Ngài nói với họ về Sự Phán Xét cuối cùng. Những kẻ tà ác và những người ngay chính sẽ được chia tách ra. Người ngay chính sẽ thừa hưởng cuộc sống vĩnh cửu; kẻ tà ác sẽ bị đưa đến sự rủa sả đời đời.

Có điều gì khác biệt giữa hai nhóm người này?

Những người nào thể hiện tình yêu thương của họ qua hành động sẽ được cứu rỗi. Những ai không làm như thế sẽ bị đoán phạt. Sự cải đạo thực sự đến với phúc âm của Chúa Giê Su cùng các giá trị và nguyên tắc của phúc âm sẽ được thể hiện bằng những hành động trong cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Cuối cùng, chỉ có lời tuyên bố về tình yêu thương dành cho Thượng Đế và đồng loại của mình không thôi sẽ không cho chúng ta hội đủ điều kiện cho sự tôn cao. Chúa Giê Su dạy: “Chẳng phải hễ những kẻ nói cùng ta rằng: Lạy Chúa, lạy Chúa, thì đều được vào nước thiên đàng đâu; nhưng chỉ kẻ làm theo ý muốn của Cha ta ở trên trời mà thôi.”

Sau Tình Yêu Thương Là Gì?

Câu trả lời cho câu hỏi “Sau tình yêu thương là gì?” vừa đơn giản và cũng vừa thẳng thắn. Nếu chúng ta thực sự yêu thương Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta hướng lòng mình đến với Ngài rồi chúng ta đi theo con đường của vai trò môn đồ. Khi chúng ta yêu mến Thượng Đế, thì chúng ta sẽ cố gắng để tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Nếu chúng ta thực sự yêu mến đồng loại của mình, thì chúng ta dang tay giúp đỡ “những kẻ nghèo khó và những kẻ túng thiếu, những người bệnh tật và những người đau buồn.” Vì những ai làm những hành động đầy vị tha và phục vụ này, họ cũng là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

Đây chính là điều sẽ đến sau tình yêu thương.

Đây chính là sự thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.