Top 9 # Zombie Công Sở Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Zombie Công Sở Là Có Thật

Zombie công sở là gì

Zombie công sở là những người đi làm rất nghiêm túc nhưng lại không tập trung trong công việc. Công việc được thực hiện một cách qua loa đại khái và đối phó. Mức độ hiệu suất công việc nằm dưới khả năng của bản thân, không thể hiện hết khả năng của bản thân và không có động lực làm việc.

khi một ngày đẹp trời nào đó bạn cảm thấy mệt mỏi và không tập trung vào công việc được. Nhưng đó chưa phải là zombie công sở. Con người đôi khi cũng có những lúc thăng trầm. Bạn sẽ có lúc mệt mỏi vì  một lý do khách quan nào đó mà không thể tập trung vào công việc được không có nghĩa là bạn luôn như vậy. Thực tế nghiên cứu cho thấy, số ngày trong một năm mà zombie công sở không tập trung vào công việc là rất lớn. Trung bình đến 60 ngày làm việc trong 1 năm. Đôi khi bạn chỉ là thiếu năng lượng để làm việc thôi chứ chưa phải là zombie công sở. Nhưng không khắc phục vấn dề đó và để tình trạng lặp lại liên tục. Nguy cơ cao bạn sẽ trở thành một zombie công sở chính hiệu

Tại sao lại xuất hiện hiện tượng zombie công sở

Nghiên cứu thực tiễn cho thấy rất nhiều điều có thể ảnh hưởng đến tính trạng này. Đôi khi nó lại chỉ là những điều vụn vặt cũng có thể dập tắt động lực làm việc của bản thân

Hứng thú với công việc

Cảm thấy công việc không hề hứng thú chút nào. Nhưng lại không muốn phải mất công sức để đi tìm một công việc khác đầy hứng thú hơn. Thay vào đó là lựa chọn một công việc nhàm chán và vùi thời gian của bản thân vào công việc đó. Khi đó tất cả mọi công việc đều được thực hiện bằng một động lực là đối phó. Cũng như học đối phó khi ở nhà trường phổ thông. Đối phó với công việc kiểu làm vừa đủ mức, gần đủ mức để có thể nói chuyện với sếp, bàn giao với sếp là được. Chứ không muốn làm một cái gì đó đột phá nữa. Đương nhiên là tìm đâu ra một thứ đột phá khi bạn cảm thấy công việc quá nhàm chán.

Sự thích thú là động lực của tất cả mọi thứ. Làm điều mình thích và thích điều mình làm là trạng thái công việc thực sự hiệu quả. Bất kỳ ai cũng đều muốn làm công việc mà bản thân thích. Khi đó đi làm hay giờ làm việc không còn là những khoảng thời gian lao động bắt buộc để tạo ra của cải duy trì sự sống nữa. Bạn sẽ làm với những đam mê. Cống hiến hết sức của bản thân để tạo ra những giá trị ý nghĩa với cuộc sống, với công việc.

Tuy nhiên, đâu phải ai cũng có thể được làm điều mình thích. Đôi khi phải chấp nhận làm những công việc mà bạn cho làm tạm bợ để tìm cơ hội đến với điều bản thân yêu thích. Chính điều này một phần tạo thành zombie công sở. Khi bạn chờ cơ hội nhưng nó lại mãi không đến. Bạn lại không muốn phải mạo hiểm để đi tìm công việc mới. Vẫn luôn coi công việc đang làm là tạm bợ để tìm kiếm cơ hội. Dần dà, bạn đi làm chỉ với mục tiêu đối phó cho xong việc. Nếu mãi vẫn không thấy cơ hội, nhiều người vẫn cứ làm việc theo thói quen mà không có chút động lực nào. Đây cũng là một trường hợp của những zombie công sở hiện tại.

Không ganh đua và không có những mục tiêu to lớn như phát triển bản thân. Nhiều người chỉ muốn làm một công việc an nhàn. Muốn cuộc sống nhẹ nhàng trôi qua mà không cần phải cố gắng nhiều. Những người này chia thành hai loại, một loại sẽ cống hiến hết khả năng của bản thân để tạo ra giá trị thực sự có ý nghĩa. Loại còn lại thì trở thành zombie công sở khi chỉ làm việc với tâm lý làm đối phó. Dù làm ở bất kỳ vị trí nào thì đều là một phần tử quan trọng của tổ chức. Tế bào là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của cơ thể người. Tế bào notron thần kinh có thể quan trọng hơn nhưng không có nghĩa là những tế bào còn lại là không quan trọng. Cơ thể con người phải được xây dựng từ những tế bào khỏe thì mới khỏe mạnh được. Tổ chức của con người cũng như vậy, quản lý là người quyết định hết toàn bộ mọi thứ nhưng không có nghĩa môi nhân viên là không quan trọng. Một tổ chức mạnh mẽ yêu cầu nhiều yếu tố nhưng cơ bản nhất vẫn là những nhân viên gắn kết và trách nhiệm.

Những người bất mãn với phúc lợi nhưng không dám bước chân ra đi.

Cuộc sống mà, chín người thì mười ý. Có người sẽ thỏa mãn với phúc lợi hiện tại của công ty. Nhưng có người sẽ không thỏa mãn. Những người bất mãn sẽ cất bước ra đi khỏi công ty và tìm kiếm cho mình những nơi thích hợp hơn để phát triển. Nhưng lại có những người không đủ tự tin để có thể dứt áo ra đi. Hoặc là vì họ không tự tin với sự đổi mới. Cũng có thể là họ chưa tìm được cơ hội mà bản thân cảm thấy thực sự hứng thú. Hoặc đơn giản là họ sợ, sợ những thứ ngoài kia còn tệ hơn nơi họ đang ở. Những người này sẽ làm việc cầm chừng và không bao giờ hoạt động một cách cống hiến và hiệu quả. Điều này khiến họ trở thành những zombie công sở

Zombie Công Sở Là Có Thật!

Không quan trọng là bạn nhảy việc liên tục hay trung thành với 1 công ty mà là thái độ với công việc của công ty, những nỗ lực cống hiến với doanh nghiệp.

Một khảo sát cách đây không lâu của Anphabe trên 26.000 làm việc tại Việt Nam, chỉ có 13,8% nhân viên thực sự gắn kết với công ty, 46,9% nhân viên gắn kết, 36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết.

Một con số khác phản ánh tác động của những nhân viên zombie này là trong khi số ngày nghỉ bệnh trung bình chỉ 4 ngày/năm thì trung bình số ngày họ đi làm, nhưng không tập trung và không hiệu quả lên tới 57,5 ngày làm việc trong 1 năm.

Số liệu Anphabe không đưa số liệu về những nhân viên trung thành gắn bó với một công ty từ khi tốt nghiệp đại học tuy nhiên thực tế có thể thấy họ là những người khá hiếm hoi. Bởi phần lớn các doanh nghiệp không thể giữ chân được tất cả những nhân viên trẻ, tài năng. Cho dù họ đã huấn luyện họ chu đáo hay trả lương họ tốt như thế nào, những cơ hội bên ngoài sẽ quyến rũ mất một vài người. Điều này hết sức tự nhiên. Không một tổ chức nào có thể đáp ứng được tham vọng của tất cả mọi người.

Thậm chí ngay cả những người gắn bó với công ty từ khi đi làm vẫn luôn canh cánh trong mình chỉ làm ở một chỗ từ khi tốt nghiệp đại học. Trong suốt thời gian ấy, họ chứng kiến rất nhiều bạn bè mình cứ hai hay ba năm lại thay đổi chỗ làm và họ kiếm được nhiều tiền hơn và được giao những trọng trách cao hơn. Những người này tự hỏi liệu sự “ổn định” của mình có phải là một bước đi tồi trong con đường sự nghiệp hay không.

Tất nhiên có rất nhiều quyết định trong công việc khiến bạn cảm thấy phải áy náy, nhưng trung thành với công ty không phải là một quyết định như vậy. Thông thường có hai con đường phát triển sự nghiệp trong các công ty. Con đường thứ nhất là con đường xoắn ốc đưa bạn tới vị trí cấp cao sau khi nhảy từ công ty nọ sang công ty kia. Nếu bạn nhanh nhẹn, thành thạo khi làm quen và sử dụng những gì bạn học được ở công ty nọ làm đòn bẩy để có được một vị trí tốt hơn tại công ty khác, con đường này có thể phù hợp với bạn.

Con đường thứ hai là khi bạn trưởng thành từ nội bộ một công ty. Việc này chẳng bao giờ khiến bạn chung thân bên bàn giấy. Trên thực tế, tại những công ty hay tập đoàn lớn có điều kiện thăng tiến nhanh đối với những nhân viên tiềm năng, bạn có thể được thuyên chuyển giữa các bộ phận hay giữa các văn phòng khu vực. Dù bạn đang leo lên từng bậc thang khoan thai, chậm rãi hay mãnh liệt từng đợt một, ít nhất bạn đã đi đúng hướng.

Nếu lật lại lịch sử CEO, chủ tịch các công ty tại Việt Nam cũng như nước ngoài không hiếm người đi lên từ những vị trí thấp trong công ty và tận tụy cống hiến đến hàng chục năm trời. Một ví dụ tiêu biểu là Tổng giám đốc CTCP Sữa Vinamilk Mai Kiều Liên.

Bà gia nhập Vinamilk ngay từ khi Vinamilk được thành lập năm 1976, khi vừa tốt nghiệp Đại học tại Nga. Vị trí ban đầu của bà Liên là Kỹ sư Công nghệ phụ trách Phân xưởng Sữa đặc có đường tại Nhà máy Sữa Trường Thọ rồi sau đó chuyển sang phòng Kỹ thuật, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Café và Bánh kẹo I.

Đến năm 1992, bà Liên được đề bạt vào vị trí Tổng giám đốc công ty Sữa Việt Nam. Bà cũng không ít lần được tạp chí Forbes cình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. “Nữ tướng ngành sữa” là danh hiệu phổ biến khi mọi người nhắc đến bà Mai Kiều Liên. Hay như Chủ tịch Nguyễn Đức Tài từng chia sẻ trong công ty của ông 60% nhân sự cốt cán ban đầu tiếp tục gánh vác tương lai Thế giới di động.

Tất nhiên cũng có những người gắn bó với công ty nhưng họ lại thờ ơ. Cũng theo Anphabe, trong nhóm 39,3% nhân sự thờ ơ (36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết) thì có tới 2/3 vẫn ở lại công ty. Những người này đi làm nhưng không có động lực trong công việc, không có mục tiêu phấn đấu hay có thể gọi họ là những zombie công sở.

Nguồn Trí thức trẻ

Họ khiến doanh nghiệp thất thoát tới 11,7% hiệu suất làm việc. Tất nhiên những người như vậy thì sẽ không bao giờ thăng tiến trong nấc thang sự nghiệp, thậm chí còn sẵn sàng trong danh sách thôi việc của công ty. Thế nên không quan trọng là bạn nhảy việc liên tục hay trung thành với 1 công ty mà là thái độ với công việc của công ty, những nỗ lực cống hiến với doanh nghiệp.

Virut “Zombie Công Sở” Và Cách Thanh Trừ!

Đi làm đúng giờ nhưng tan sở cũng không trễ một giây; Không yếu kém nhưng cũng không nỗ lực, không hách dịch nhưng cũng không gắn kết, không đam mê nhưng cũng không chịu nghỉ việc; Đấy chính là hình mẫu những “zombie công sở” điển hình.

Phân loại các dạng “zombie”

Look like busy: Luôn tỏ vẻ bận rộn, nhưng toàn làm những việc ít quan trọng.

Lúc nào cũng đúng vì luôn có lý do (ngoài bản thân) để biện hộ và đổ lỗi cho kết quả chưa như ý.

Mrs Knows it all: Không chịu lắng nghe và học hỏi vì cho rằng mình ” biết tuốt” và ” đã quá giỏi trong công việc “.

Yes Employee: Luôn nói có với các yêu cầu từ sếp mà thực chất không hiểu, không quan tâm, không cần hỏi ” Tại sao?” hay ” Để làm gì? “.

Âm thầm không phát triển và không sẵn sàng chia sẻ thông tin hay cơ hội để giúp người khác thành công.

Lip service: Nói hay hơn làm, chọn KPI đại khái và thường đem lại kết quả không rõ ràng.

“Zombie công sở” thật hay ảo?

Anphabe – nhà tư vấn thương hiệu tuyển dụng và môi trường làm việc hàng đầu tại Việt Nam vừa công bố kết quả khảo sát về tình trạng ” zombie công sở “.

Tình trạng “zoobie công sở” thường bùng phát bởi “virut lười”. Virut này phát triển trong hoàn cảnh khi cả doanh nghiệp và người lao động đều có một thể trạng làm việc ốm yếu.

Cụ thể, nếu bạn không có hứng thú đam mê làm việc rất có thể là do năng lực bạn không đủ, bạn không chí tiến thủ, không có tham vọng được ghi nhận. Tuy nhiên tư duy đó cũng có thể là kết quả của một văn hoá doanh nghiệp nghèo nàn, kém văn minh, không tạo điều kiện cho nhân sự phát triển.

Từ trái tim đến trái tim – bài thuốc điều trị “Zombie công sở”

Tái gắn kết Zombie, tối đa khả năng thực sự của nhân viên và giảm thiểu thất thoát đáng tiếc là mục tiêu của các lãnh đạo doanh nghiệp, đặc biệt là người phụ trách nhân sự.

Ông Lê Quý Đôn, Giám đốc nhân sự cấp cao, Công ty TNHH Nhà máy bia Heineken Việt Nam cho rằng: KPI có thể đánh giá mức độ hoàn thành của nhân viên, nhưng họ chỉ thực sự có trách nhiệm khi xem công ty như một gia đình.

” Nếu đi đến được trái tim của nhân viên, thì họ sẽ làm việc bằng cả trái tim, chứ không chỉ từ khối óc. Để chạm đến được trái tim người khác thì mọi hành động phải xuất phát từ trái tim của mình. Chúng tôi xác định, khi nhân viên bày tỏ nhu cầu, thì lắng nghe, cân nhắc đáp ứng yêu cầu dựa trên thực tế. Trong những hoạt động tập thể, gia đình của nhân viên được tham gia để tăng thêm sự gắn kết “, ông Đôn chia sẻ.

Kết quả khảo sát năm 2016 của Heineken cho thấy, chỉ số gắn kết người lao động tại Heineken Việt Nam đạt 87% (cao hơn mức 9% tiêu chuẩn của Tập đoàn và cao hơn chỉ số các công ty khác16%); chỉ số hiệu suất đạt 86%, trong khi Heineken toàn cầu chỉ đạt 78%.

Còn tại Suntory Pepsico Việt Nam, bà Văn Thị Anh Thư, Phó chủ tịch nhân sự cấp cao cho biết, họ có những buổi trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo cấp cao với nhân viên thay vì thông qua ban giám đốc, quản lý cấp trung. Theo đại diện này, nhân sự luôn muốn nhìn thấy công sức mỗi ngày của mình đóng góp cho tổ chức. Nếu nhu cầu này không được đáp ứng, sự gắn kết sẽ khó tồn tại.

” Một nhân viên làm nhiệm vụ đóng gói có thể thấy nhàm chán, nhưng khi họ hiểu, điều này quan trọng với chất lượng sản phẩm của Công ty thì “vi khuẩn Z” không có cơ hội phát triển. Việc tiếp xúc, trao đổi với nhân viên giúp lãnh đạo nhận ra “vi khuẩn Z” tồn tại trong nhân viên đó hay không, cũng như giữ vững niềm tin cho nhân viên “, bà Anh Thư nói.

“Zombie công sở” – Điều trị mà không được thì chia tay

Nếu bài thuốc ” Từ trái tim đến trái tim” không mang lại hiệu quả, hãy ” thay đổi chiến tuyến “, tức là, chuyển nhân viên Zombie sang một chiến tuyến mới – một vị trí thử thách hơn, khó khăn hơn nhưng không thay đổi thu nhập. Khi thêm việc mà không thêm lương, khả năng cao nhân viên Zombie sẽ tự quyết định nghỉ việc. Trong trường hợp tích cực hơn, biện pháp mạnh này có thể lại là giải pháp để nhân viên có động lực làm việc tốt trở lại.

Giải Quyết Thế Nào Với Những “Zombie Công Sở”

Không chỉ phổ biến trong loạt phim giả tưởng của điện ảnh Mỹ ,”Xác sống” đang tồn tại thực sự trong môi trường làm việc ở nhiều công sở. Đâu là những liều thuốc đặc trị để chữa căn bệnh này?

Zombie là tên gọi dùng để chỉ những nhân viên không gắn kết với doanh nghiệp, nhưng lại không ra đi. Từ đó những zombie này gây ảnh hưởng trầm trọng tới văn hóa công sở và hiệu suất kinh doanh của cả công ty. Điều đáng báo động, số lượng zombie công sở đang ngày một tăng lên và có xu hướng trẻ hóa.

Zombie công sở làm thất thoát hiệu suất làm việc

Theo khảo sát của Anphabe, trên 26.000 người làm việc tại Việt Nam, chỉ có 13,8% nhân viên thật sự gắn kết với công ty, 46,9% nhân viên gắn kết, 36,8% thờ ơ và 2,5% rất không gắn kết. Đáng chú ý, trong số 39,3 % nhân sự thờ ơ với công ty thì có tới 67% vẫn ở lại. Họ là những người đi làm, nhưng không nỗ lực cho công việc. Họ không gắn bó với công ty, nhưng lại không có ý định nghỉ việc. Từ đó, những zombie này lan truyền những ảnh hưởng tiêu cực và “hạ gục” những nhân viên khác bằng thái độ và hành vi tiêu cực.

Vẫn theo Anphabe, trung bình cứ 4 nhân viên thì có 1 zombie công sở, chiếm tỷ lệ 25%. Tỷ lệ này gần với mức trung bình trên thế giới là 26% và gần cao bằng mức 32% của Thái Lan. Nhóm 25% zombie công sở này khiến doanh nghiệp thất thoát 11,7% hiệu suất làm việc. Nhân viên càng trẻ thì hội chứng zombie càng có xu hướng gia tăng. Cụ thể, tỷ lệ zombie ở Gen Y (nhóm nhân sự sinh năm 1994-1998) lên tới 30,9%.

Hội chứng zombie được ghi nhận ở nhiều ngành nghề. Trong đó, giáo dục – đào tạo là ngành có tỷ lệ zombie cao nhất, lên tới 50%. Ngành nghề có tỷ lệ zombie thấp nhất là nông – lâm – ngư nghiệp với 27%.

Đáng chú ý, tỷ lệ nhân viên zombie gia tăng theo thời gian. Mặc dù lượng nhân viên thờ ơ với công việc và công ty chỉ tăng nhẹ từ 35,2% năm 2015 lên 36,8% năm 2016, nhưng tỷ lệ nhân viên thờ ơ này mang xu hướng không nghỉ việc ngày càng tăng lên. Nếu năm 2015 tỷ lệ này là 12,6% thì năm 2016 tỷ lệ này tăng gấp đôi, lên 24,6.

Thực tế, có rất nhiều nhân viên đang làm việc kém hiệu quả. Nếu như số ngày nghỉ bệnh trung bình trong chỉ 4 ngày/năm thì trung bình số ngày các nhân viên zombie này đi làm, nhưng không tập trung và không hiệu quả lên tới 57,5 ngày làm việc trong 1 năm.

“Zombie công sở là bài toán khó với tất cả các nhà quản lý, nhưng cũng là thách thức tính nhân văn, ẩn chứa nhiều cơ hội tối đa hóa hiệu suất cho tổ chức”, bà Thanh Nguyễn, Giám đốc điều hành Anphabe nhận định.

Điều trị zombie công sở thế nào?

Để điều trị đặc hiệu nhóm zombie công sở, cần xét nghiệm và xác định phác đồ điều trị phù hợp. “Nếu nguyên nhân là vì công ty chưa tạo đủ điều kiện cho nhân viên, cần tìm hiểu sâu hơn nhu cầu của họ, từ đó ưu tiên cho những giải pháp nhanh chóng, hiệu quả cao. Trường hợp công ty đã hỗ trợ tốt mà nhân viên vẫn không hài lòng, cần nhìn nhận cách truyền thông để giúp họ hiểu đúng và đủ”, bà Đoàn Lê Minh Hà, Giám đốc nhân sự Kuehne + Nagel Việt Nam cho hay.

Trong khi đó, bà Đặng Lê Trâm, Giám đốc nhân sự Vinataba – Philip Morris Việt Nam, chi nhánh chúng tôi cho rằng, nếu các nguyên nhân khiến nhân viên không gắn kết đến từ chuyện cá nhân như sinh con, bệnh tật… thì công ty cần có chương trình linh hoạt và quy trình hỗ trợ rõ ràng nhằm tạo cơ hội xây dựng gắn kết tình cảm bền vững.

Khi đã bắt đúng bệnh, các cấp quản lý đặc biệt là phòng nhân sự cần đưa ra phác đồ điều trị đặc hiệu, phù hợp với từng zombie công sở. Trong điều trị, cần kết hợp hiệu quả giữa việc tạo sức ép và tạo động lực để họ phấn đấu.

Bà Phan Nguyên Nhật Thảo, Giám đốc nhân sự Amway Việt Nam cho rằng, việc xác định chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng trong cách thực hiện và thời gian là cách tạo sức ép chuyên nghiệp. “Bài toán zombie cần được giải bằng chính zombie. Nhân viên là người tự đưa ra cam kết cụ thể, sau đó thống nhất với nhân sự và quản lý. Bằng cách này, công ty hiểu nhân viên hơn và nhân viên cũng sẽ cố gắng hơn”, bà Nhật Thảo cho hay.

Bên cạnh đó, Phó giám đốc nhân sự Daikin Việt Nam, bà Nguyễn Thanh Thủy lại cho rằng, cần phải hỗ trợ nhân viên có động lực để đẩy họ tự nỗ lực hơn. “Động lực của nhân viên tuy rất đa dạng, nhưng vẫn có thể quy về một số giải pháp chung. Ví dụ, nhân viên trẻ mới vào cần được thử thách và ghi nhận, nhân viên lớn tuổi cần sự ổn định trong công việc, còn các nhân viên lập gia đình trong vòng 5 năm đầu sẽ có nhu cầu lương tiền cao hơn”, bà Thanh Thủy nhận định.

Theo bà Thanh Thủy, nếu công ty đã uyển chuyển hỗ trợ, nhưng không thấy được sự thay đổi tích cực ở nhân viên, vì lợi ích chung của tổ chức sẽ buộc phải chia tay những zombie đã “hết thuốc chữa”. Tuy nhiên, chia tay sao cho phù hợp cũng không phải điều dễ dàng. Có nhiều cách để doanh nghiệp có thể nói lời chia tay với các zombie đã “hết thuốc chữa”. Anphabe đưa ra 4 phương án chủ đạo:

– Thứ nhất, nhân sự có thể trao đổi thẳng thắn với nhân viên về quyết định chia tay và đề xuất một khoản “tình phí” phù hợp để nhân viên chủ động “chia tay trong hòa bình”. – Thứ hai, nhân sự có thể làm việc với các công ty tuyển dụng để “niêm yết” nhân viên trên và giúp tìm cho họ công việc khác phù hợp hơn. – Thứ ba, có thể áp dụng phương thức “thay đổi chiến tuyến”. Tức là chuyển nhân viên zombie sang một chiến tuyến mới – vị trí mới thử thách hơn, khó khăn hơn, nhưng không thay đổi thu nhập. Cách làm thêm việc mà không thêm lương này là một cách hiệu quả khiến zombie tự nghỉ việc. Trong trường hợp tích cực, biện pháp mạnh này có thể là giải pháp hữu hiệu để nhân viên lấy lại động lực làm việc. – Cuối cùng là giải pháp “bàn tay sắt”. Khi doanh nghiệp đã quyết định chia tay nhân viên zombie, nhưng gặp trở ngại (ví dụ hợp đồng không xác định thời hạn hoặc thời hạn còn khá lâu trong khi zombie không ngừng hủy hoại môi trường làm việc chung), nhân sự cần chuẩn bị đầy đủ bằng chứng để trao đổi thẳng thắn với nhân viên. Sử dụng đơn vị chuyên nghiệp thứ ba cũng là giải pháp giúp nhân sự bớt lao tâm, khổ tứ.