Kẽm có nhiều trong các loại thịt động vật, trứng, trai, hàu, sò…. Tuy nhiên, ở một số người, nguy cơ thiếu hụt kẽm thường xảy ra, cụ thể là những đối tượng sau:
Người ăn chay (những người thường xuyên ăn chay sẽ phải cần đến hơn 50% nhu cầu kẽm trong chế độ ăn uống so với những người không ăn chay);
Người bị rối loạn tiêu hóa như bị tiêu chảy;
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú, trẻ lớn chỉ bú sữa mẹ (trẻ dưới 7 tháng tuổi được bổ sung đủ nhu cầu kẽm hàng ngày từ sữa mẹ, sau thời gian này, nhu cầu kẽm tăng 50% và nếu chỉ bú sữa mẹ thì không đáp ứng đủ);
Người nghiện rượu (50% người nghiện rượu cũng có nồng độ kẽm thấp vì họ không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng do bị tổn thương đường ruột từ việc uống rượu quá nhiều, hoặc bởi vì kẽm tiết ra nhiều hơn trong nước tiểu của họ)…
Cách sử dụng: Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.
Zinc Gluconate là thuốc gì?
Nhóm thuốc: Khoáng chất và Vitamin
Tên khác: kẽm gluconat
Thành phần: Zinc Gluconate
Đóng gói: Được đóng trong lọ nhựa HDPE, có nắp đậy kín, bọc bên ngoài bằng hộp giấy, bao bì sạch đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Y Tế.
Dung tích: 30 ml/chai
Dạng bào chế: Siro
Nhà sản xuất: Bayshore Pharmaceuticals, LLC, Mỹ
Tác dụng của Zinc Gluconate là gì?
Kẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít.
Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.
Kẽm giúp làm lành các vết thương nhanh chóng, phòng ngừa tiêu chảy và thoái hóa điểm vàng một trong những căn bệnh nguy hiểm dẫn tới hiện tượng mù lòa.
Chỉ định của Zinc Gluconate
Hỗ trợ điều trị tiêu chảy cấp và mạn tính.
Hỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.
Giúp hỗ trợ biếng ăn, tăng cường miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Liều lượng – cách dùng Zinc Gluconate như thế nào?
Liều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối kẽm gluconat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Như một thuốc viên bổ sung kẽm chứa 70mg kẽm gluconat thật ra chỉ chứa 10mg kẽm nguyên tố, viên kẽm như thế sẽ được gọi viên 70mg kẽm gluconat tương đương 10mg kẽm.
Liều RDA khuyến cáo dùng 8 – 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm, ta có thể dùng hằng ngày 1 viên 70mg kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm). Trong bản hướng dẫn dùng thuốc kẽm gluconat, phần chỉ định có khi hướng dẫn dùng liều cao hơn (để bổ sung cho người thật sự thiếu kẽm) như dùng 2-3 viên/ngày, khi đó ta dùng mỗi lần viên 2-3 lần/ngày.
Sử dụng quá liều Zinc Gluconate có sao không?
Bổ sung quá nhiều kẽm (liều từ 150mg Zn/ngày trở lên) sẽ bị ngộ độc kẽm với nhiều triệu chứng rối loạn, kết hợp với tình trạng thiếu nguyên tố đồng (Cu) trong cơ thể, giảm sự hấp thu sắt, giảm cholesterol tốt HDL.
Chống chỉ định của thuốc Zinc Gluconate
Người suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.
Thận trọng lúc dùng Zinc Gluconate
Tránh dùng viên kẽm trong giai đoạn loét dạ dày tá tràng tiến triển và nôn ói cấp tính.
Tương tác thuốc
Nên dùng cách xa các thuốc có chứa calci, sắt, đồng khoảng 2-3 giờ để ngăn ngừa tương tác thuốc có thể làm giảm sự hấp thu của kẽm.
Lưu ý: Dùng thuốc Zinc Gluconate theo chỉ định của Bác sĩ.
Zinc Gluconate giá bao nhiêu?
Thuốc Zinc Gluconate của Mỹ có giá bán khoảng 215.000Đ/ chai 30 ml.
zinc gluconate trong mỹ phẩm
zinc gluconate có tốt không
zinc gluconate cho bé
kẽm gluconat cho trẻ em