Top 6 # Zona Bội Nhiễm Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Zona Thần Kinh Bội Nhiễm Là Gì? Cách Điều Trị

cần hết sức cẩn trọng khi bệnh zona thần kinh xuất hiện tình trạng bội nhiễm. bởi lúc này tổn thương da thường sâu, dễ lan tỏa rộng và gây đau rát dữ dội. đặc biệt, sự hình thành các vết sẹo thâm, sẹo lớn sau điều trị là rất khó tránh khỏi. tuy nhiên nếu nghiêm túc điều trị và chăm sóc tốt thì hoàn toàn có thể kiểm soát nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm là gì? Triệu chứng đặc trưng

Zona thần kinh bội nhiễm là biến chứng thường gặp của bệnh zona thần kinh. biến chứng này thường xảy ra khi virus phát triển mạnh hay có vi khuẩn hoặc vi nấm tấn công vào các nốt mụn nước và gây viêm nhiễm.

So với tình trạng bệnh thông thường, khi có kích hoạt bội nhiễm thì triệu chứng sẽ nặng nề hơn. ngoài ra còn diễn tiến rất phức tạp và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Bệnh zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những tổn thương da nặng nề đi kèm với triệu chứng toàn thân. triệu chứng tại chỗ thường là:

Vùng da bị bệnh sưng đỏ và có dấu hiệu viêm nhiễm nặng nề.

Ngoài ra, còn đi kèm với các triệu chứng toàn thân như:

Các triệu chứng toàn thân thường kích hoạt với mức độ nặng nề hơn ở nhóm đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu. Ví dụ như trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, bệnh nhân tiểu đường hay nhiễm HIV…

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh bội nhiễm

Bội nhiễm da khi bị zona thần kinh có thể phát sinh khi có một số nguyên nhân cùng các yếu tố thuận lợi sau đây:

Vệ sinh da kém: Zona thần kinh đặc trưng bởi tình trạng nổi mụn nước theo từng cụm. Các mụn nước có thể vỡ ra, chảy dịch và gây ngứa ngáy khó chịu. Nếu không vệ sinh và chăm sóc da đúng cách thì các tác nhân gây hại rất dễ xâm nhập vào các vết thường ở và gây nhiễm trùng.

Sức đề kháng suy giảm: Những người có thể trạng kém và hệ miễn dịch suy giảm thường có tốc độ phục hồi tổn thương da rất chậm. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bội nhiễm.

Lạm dụng thuốc bôi corticoid: Đây là loại thuốc bôi có tác dụng chống viêm và giảm dị ứng nhanh thường được dùng phổ biến trong điều trị tổn thương da do zona thần kinh. Tuy nhiên Thuốc bôi corticoid hoạt động bằng cách ức chế miễn dịch của da. Chính vì thế mà da có thể giảm sức đề kháng tự nhiên và dễ bị nhiễm trùng nếu dùng thuốc này kéo dài.

Cào gãi và chà xát lên các nốt mụn nước: Ngứa ngáy và nóng rát, khó chịu là những triệu chứng cơ năng điển hình của bệnh zona thần kinh. Nhiều người thường có thói quen cào gãi và chà xát để thỏa mãn cơn ngứa. Thói quen xấu này có thể khiến mụn nước vỡ ra, da bị trợt loét và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm hay virus tấn công vào bên trong.

Dùng thuốc điều trị tùy tiện: Tổn thương da do zona thần kinh thường không quá nghiêm trọng và có thể thuyên giảm nhanh. Tuy nhiên nếu tùy thiên sử dụng thuốc không đúng cách có thể khiến tổn thương da lở loét, chảy dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Zona thần kinh bội nhiễm có nguy hiểm không?

Zona thần kinh bội nhiễm chính là một dạng tiến triển nặng, biến chứng của bệnh zona thần kinh. chính vì thế mà hiện trạng này thường có mức độ nghiêm trọng và diễn tiến phức tạp hơn rất nhiều.

Nếu kịp thời phát hiện, tình trạng bội nhiễm trên da hoàn toàn có thể điều trị khi sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách. tuy nhiên, với những trường hợp chậm trễ hay thiếu nghiêm túc trong điều trị thì các biến chứng nghiêm trọng hoàn toàn có thể phát sinh.

Những thông tin về một số biến chứng sau sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn mức độ nguy hiểm của bệnh zona thần kinh bội nhiễm:

Viêm mô tế bào: Đây chính là một dạng nhiễm trùng phát sinh tại tổ chức liên kết của da, liên cầu nhóm A hay tụ cầu vàng là nguyên nhân chính gây ra. Viêm mô tế bào thường có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với tình trạng bội nhiễm thông thường. Biến chứng này có thể dẫn tới áp xe dưới da, viêm gân, hoại tử da hay nhiễm khuẩn huyết.

Sẹo vĩnh viễn: Bội nhiễm thường sẽ kích hoạt các tổn thương da sâu và rất dễ để lại thâm sẹo. Đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm và đề kháng kém thì thâm sẹo có thể sẽ tồn tại vĩnh viễn và không thể khắc phục được hoàn toàn.

Nhiễm khuẩn huyết: Trường hợp không can thiệp chữa trị kịp thời thì nhiễm trùng da thường có xu hướng bùng phát mạnh. Thậm chí có thể đi vào tuần hoàn máu và gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết. Đây là biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn tới suy hô hấp, sốc, trụy tim mạch và gây tử vong.

Các biến chứng khác: Trường hợp bệnh zona thần kinh tam thoa trên mặt thì mụn nước có thể mọc trong miệng, trên mắt hay ở vùng tai. Zona mọc gần mắt có thể làm giảm thị lực, đặc biệt bội nhiễm có thể khiến dây thần kinh thị giác bị tổn thương nặng dẫn tới mù mắt. Còn nếu zona bội nhiễm ở tai thì rất dễ làm giảm thính lực, đôi khi gây điếc.

Cách điều trị zona thần kinh bội nhiễm

Zona tiếp xúc bội nhiễm thường gây ra tổn thương da sâu trên phạm vi rộng, đi kèm với những triệu chứng nghiêm trọng khác. việc điều trị cần được thực hiện trong thời gian sớm nhất để kiểm soát tốt nhiễm trùng, giảm tổn thương da, ngăn ngừa biện chứng.

Cần kết hợp việc sử dụng các loại thuốc điều trị với chăm sóc tốt tại nhà:

1. Sử dụng thuốc chữa zona thần kinh bội nhiễm

Các chuyên gia da liễu cho biết, sử dụng thuốc chính là phương pháp điều trị chính đối với bệnh zona thần kinh bội nhiễm. tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và diễn tiến của bệnh mà bác sĩ sẽ kê toa các loại thuốc phù hợp.

Một số loại thuốc có thể được chỉ định, bao gồm:

Bệnh zona thần kinh dù phát sinh bội nhiễm hay chưa thì việc sử dụng thuốc kháng virus cũng rất cần thiết. trong nhiều trường hợp, bội nhiễm có thể phát sinh do varicella zoster virus hoạt động quá mạnh. hoặc cũng có thể do các chủng virus khác tấn công vào tổn thương da đang bị trợt loét. tùy vào từng trường hợp mà bác sĩ có thể chỉ định thuốc kháng virus dạng bôi hay dạng uống cho phù hợp.

Thuốc tím chính là dung dịch sát khuẩn được dùng phổ biến nhất trong điều trị zona thần kinh bội nhiễm. có thể đáp ứng tốt trong trường hợp tổn thương da nhiễm trùng và tiết nhiều dịch. thành phần kali permanganate trong thuốc tím có tác dụng sát trùng nhẹ và tiêu diệt vi khuẩn nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ.

Kháng sinh là nhóm thuốc thường được chỉ định ưu tiên trong kiểm soát các triệu chứng zona thần kinh bội nhiễm. tùy vào mức độ nhiễm trùng mà bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thuốc trong khoảng từ 7 tới 10 ngày. amoxicillin, ceftriaxon,… là các thuốc kháng sinh thường được kê toa.

Thuống giảm đau và kháng viêm:

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt các triệu chứng đau nhức dữ dội hay gây sốt cao. lúc này có thể dùng thuốc giảm đau (paracetamol) và chống viêm (nsaid) để giúp làm giảm đau và hạ thân nhiệt. cần cẩn trọng khi sử dụng các nhóm thuốc này cho người gặp vấn đề về dạ dày, gan thận hay tim mạch.

Sau khi tình trạng bội nhiễm được kiểm soát, bác sĩ có thể sẽ cân nhắc chỉ định một số loại thuốc khác để làm giảm triệu chứng và thúc đẩy phục hồi tổn thương da. ví dụ như thuốc kháng histamine h1, thuốc bôi có chứa tacrolimus, thuốc corticoid đường uống…

2. Chăm sóc và hỗ trợ tại nhà

Ngoài việc dùng các loại thuốc theo đúng phác đồ mà bác sĩ đưa ra, người bị zona thần kinh bội nhiễm cần chú ý thực hiện chăm sóc tốt tại nhà. điều này sẽ hỗ trợ kiểm soát tốt hơn triệu chứng, ngăn ngừa diễn tiến xấu của bệnh và thúc đẩy quá trình chữa lành các tổn thương trên bề mặt da.

Khi bị zona bội nhiễm, cần chú ý đến các vấn đề sau trong chăm sóc:

Chú ý nghỉ ngơi và dành ít nhất 3 – 5 ngày cho việc điều trị tại nhà.

Biện pháp ngăn ngừa zona thần kinh bội nhiễm

Bệnh zona thần kinh thường có khả năng tái phát rất cao ở những người có hệ miễn dịch suy yếu hay khi có yếu tố thuận lợi tạo điều kiện. nếu không chú ý chăm sóc và điều trị thì nguy cơ dẫn đến bội nhiễm là rất cao.

Để phòng ngừa bệnh zona thần kinh kích hoạt bội nhiễm, cần chú ý đến các biện pháp sau:

Khi phát hiện triệu chứng zona thần kinh, cần thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị càng sớm càng tốt. Đồng thời sử dụng thuốc đúng theo chỉ định về cả liều lượng, tần suất cũng như thời gian.

Zona thần kinh bội nhiễm thường kích hoạt những triệu chứng nặng nề và rất dễ phát sinh biến chứng. chính vì thế người bệnh cần thận trọng và đặc biệt nghiêm túc khi điều trị. bên cạnh việc dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ thì cần chăm sóc tốt tại nhà để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất.

Bị zona thần kinh có nên quan hệ không?

Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/zona-than-kinh-boi-nhiem)

Zona Bội Nhiễm Là Gì Nguy Hiểm Không? Cách Điều Trị

Bệnh zona bội nhiễm là một biến chứng rất hay gặp ở người đang bị nhiễm zona thần kinh. Zona thần kinh là một dạng bệnh nhiễm trùng do virus VZV thuộc họ Herpes gây ra.

Đây cũng là vi-rút gây ra căn bệnh thủy đậu thường gặp hay còn gọi là phỏng dạ, trái rạ. Tơng tự như thủy đậu, zona thần kinh gây ra những nhóm bọng nước sưng đỏ, bỏng rát, ngứa ngáy, vô cùng khó chịu vì vừa ngứa vừa đau.

Zona chỉ phát tác trên những người đã từng bị nhiễm VZV và từng bị thủy đậu. Theo đó, khi một người bị thủy đậu rồi hết, VZV không hề biến mất hay bị tiêu diệt hoàn toàn mà chúng vẫn tồn tại trong cơ thể, nương nhờ các rễ hạch dây thần kinh và ngủ đông.

Quá trình này có thể kéo dài vài tháng, vài chục năm hoặc mãi mãi. Chỉ khi nào cơ thể tạo môi trường thuận lợi thì chúng mới thức giấc và tấn công.

Nguyên nhân gây zona thần kinh bội nhiễm

Xét về zona bội nhiễm, chúng là những vi khuẩn, vi-rút, nấm khác cùng tấn công vào các chùm zona gây ra tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm nặng nề và khó chữa trị hơn.

Nguyên nhân thường dẫn tới trường hợp zona bội nhiễm thường là:

Bị suy giảm miễn dịch: Mắc bệnh HIV-AIDS, viêm gan vi-rút, ung thư tế bào bạch cầu,… Tế bào bạch cầu trong những bệnh nhân này thường rất ít, ngay trong quá trình chống lại VZV cũng mất nhiều thời gian hơn bình thường dù được chữa trị thuốc men đúng phác đồ. Và cũng vì sự thiếu hụt kháng thể như vậy nên hệ miễn dịch không thể chống lại các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm thông thường và dễ dàng dẫn tới bội nhiễm.

Vệ sinh thân thể kém: Có thể do quan niệm dân gian kiêng tắm nên nhiều người ít khi vệ sinh cơ thể trong thời gian bị bệnh hoặc chỉ vệ sinh qua loa. Zona thần kinh có thể kéo dài từ 2 tuần tới cả tháng trời, việc không vệ sinh đặc biệt khi thời tiết nóng ẩm rất dễ khiến vi khuẩn, vi-rút, nấm sinh sinh sôi, hệ miễn dịch làm việc quá tải, không thể kiểm soát được.

Gãi mụn nước: Đây là hành động dễ gây ra zona bội nhiễm nhất, như đã nói da có rất nhiều sinh vật ngoại lại và ngay trong móng tay cũng thế. Việc gãi mụn nước vừa khiến zona phát tán lây lan rộng, vừa tạo điều kiện cho các vi khuẩn kia có cơ hội tấn công vào vùng da bị tổn thương.

Sử dụng quá liều corticoid: Trong quá trình điều trị zona, bác sĩ có thể kê đơn thuốc bôi ngoài da chứa thành phần corticoid. Nếu sử dụng đúng, corticoid chỉ có thể sử dụng một lớp mỏng trong mỗi lần bôi và chỉ bôi vào một thời gian ngắn giúp giảm ngứa, giảm viêm da. Tuy nhiên trong trường hợp dùng quá nhiều và lâu dài, corticoid lại khiến da tổn thương ngược lại.

Điều trị sai cách: Xét về các phương pháp điều trị zona, có rất nhiều cách trị phổ biến, nhưng trong đó có những cách điều trị không đúng hoặc không hợp cơ địa bệnh nhân nên dẫn tới nhiễm trùng nặng hoặc các biến chứng khác.

Người có hệ miễn dịch yếu: Phụ nữ đang mang thai, bệnh nhân đang xạ trị – hóa trị ung thư, trẻ em chưa tiêm phòng, người lớn tuổi đặc biệt là những người có các bệnh lý chuyển hóa khiến tác động xấu tới hệ miễn dịch.

Dấu hiệu nhận biết zona bội nhiễm

Ngoài những triệu chứng cơ bản của zona như xuất hiện các chùm mụn nước li ti chứa dịch khó vỡ theo dọc dây thần kinh gây bỏng rát, vừa ngứa vừa đau, tấy nhẹ.

Người bị zona bội nhiễm sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng điển hình báo hiệu cơ thể đang trang tình trạng bị nhiều vi khuẩn, vi-rút, nấm tấn công:

Vùng da sưng lớn, đau rát, ngứa ngáy, ửng đỏ hơn bình thường.

Các vết mụn nước xuất hiện mủ trắng, vàng, xanh, ăn rất sâu vào da và tốc độ lây lan rất nhanh.

Các dây thần kinh xung quanh bị giật và đau.

Sốt cao kéo dài, người uể oải, mệt mỏi, khó chịu, đau nhức.

Chán ăn, mất nước.

Zona thần kinh bội nhiễm có lây không? Có nguy hiểm không?

Zona thần kinh bội nhiễm là bệnh các vùng mụn nước bị nhiều loại vi khuẩn, vi-rút, nấm đồng tấn công. Xét phạm vi trên một cơ thể.

Zona bội nhiễm có thể lan rộng và lây sang khu vực xung quanh nếu không kịp thời chữa trị và ngăn chặn sớm. Bội nhiễm lây lan sẽ còn nặng và diễn tiến khó lường hơn.

Xét phạm vi giữa người – người, zona thần kinh không lây nhưng vi-rút VZV vẫn có thể lây cho người chưa tiêm vaccine và chưa bị thủy đậu. Khi nhiễm vi-rút người đó sẽ bị bệnh thủy đậu.

Đối với trường hợp bội nhiễm rất ít khả năng lây lan các bội nhiễm vì đa số chúng chỉ là những vi khuẩn, vi-rút, nấm dạng cơ hội, cơ thể không kiểm soát được chỉ vì đang bị suy yếu miễn dịch hoặc quá tải.

Nếu người khác không may tiếp xúc với những khuẩn này thì đối với hệ miễn dịch bình thường vẫn có thể tiêu diệt chúng.

Phải tùy vào thể trạng người bệnh, tình trạng bệnh, diễn tiến phát triển bệnh và phương pháp điều trị áp dụng ta mới có thể xác định được zona thần kinh bội nhiễm có gây nguy hiểm không.

Ở đây VHEA chỉ có thể cung cấp một số tình trạng điển hình khi zona bội nhiễm phát triển.

Sẹo: Đây là tình trạng nhẹ nhất của bệnh zona bội nhiễm. Sau khi bội nhiễm xuất hiện, phát triển và bị loại bỏ, chúng sẽ để lại những vết sẹo lồi lõm trên bề mặt da. Nếu các vết zona thường khi gần khỏi được chăm sóc cẩn thận sẽ mờ đi đến 70, 80% thì những vết zona bội nhiễm sẽ có ít khả năng đó hơn rất nhiều. Dù được chăm sóc và trị sẹo những vùng da tổn thương vẫn sẽ tồn tại sẹo vĩnh viễn.

Đau dây thần kinh – liệt dây thần kinh: Tình trạng này gặp rất nhiều ở người cao tuổi, theo số liệu của Viện 103 có đến 50% người trên 50 tuổi gặp phải sau khi bị bội nhiễm. Tuy không quá nguy hiểm nhưng đau, liệt dây thần kinh gây ra nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày của người bệnh.

Viêm mô tế bào – Nhiễm trùng da: Tình trạng này gây ra bởi 2 loại vi khuẩn Streptococcus và Staphylococcus nằm trên bề mặt da và thông qua những vết mụn nước mới vỡ và xâm nhập vào da. Chúng đặc biệt ưa thích vùng chân và tập trung nhiều ở đó nên zona bội nhiễm viêm mô tế bào thường xuất hiện ở khu vực bàn chân, lòng bàn chân, đùi, cẳng chân. Tình trạng này nếu không được xử lý ngay thì có thể dẫn tới hoại tử vùng bị tấn công.

Suy giảm thị lực – Mù vĩnh viễn: Virus VZV tấn công trên mặt ở vùng mắt, miệng, trán, đầu rất nguy hiểm vì gần não, khi zona tại các vị trí này trở thành zona bội nhiễm thì chúng sẽ tấn công vào các dây thần kinh thị giác, thính giác và gây giảm thị lực, giảm thính lực thậm chí là mù, điếc vĩnh viễn. Ngoài ra các các giác quan khác cũng có thể bị ảnh hưởng gọi là rối loạn giác quan.

Nhiễm trùng máu: Sau khi tấn công vào da, vi khuẩn có thể đào sâu vào tận bên trong cơ thể và chui vào máu. Nhiễm trùng máu cũng rất nguy hiểm vì độc lực, chất thải của vi khuẩn cũng như chế độ phản ứng lại của hệ miễn dịch phát viêm toàn thân. Nhiễm trùng máu cần cấp cứu kịp thời để loại bỏ vi khuẩn và điều hòa lại máu, nếu không cơ thể có thể bị sốc, suy tim cấp, tử vong.

Cách chữa trị bệnh zona thần kinh bội nhiễm

Khi xuất hiện những triệu chứng ban đầu của bệnh zona bội nhiễm, người bệnh nên được can thiệp y tế ngay, tránh để xảy ra trường hợp vết mụn nước lây lan nhanh, khó kiểm soát và chữa trị.

Nên đưa người bị bội nhiễm zona tới các trung tâm y tế hoặc các bệnh viện lớn để được điều trị và chăm sóc cẩn thận như Bệnh viện Da liễu TW, Bệnh viện Xanh pôn, Bệnh viện Bạch Mai,…

Trong các trường hợp nhiễm trùng da nhẹ, suy giảm thị lực, bệnh nhân có thể không cần nằm viện nội trú để theo dõi và chữa trị, nhưng phải uống thuốc bôi thuốc đúng theo phác đồ điều trị của bệnh và tái khám thường xuyên.

Một số loại thuốc các bác sĩ thường sử dụng trong điều trị zona thần kinh bội nhiễm:

Dung dịch vệ sinh, sát khuẩn khu vực bội nhiễm: Đây là cách giúp thuyên giảm tình trạng nhiễm trùng ngoài da, khiến khả năng lây lan, phát tán giảm đi và ngăn chặn các loại vi khuẩn, vi-rút, nấm khác tấn công. Thông thường có thể sử dụng Povidine, Betadine thấm vào bông y tế sạch để vệ sinh các vùng xung quanh và những mụn nước chưa vỡ.

Thuốc kháng vi-rút dạng bôi hoặc uống: Để vô hiệu hóa các loại vi-rút, các loại thuốc này sẽ làm giảm khả năng sản xuất DNA của chúng khiến chúng không thể tăng số lượng, giảm hiệu quả tấn công. Các loại thuốc điển hình: Acyclovir dạng kem bôi, Famcino, Valacyclovir

Thuốc kháng sinh: Giảm nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn dạng uống hoặc tiêm truyền. Đây là loại thuốc thường được chỉ định khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm, nhiễm trùng các loại. Một số kháng sinh điển hình được sử dụng là Amoxicillin, Ampicillin, Rocephin,v.v..

Thuốc kháng viêm, giảm đau, giảm sưng: Để giảm các triệu chứng khó chịu do bội nhiễm gây ra như sưng tấy, phù nề, đau rát, bác sĩ sẽ kê thêm một số loại thuốc giúp làm dịu đi phần da bị tổn thương.

Một số loại vitamin cần thiết: Bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin tổng hợp giúp người bệnh khỏe mạnh hơn và củng cố hệ miễn dịch trong cơ thể.

Không chỉ mỗi thuốc, bệnh nhân mắc zona bội nhiễm còn phải chú ý tới quá trình sinh hoạt tại nhà để mau khỏi bệnh.

Thường xuyên vệ sinh thân thể, vệ sinh khu vực sinh hoạt đặc biệt là chăn ga đệm gối, những nơi da tiếp xúc nhiều. Sau khi tắm thì vệ sinh vết thương thật sạch sẽ, đúng quy trình rồi bôi thuốc điều trị.

Không hút thuốc, sử dụng rượu bia, chất kích thích trong thời gian điều trị, chúng gây kìm hãm tác dụng của thuốc.

Không bôi đắp các thuốc, các dung dịch khác lên bề mặt da tổn thương khi không có sự đồng ý của bác sĩ dù chúng có lành tính hay có thể chữa zona thần kinh. Việc tiếp xúc này rất nguy hiểm vì có thể da sẽ phải đối mặt với nhiều loại vi khuẩn, vi-rút, nấm hơn nữa.

Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc, phải uống đúng theo chỉ dẫn. Khi có triệu chứng nôn mửa, phát ban, tiêu chảy thì có thể do dị ứng thành phần của thuốc hoặc bệnh trở nặng, có thể tạm ngưng sử dụng thuốc và tái khám ngay.

Trong trường hợp bệnh có tiến triển tốt, không xuất hiện các loại dị ứng, người bệnh vẫn tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ.

Bổ sung nhiều nước, hoa quả, rau củ và giảm các loại bánh kẹo, thức ăn nhanh trong thời gian trị bệnh.

Phòng ngừa bệnh zona thần kinh nhiễm trùng hiệu quả

Cách tốt nhất để điều trị bệnh là phòng ngừa bệnh. Chính vì vậy những bệnh nhân đang bị zona và có khả năng bị zona (chưa tiêm vaccine) nên chú ý quá trình phòng ngừa zona bội nhiễm. Đây là thông tin quan trọng nhưng thường xuyên bị xem nhẹ.

Điều trị zona tại nhà hoàn toàn trong thời điểm bệnh bùng phát (2 – 5 ngày sau những triệu chứng đầu tiên) để da không phải tiếp xúc với các yếu tố ô nhiễm từ môi trường, nguồn nước lạ, v.v…

Nên đi khám ngay khi phát hiện bị zona và điều trị theo đơn bác sĩ kê.

Không được gãi khi tắm cũng không chà sát mạnh gây vỡ mụn nước, việc chảy dịch ra rất nguy hiểm và có khả năng bội nhiễm cao. Các mụn nước thông thường sẽ tự vỡ vào thời điểm gần hết bệnh, nếu lỡ làm vỡ chúng thì phải vệ sinh sạch bằng cồn và bông sạch ngay.

Giảm hoạt động, không cần kiêng gió, cố gắng điều tiết cơ thể ra ít mồ hôi nhất khi bị zona thần kinh, vì mồ hôi có thể gây lây lan vi khuẩn và xâm nhập các vết thương gây bội nhiễm.

Ăn uống điều độ, cân bằng tâm trí không để rơi vào trạng thái stress, tâm lý nặng nề gây ảnh hưởng xấu tới bệnh.

Thông qua bài viết, ắt hẳn bạn đã hiểu thêm về một dạng biến chứng của zona thần kinh đó là zona bội nhiễm. Bội nhiễm xuất hiện nhiều ở những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thường xuyên gãi, tác động vào vết thương hoặc không biết cách vệ sinh khiến vi khuẩn, vi-rút, nấm tấn công.

Việc tự xử lý zona bội nhiễm khi không có chuyên môn dễ dàng dẫn tới nhiều tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong, người bệnh nên đặc biệt chú ý!

Bệnh Huyết Trắng Bội Nhiễm Là Gì ?

Ngày đăng : 21-04-2018 – Lượt xem : 680

Trước tiên, chị em cần phải hiểu thế nào là khái niệm bội nhiễm. Bội nhiễm ở đây được hiểu là tình trạng viêm nhiễm mới, nó xảy ra khi mà bệnh nhân đã bị mắc một viêm nhiễm khác trước. Hay nói cách khác bội nhiễm là ngoài bệnh lý chính thì người bệnh còn nhiễm thêm một hay nhiều vi trùng, vi khuẩn hoặc virus khác trên bệnh lý nền, do bệnh trước đó không được điều trị triệt để.

Hiện tượng bội nhiễm thường sẽ gây khó khăn hơn trong việc điều trị đặc biệt là với thuốc kháng sinh, nó có thể gây ra những biểu hiện kháng thuốc do những loại thuốc này đã được sử dụng ở trong lần điều trị đầu tiên.

Bệnh huyết trắng là hiện tượng mà các loại vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng tấn công và phát triển quá mức khiến cho huyết trắng có sự thay đổi so với tính chất ban đầu của nó.

Bệnh huyết trắng bội nhiễm là gì ?

Chị em có thể nhận biết bệnh huyết trắng qua các triệu chứng như: Huyết trắng ra nhiều bất thường, có màu khác lạ (vàng, xanh, trắng đục, huyết trắng có lẫn máu…), có mùi hôi khó chịu.

Bệnh huyết trắng bội nhiễm do một trong số những nguyên nhân ở trên nếu không được điều trị triệt để thì sẽ bị nhiễm bệnh trở lại. Lúc này không chỉ có một loại vi khuẩn gây viêm nhiễm nữa mà có thể đồng thời tất cả các loại vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng gây nên và người bệnh phải tiến hành điều trị đồng thời tất cả các nguyên nhân này.

Đây chính là hiện tượng người bệnh mắc huyết trắng bội nhiễm, những triệu chứng của bệnh sẽ giống hệt như với lần đầu bị bệnh bên cạnh đó có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng khác tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh.

LÀM GÌ KHI BỊ BỆNH HUYẾT TRẮNG BỘI NHIỄM?

Trường hợp bị bệnh huyết trắng bội nhiễm sẽ khó điều trị hơn rất nhiều so với bệnh huyết trắng bình thường. Chính vì thế chị em cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

Đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám và điều trị bệnh triệt để. Không được tự ý chữa bệnh bằng bất cứ hình thức nào khiến cho quá trình điều trị sau đó dễ bị lờn thuốc.

Kiên trì điều trị bệnh theo chỉ dẫn của các chuyên gia chuyên khoa để có được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Hiện nay, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu (80 – 82 Châu Văn Liêm, phường 11, quận 5) đang tiến hành điều trị bệnh huyết trắng bội nhiễm cho rất nhiều chị em phụ nữ, vì thế các chị em có thể liên hệ đến phòng khám để được các chuyên gia giúp đỡ.

Bệnh huyết trắng bội nhiễm là gì ?

Là một trong những phòng khám chuyên về phụ khoa hàng đầu TPHCM, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đáp ứng đầy đủ các yếu tố như:

♦ Phòng khám quy tụ đội ngũ chuyên gia chuyên khoa giỏi, tay nghề vững vàng và dày dặn kinh nghiệm trực tiếp khám chữa bệnh cho chị em.

♦ Được trang bị các trang thiết bị y khoa và máy móc hiện đại, tối tân hỗ trợ đắc lực cho các chuyên gia trong trong quá trình khám chữa bệnh.

♦ Thái độ phục vụ nhiệt tình và tận tâm, chi phí điều trị bệnh huyết trắng bội nhiễm hợp lý và được công khai minh bạch với chị em.

♦ Thông tin cá nhân được bảo mật nghiêm ngặt.

Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng-đơn giản-thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:

– Tư vấn qua số điện thoại 028 3923 9999

Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất.

Để đăng ký và lấy số đặt hẹn miễn phí khám bệnh vui lòng bấm vào tư vấn tư vấn.

*Lưu ý: Hiệu quả của việc điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người

Viêm Da Bội Nhiễm Là Gì? Biểu Hiện Và Cách Điều Trị

Viêm da bội nhiễm là gì?

Viêm da bội nhiễm hay còn gọi là viêm da cơ địa bội nhiễm. Đây được xem là một trong những giai đoạn của bệnh viêm da cơ địa khi làn da của bệnh nhân tiếp tục có dấu hiệu nhiễm khuẩn bởi các tác nhân gây hại và gây nên tình trạng nhiễm trùng lên trên vùng da bị viêm nhiễm trước đó. Các vết viêm nhiễm mới này sẽ hình thành nên những tổn thương với mức độ nghiêm trọng hơn, phức tạp hơn và khó điều trị hơn so với tình trạng viêm da khi vừa phát bệnh.

Mặt khác viêm da bội nhiễm còn khiến vùng da bị nhiễm trùng lây lan sang những vùng da khác làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và các hoạt động trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra đối với những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm có trong đơn thuốc chữa bệnh viêm da cơ địa trước đó sẽ không còn phát huy tác dụng đối với trường hợp này do nhờn thuốc. Quá trình điều trị viêm da bội nhiễm cũng bị cảng trở và gặp khó khăn.

Căn bệnh này xuất hiện rất phổ biến và không giới hạn độ tuổi mắc bệnh.

Biểu hiện của bệnh viêm da bội nhiễm

Tùy thuộc vào mức độ phát triển bệnh lý mà viêm da bội nhiễm có nhiều biểu hiện khác nhau và chia thành từng giai đoạn.

1. Biểu hiện tại chỗ

Do vết thương trước đó bị vỡ ra nhưng không điều trị triệt để dẫn đến tình trạng vùng da bệnh bị nổi mẩn đỏ và mụn nước

Vùng tổn thương có dịch tiết màu vàng, đôi khi xuất hiện dịch mủ

Vùng da đang bị nhiễm trùng có dấu hiệu ửng đỏ gây nên cảm giác đau rát, ngứa ngáy khiến người bệnh vô cùng khó chịu và bực bội

Sẽ có một vài trường hợp vùng da bệnh có dấu hiệu phù nề và sưng tấy.

2. Biểu hiện toàn thân

Làn da xanh xao

Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi

Chán ăn, ăn không ngon miệng

Sút cân

Có dấu hiệu sốt cao, cảm lạnh

Cơ thể yếu ớt, tay chân run rẩy không thể kiểm soát.

3. Biểu hiện khi viêm da bội nhiễm có dấu hiệu trở nặng

Cơ thể có dấu hiệu nhiễm độc toàn thân

Mạch đập không ổn định. Khi mạch đập nhanh có thể đo được trên 100 lần/phút. Khi mạch đập chậm có thể đo được <60 lần/phút.

Huyết áp dưới 90mmHg

Bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao trên 39 độ C trong nhiều ngày. Đôi khi xuất hiện tình trạng giảm thân nhiệt với nhiệt độ dưới 36.5 độ C

Nhiễm trùng toàn thân

Khó thở, có nguy cơ tử vong.

Lưu ý: Nếu gặp phải những biểu hiện trên, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và xử lý kịp thời.

Cách điều trị bệnh viêm da bội nhiễm

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường về viêm da bội nhiễm, người bệnh cần nhanh chóng đến ngay các cơ sở y tế và báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa về tình hình sức khỏe. Tại đây các bác sĩ sẽ làm kiểm tra, xác định chính xác mức độ phát triển bệnh lý, ra hướng xử lý kịp thời và điều trị đúng cách.

Chất làm ẩm da gồm: Petrolatum, aquaphor, atopiclair và mimyx

Thuốc bôi ngoài da dạng steroids bao gồm: Hydrocortisone, triamcinolone, betamethasone, mỡ tra.

Các loại dược phẩm có chứa chất điều hòa miễn dịch: Thuốc ức chế calcineurin (Tacrolimus và pimecrolimus), kháng thể đơn dòng giúp ngăn chặn và ức chế các hoạt động của IgE (omalizumab)

Thuốc corticosteroids dạng tiêm hoặc bôi ngoài

Các loại thuốc bôi ngoài da có chứa hoạt chất Hydroxyzine và Diphenhydramine hydrochloride

Thuốc kháng viêm Acyclovir, Ketotifen, Everolimus

Điều trị viêm da bội nhiễm bằng chất sinh học Probiotics, liệu pháp quang, tia cực tím (UV)-A, UV-B, methotrexate, azathioprine, cyclosporine and mycophenolate mofetil dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Dung dịch tắm sodium hypochlorite.

Những điều cần lưu ý khi điều trị viêm da bội nhiễm

Viêm da bội nhiễm là một bệnh lý phức tạp, khó điều trị và có khả năng gây tử vong cao. Do đó trong quá trình chữa bệnh, người bệnh cần lưu lại những điều cần lưu ý để công cuộc chữa bệnh trở nên suông sẻ, an toàn và mau chóng khỏi bệnh.

Những điều cần lưu ý trong quá trình chữa bệnh bao gồm:

Tuyệt đối không được tự ý đoán bệnh, tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi không có sự hướng dẫn từ bác sĩ.

Vệ sinh da và tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày, nhất là những dùng da đang bị viêm nhiễm, tổn thương.

Uống nhiều nước lọc mỗi ngày.

Cung cấp nhiều dưỡng chất và đa dạng loại vitamin có trong rau, củ, quả và nước ép trái cây. Điều này sẽ giúp kích thích tái tạo làn da mới, giúp xoa dịu những thương tổn ngay trên bề mặt da.

Mặc quần áo có vải mỏng, rộng, thoáng mát để tránh tình trạng chà sát da gây kích ứng.

Không giật quần áo với lượng xà phồng có chất tẩy trắng.

Không nên chà sát mạnh hoặc gãi ngứa trên vùng da đang bị tổn thương.

Thường xuyên thăm khám để các bác sĩ có thể kiểm tra và nắm bắt tình hình bệnh.

Tránh tiếp xúc với khói bụi, nấm móc, khí thải, chất thải, hóa chất, lông chó mèo và các tác nhân gây hại khác.

Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.

Sống và làm việc tại những nơi thông thoáng, trong lành.

Kim Linh