Top 11 # Zombie Có Nghĩa Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 4/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Định Nghĩa Zombies / Công Ty Zombies Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombies là các công ty vẫn tiếp tục hoạt động ngay cả khi chúng vỡ nợ hoặc gần phá sản. Các công ty zombies thường là nạn nhân của các khoản chi phí cao gắn với một số hoạt động nhất định, chẳng hạn như nghiên cứu và phát triển. Hầu hết các nhà phân tích cho rằng các công ty zombie khó có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của họ.

Còn được gọi là “công ty xác sống” hoặc “cổ phiếu zombie”.

Giải thích

Vì tuổi thọ của một công ty zombie thường không thể đoán trước, cổ phiếu zombie cực kỳ nguy hiểm và không phù hợp cho mọi nhà đầu tư. Ví dụ, một công ty công nghệ sinh học nhỏ có thể gây sức ép rất lớn lên tài chính của họ bằng việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào việc nghiên cứu và phát triển với hy vọng tạo ra một loại thuốc bom tấn. Nếu thuốc không thành công, công ty đó có thể bị phá sản trong vòng vài ngày sau khi công bố. Mặt khác, nếu nghiên cứu thành công, công ty này có thể thu lời và trả các khoản nợ vay. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, cổ phiếu zombie không thể vượt qua được những gánh nặng tài chính với tốc độ đốt tiền lớn như vậy và cuối cùng hầu hết đều bị phá sản. Do nhóm này thường không được để ý nên đôi khi có những cơ hội rất hấp dẫn cho các nhà đầu tư có khả năng chịu rủi ro cao và đang tìm kiếm cơ hội đầu cơ.

Định Nghĩa Zombie Bank / Ngân Hàng Zombie Là Gì?

Khái niệm thuật ngữ

Zombie Bank là một ngân hàng, hoặc tổ chức tài chính có giá trị tài sản ròng âm. Mặc dù các ngân hàng zombie thường có giá trị tài sản ròng nhỏ hơn 0, chúng vẫn tiếp tục hoạt động do nhận được cứu trợ hoặc bảo lãnh từ chính phủ nên vẫn đảm bảo hoàn thành được các nghĩa vụ nợ và tránh phá sản. Các ngân hàng Zombie thường có một lượng lớn các tài sản không hiệu quả trên bảng cân đối kế toán, điều này khiến thu nhập tương lai của họ trở nên rất khó dự đoán.

Giải thích

Thuật ngữ này được đưa ra lần đầu tiên tại Mĩ vào năm 1987 để giải thích cho các cuộc khủng hoảng tiền tiết kiệm và nợ vay dẫn đến việc rất nhiều tổ chức tài chính tuyên bố phá sản. Thông thường, khi một ngân hàng bị coi là ngân hàng zombie, khách hàng sẽ đổ xô đi rút vốn và khiến tình hình trở nên xấu đi. Điều này đã được kiểm chứng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, khi mà một số lượng lớn các ngân hàng quốc gia và khu vực rơi vào tình trạng khủng hoảng vỡ nợ, buộc chính phủ Mỹ phải phát hành các gói cứu trợ nhằm cứu nguy cho thị trường tài chính.

Zombie Công Sở Là Có Thật!

Không quan trọng là bạn nhảy việc liên tục hay trung thành với 1 công ty mà là thái độ với công việc của công ty, những nỗ lực cống hiến với doanh nghiệp.

Một khảo sát cách đây không lâu của Anphabe trên 26.000 làm việc tại Việt Nam, chỉ có 13,8% nhân viên thực sự gắn kết với công ty, 46,9% nhân viên gắn kết, 36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết.

Một con số khác phản ánh tác động của những nhân viên zombie này là trong khi số ngày nghỉ bệnh trung bình chỉ 4 ngày/năm thì trung bình số ngày họ đi làm, nhưng không tập trung và không hiệu quả lên tới 57,5 ngày làm việc trong 1 năm.

Số liệu Anphabe không đưa số liệu về những nhân viên trung thành gắn bó với một công ty từ khi tốt nghiệp đại học tuy nhiên thực tế có thể thấy họ là những người khá hiếm hoi. Bởi phần lớn các doanh nghiệp không thể giữ chân được tất cả những nhân viên trẻ, tài năng. Cho dù họ đã huấn luyện họ chu đáo hay trả lương họ tốt như thế nào, những cơ hội bên ngoài sẽ quyến rũ mất một vài người. Điều này hết sức tự nhiên. Không một tổ chức nào có thể đáp ứng được tham vọng của tất cả mọi người.

Thậm chí ngay cả những người gắn bó với công ty từ khi đi làm vẫn luôn canh cánh trong mình chỉ làm ở một chỗ từ khi tốt nghiệp đại học. Trong suốt thời gian ấy, họ chứng kiến rất nhiều bạn bè mình cứ hai hay ba năm lại thay đổi chỗ làm và họ kiếm được nhiều tiền hơn và được giao những trọng trách cao hơn. Những người này tự hỏi liệu sự “ổn định” của mình có phải là một bước đi tồi trong con đường sự nghiệp hay không.

Tất nhiên có rất nhiều quyết định trong công việc khiến bạn cảm thấy phải áy náy, nhưng trung thành với công ty không phải là một quyết định như vậy. Thông thường có hai con đường phát triển sự nghiệp trong các công ty. Con đường thứ nhất là con đường xoắn ốc đưa bạn tới vị trí cấp cao sau khi nhảy từ công ty nọ sang công ty kia. Nếu bạn nhanh nhẹn, thành thạo khi làm quen và sử dụng những gì bạn học được ở công ty nọ làm đòn bẩy để có được một vị trí tốt hơn tại công ty khác, con đường này có thể phù hợp với bạn.

Con đường thứ hai là khi bạn trưởng thành từ nội bộ một công ty. Việc này chẳng bao giờ khiến bạn chung thân bên bàn giấy. Trên thực tế, tại những công ty hay tập đoàn lớn có điều kiện thăng tiến nhanh đối với những nhân viên tiềm năng, bạn có thể được thuyên chuyển giữa các bộ phận hay giữa các văn phòng khu vực. Dù bạn đang leo lên từng bậc thang khoan thai, chậm rãi hay mãnh liệt từng đợt một, ít nhất bạn đã đi đúng hướng.

Nếu lật lại lịch sử CEO, chủ tịch các công ty tại Việt Nam cũng như nước ngoài không hiếm người đi lên từ những vị trí thấp trong công ty và tận tụy cống hiến đến hàng chục năm trời. Một ví dụ tiêu biểu là Tổng giám đốc CTCP Sữa Vinamilk Mai Kiều Liên.

Bà gia nhập Vinamilk ngay từ khi Vinamilk được thành lập năm 1976, khi vừa tốt nghiệp Đại học tại Nga. Vị trí ban đầu của bà Liên là Kỹ sư Công nghệ phụ trách Phân xưởng Sữa đặc có đường tại Nhà máy Sữa Trường Thọ rồi sau đó chuyển sang phòng Kỹ thuật, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Café và Bánh kẹo I.

Đến năm 1992, bà Liên được đề bạt vào vị trí Tổng giám đốc công ty Sữa Việt Nam. Bà cũng không ít lần được tạp chí Forbes cình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. “Nữ tướng ngành sữa” là danh hiệu phổ biến khi mọi người nhắc đến bà Mai Kiều Liên. Hay như Chủ tịch Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ trong công ty của ông 60% nhân sự cốt cán ban đầu tiếp tục gánh vác tương lai Thế giới di động.

Tất nhiên cũng có những người gắn bó với công ty nhưng họ lại thờ ơ. Cũng theo Anphabe, trong nhóm 39,3% nhân sự thờ ơ (36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết) thì có tới 2/3 vẫn ở lại công ty. Những người này đi làm nhưng không có động lực trong công việc, không có mục tiêu phấn đấu hay có thể gọi họ là những zombie công sở.

Nguồn Trí thức trẻ

Họ khiến doanh nghiệp thất thoát tới 11,7% hiệu suất làm việc. Tất nhiên những người như vậy thì sẽ không bao giờ thăng tiến trong nấc thang sự nghiệp, thậm chí còn sẵn sàng trong danh sách thôi việc của công ty. Thế nên không quan trọng là bạn nhảy việc liên tục hay trung thành với 1 công ty mà là thái độ với công việc của công ty, những nỗ lực cống hiến với doanh nghiệp.

Zombie Là Gì: Khái Niệm &Amp; Nguồn Gốc

Ngày: 11/04/2018 lúc 20:09PM

Zombie (Pháp ngữ Haiti: zombi, Creole ngữ Haiti: zonbi), hay còn được gọi là thây ma hoặc xác sống, là các tử thi người được làm cho sống lại. Zombie chủ yếu xuất hiện trong các tác phẩm kinh dị, khoa học viễn tưởng (Science Fiction/Sci Fi), và kỳ ảo (Fantasy).

Thuật ngữ này khởi nguồn từ thần thoại Haiti, trong đó zombie là được triệu hồi thông qua phép thuật. Trong văn học hiện đại, quá trình tạo ra zombie, hay nói cách khác là làm xác chết sống dậy, được thực hiện thông qua các phương thức mang tính khoa học viễn tưởng chẳng hạn như virút truyền bệnh, phóng xạ hạt nhân, bệnh tâm thần, hoá chất độc hại, tai nạn khoa học,…

Nguồn gốc của từ “zombie”

Trong tiếng Anh, từ zombie lần đầu xuất hiện vào năm 1819 trong một tác phẩm viết về lịch sử Brazil do tác giả Robert Southey thực hiện. Mới đầu từ ấy được viết là “zombi”, dùng để chỉ một thủ lĩnh phe phiến quân người Brazil gốc Phi với tên thật là Zumbi. Từ điển tiếng Anh Oxford có ghi từ này gốc gác bắt nguồn từ khu vực Tây Phi, và so sánh nó với từ “nzambi” (Chúa) và “zumbi” (bái vật) trong tiếng Kongo.

Từ ” zombie” với cách viết chính tả như hiện nay thường được coi là khởi nguồn từ đạo diễn George Romero. Trong bộ phim Night of the Living Dead, các zombie được gọi là “ghoul,” tức là thây ma (mặc dù từ ghoul, vốn gốc lấy từ cổ tích Ảrập, dùng để chỉ quỷ, không phải xác được hồi sinh), nhưng về sau khi trả lời phỏng vấn, George Romero lại dùng thuật ngữ “zombie” để tả chúng.

Zombie trong văn hoá dân gian

Zombie được nhắc đến rất nhiều trong văn hoá dân gian của Haiti dưới dạng những người quá cố được bokor, một pháp sư hoặc phù thuỷ, dùng phép chiêu hồn làm cho sống lại. Các zombie sẽ phải chịu sự điều khiển của bokor, trở thành nô lệ không có ý chí riêng.

Ngoài ra, trong văn hoá Haiti, zombie còn tồn tại dưới dạng phi vật chất, hay còn gọi là “tinh chất zombie”, vốn là một phần linh hồn người. Bokor có thể thu lấy tinh chất zombie để bổ trợ cho sức mạnh tâm linh của mình. Tinh chất zombie còn có thể được lưu vào trong một chiếc lọ đặc biệt do bokor chế tạo, và ai mang nó theo người sẽ được may mắn, khoẻ mạnh, làm ăn phát đạt. Người Haiti tin rằng về sau Chúa sẽ lấy lại linh hồn của zombie, thế nên tinh chất zombie ấy chỉ là một thực thể siêu linh tạm thời.

Các phong tục xoay quanh zombie này được những nô lệ người Châu Phi đưa đến Haiti. Người Châu Phi tin rằng sau khi chết, thần Baron Samedi sẽ quy tụ tất cả bọn họ lại từ trong nấm mồ và giúp họ đến thiên đường kiếp sau (“Guinea”). Tuy nhiên, nếu trong lúc sống họ đã làm gì báng bổ thần, họ sẽ vĩnh viễn trở thành một cái xác nô lệ cho thần sau khi chết.

Đặc trưng của các tác phẩm zombie hiện đại

Hình ảnh zombie trong thế giới hiện đại ngày nay gần như do một mình đạo diễn George A. Romero tạo dựng nên với bộ phim Night of the Living Dead năm 1968. Trong tác phẩm điện ảnh này, Romero đã cho lai zombie truyền thống với một số mô típ của ma cà rồng, và tạo ra một thứ quái vật rất ám ảnh. Hình tượng thứ thây ma tận thế này về sau được cộng đồng fan khoa học viễn tưởng gọi là Romero Zombie.

Trong các tác phẩm thuộc đề tài này, thường khi zombie mới xuất hiện, người dân sẽ bị sốc, hoảng loạn, và lắm khi còn không tin vào sự tồn tại của zombie, mặc dù có biết bao bằng chứng sờ sờ trước mặt, khiến cho những người sống sót không thể ứng phó với khủng hoảng một cách kịp thời và hiệu quả.

Chính quyền thường cũng sẽ phản ứng rất chậm chạp, không bắt kịp được tốc độ lan toả của zombie, khiến cho nó bùng phát lên thành cấp đại dịch, không cách nào ngăn chặn được nữa. Điều này thường dẫn đến hậu quả tất yếu là toàn bộ nền văn minh bị sụp đổ. Zombie trở thành loài thống trị hành tinh, và con người chỉ còn một vài nhóm nhỏ tìm cách sinh tồn.

Các tác phẩm về zombie thường sẽ tập trung vào một nhóm nhỏ các nhân vật ngươi sống sót, kẹt giữa đại dịch. Cốt chuyện sẽ tiến triển từ lúc đại dịch zombie vừa mới khởi đầu, sau đó sẽ đến những nỗ lực kiểm soát ban đầu của giới chức trách (thường là sẽ thất bại), và rồi dần dần phát triển lên đến mức mọi cơ cấu tổ chức của xã hội đều bị đảo lộn, nền văn minh loài người chấm dứt, và các nhân vật sau đó phải tự bươn chải sống sót. Tác phẩm sẽ hay tập trung vào cách các nhân vật chính phản ứng với thảm họa này, và việc tính cách của họ bị biến đổi ra sao khi mọi rào cản, quan niệm đạo đức trong thế giới cũ của họ có thể nói là đã biến mất sạch.

Một số ví dụ về zombie trong khoa học viễn tưởng

Hình tượng zombie xuất hiện sớm nhất trong khoa học viễn tưởng có lẽ là Frankenstein của Mary Shelley. Mặc dù bản thân tác phẩm không phải là tiểu thuyết về zombie, nhưng truyện cũng viết về một cái xác được làm sống lại, không phải bằng phép thuật thần bí gì cả mà bởi một quy trình khoa học nghiêm chỉnh. Ngoài ra, Frankenstein còn đi đầu trong việc tạo dựng mô típ là người chết sẽ hung dữ hơn phiên bản sống của mình.

Diễn viên T. P. Cooke thủ vai quái vật Frankenstein năm 1823.

Trong giai đoạn thập niên 1920s và 1930s, tác giả truyện kinh dị H. P. Lovecraft đã viết vài cuốn tiểu thuyết ngắn xoay quanh đề tài zombie. Các tiểu thuyết ” Cool Air”, ” In the Vault”, và ” The Outsider” đều có sử dụng mô típ thây ma, nhưng tác phẩm Herbert West-Reanimator (1921) của Lovecraft mới là thứ giúp “định hình khái niệm zombie trong văn hoá đại chúng”. Đây là một chuỗi truyện ngắn, kể về một nhà khoa học điên có tên Herbert West. Ông ta tìm cách hồi sinh xác người, nhưng kết quả không mấy khả quan. Các thây ma ông ta hồi sinh được đều không thể kiểm soát nổi, gần như không biết nói, chỉ còn lưu lại những bản năng nguyên thuỷ và hết sức bạo lực. Mặc dù tác giả không dùng từ zombie, những cách chúng được miên tả rất giống với zombie hiện tại.

Tác phẩm I Am Legend năm 1954 của Richard Matheson cũng đề cập đến zombie, chỉ có điều thuật ngữ dùng chính thức trong truyện thì lại là “ma cà rồng.” Dẫu vậy, các xác sống trong truyện vẫn mang những nét rất đặc trưng của zombie. Cuốn tiểu thuyết này và phiên bản phim chuyển thể năm 1964 của nó, The Last Man on Earth, kể về con người cuối cùng còn sống sót trên trái đất, tiến hành chiến đấu chống lại ma cà rồng. Về sau này, chính George A. Romero cũng phải công nhận là tác phẩm đã gợi cho ông ý tưởng làm phim Night of the Living Dead.

Nếu yêu thích Zombie, hẳn bạn cũng là fan thể loại Sci Fi đấy nhỉ? Thế thì chắc chắn bạn sẽ rất ưng bộ combo truyện viễn tưởng siêu hot của Bookism bọn mình.