Top 12 # Zona Là Bệnh J Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Bệnh Zona Là Gì Và Cách Chữa Bệnh Zona Thần Kinh

Cách chữa zona thần kinh là gì hay thuốc trị zona thần kinh với triệu chứng zona thần kinh và nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh là gìdo Bệnh Zona thần kinh là một bệnh lý phổ biến mà nhiều người mắc phải, thường xuất hiện xung quanh vùng trán hay mắt, nếu không nhanh chóng điều trị có thể gây nhiễm trùng mắt dẫn đến mù lòa. Vậy, nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh và cách chữa bệnh zona thần kinh như thế nào, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của phòng khám đa khoa Đông Phương.

Bệnh zona thần kinh là gì

Bệnh Zona thần kinh là kết quả của sự tái hoạt động của loại virus herpes zoster. Đây cũng chính là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu ở trẻ em, virus này trú ngụ trong các dây thần kinh cảm giác ở trạng trạng thái ngủ. Các virus này sẽ tái hoạt động trở lại ở 1 trong 5 người đã từng bị thủy đậu . Sau đó, virus sẽ đi dọc theo các dây thần kinh cảm giác vào da và tạo nên các mảng phát ban. Đây chính là bệnh Zona thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh, trong đó có những nguyên nhân cơ bản sau:

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh do Virus Varicella-zoster

Đối với những người đã từng bị thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh rất cao. Bởi Virus Varicella-zoster là tác nhân gây nên bệnh thủy đậu và zona thần kinh. Đầu tiên khi cơ thể người tiếp xúc với với virus gây ngứa da lở loét gọi là bệnh thủy đậu. Khi bệnh nhân thủy đậu khỏi bệnh nhưng các virus vẫn không bị triệt tiêu mà ẩn trong các tế bào thần kinh. Một vài năm sau, thậm chí vài chục năm khi gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ hoạt động trở lại đị theo dây thần kinh, phát bệnh trên các vùng da bị ảnh hưởng bởi dây thần kinh đó. Thông thường virus phát bệnh dọc theo dây thần kinh ở một bên cơ thể, các dây thần kinh trên bụng mặt là những dây thần kinh hay phát bệnh nhất.

Cách điều trị bệnh bạch biến tận gốc vĩnh viễn

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh do hệ miễn dịch suy yếu vì lão hóa

Đối với những người độ tuổi ngoài 50 có hệ miễn dịch suy yếu, mất khả năng ức chế các virus gây bệnh nên nguy cơ mắc bệnh zona thần kinh là rất cao.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện

Những trẻ em đã từng mắc bệnh thủy đậu thì có khả năng mắc bệnh zona thần kinh rất lớn vì trẻ có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên không thể chống lại sự tái hoạt động của các virus gây bệnh zona thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh do stress

Những người hay phải làm công việc căng thẳng liên tục trong thời gian dài, cơ thể mệt mỏi khiến cho hệ miễn dịch suy yếu chính là điều kiện thuận lợi cho virus hoạt động trở lại, và là nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh.

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh do các bệnh làm suy yếu hệ miễn dịch như: ung thư, HIV/AIDS, những người đang dùng thuốc Steroid,…hoặc đang phải chịu các phương pháp điều trị làm hệ miễn dịch bị ức chế, suy yếu.

Bất kỳ ai đã từng bị mắc bệnh thủy đậu lúc còn nhỏ đều có nguy cơ mắc phải bệnh zona thần kinh.

Bệnh zona thần kinh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi. Kể cả là người khỏe mạnh cũng hoàn toàn có khả năng bị căn bệnh zona tấn công tuy nhiên thường gặp nhất là ở người lớn tuổi, càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc phải bệnh càng cao hơn. Tỷ lệ mắc bệnh Zona thần kinh mỗi năm từ 1 đến 4 người cứ trên mỗi 1000 người. Tỷ lệ này lên tới 3,9 – 11,8 người đối với những người ở độ tuổi trên 65.

Bên cạnh đó, những người đang mắc phải một số căn bệnh như: bệnh về đường máu (lympho mạn, hodgkin…), tiểu đường, viêm não – màng não, ung thư, suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể, các sang chấn tinh thần, xạ trị, ghẻ thủy đậu… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh.

Triệu chứng của zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh là một dạng tái hoạt của virus varicella zoster. Thường thì bệnh nhân đã mang virus từ khi còn nhỏ, virus này ẩn vào trong tế bào thần kinh. Sau một thời gian dài, virus sẽ tái phát thành bệnh zona thần kinh. Virus sẽ lan theo dây thần kinh và bộc phát ở trên da tương ứng với khu vực của dây thần kinh đó.

Triệu chứng của zona thần kinh cơ bản là phát ban đỏ, sau đó biến chuyển thành mụn nước với cảm giác ngứa, rát và nóng. Khoảng hai đến ba tuần sau thì da sẽ lành nhưng cảm giác đau nóng sẽ kéo dài rất lâu.

Triệu chứng của zona thần kinh lâm sàng

Trước khi xuất hiện những tổn thương từ 2-3 ngày, bệnh nhân thường có những báo hiệu trước như: nóng rát dấm dứt, đau nhức ở vùng sắp bị tổn thương kèm theo một số triệu chứng của zona thần kinh toàn thân ít hoặc nhiều như: đau đầu, mệt mỏi… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng vù và đau nhức.

Vị trí mắc bệnh zona

Triệu chứng của zona thần kinh thường tập trung ở những vị trí đặc biệt và chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể dọc theo các đường dây thần kinh , tuy nhiên vẫn có một vài trường hợp cá biệt có thể bị ở cả hai bên hay lan toả toàn thân.

Những tổn thương cơ bản

Thông thường, triệu chứng của zona thần kinh bắt đầu là các mảng đỏ, phù nề nhẹ, có gờ cao hơn mặt da, hình tròn hoặc bầu dục lần lượt nổi dọc theo dây thần kinh , có thể rải rác hoặc cụm lại thành từng dải, sau 1-2 giờ trên mảng đỏ đó xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng nhưng khó vỡ, những mụn nước này tập trung thành cụm một.

Sau 2-3 ngày, mụn nước đục dần và bị vỡ, xẹp đi rồi để lại sẹo ( nếu nhiễm khuẩn). Trong quá trình phát bệnh, da thường bị nổi hạch và sưng đỏ ở vùng bị tổn thương.

Nếu thấy xuất hiện những triệu chứng của zona thần kinh này, thì người bệnh cần nhanh chóng đi thăm khám để tìm ra cách chữa zona thần kinh phù hợp nhất.

Cách chữa zona thần kinh

Bệnh zona thần kinh xảy ra ở mọi lứa tuổi, cả nam và nữ, thường gặp nhất ở người trưởng thành và chỉ mắc một lần vào mùa thu hoặc xuân,

Đông y coi chứng bệnh này thuộc chứng đơn hoặc chứng sang do can, đởm có phong nhiệt hoặc thấp nhiệt ở bên trong xuất ra ngoài da gây nên bệnh.

Một nguyên nhân khác là do độc tà ứ trệ dẫn đến kinh mạch không thông làm cho khí trệ huyết ngưng, gây đau như kim châm.

Cách chữa zona thần kinh bằng đông y dùng phương pháp thanh nhiệt, giải độc. Một số cách chữa zona thần kinh có hiệu quả cao thường được sử dụng, đó là:

Cách chữa zona thần kinh thể thấp nhiệt, vùng tổn thương màu đỏ, các mụn nước tụ lại, chất nước trong vỡ ra hoặc gây lở loét đau nhức, ấn vào thấy đầy trướng, lưỡi hơi đỏ, có rêu lưỡi trắng bệu hoặc vàng bệu, thì phải thanh hóa thấp nhiệt, lương huyết và giải độc.

Trường hợp này dùng bài thuốc Ý dĩ nhân xích đậu thang gia giảm.

Bài thuốc này gồm đậu đỏ 15g, ý dĩ nhân 15g, kim ngân hoa 12g, địa phu tử 12g, phục linh bì 12g, sinh địa 12g, xa tiền tử 10g, xích thược 10g, xa tiền thảo 10g, mã xỉ hiện 10g, cam thảo 6g, bội lan 9g, hoắc hương 9g. Sắc lên uống mỗi ngày một thang.

Cách chữa bệnh zona thần kinh trường hợp bệnh do nhiệt độc, vùng tổn thương màu đỏ, nốt ban có nước, mụn mọc gom lại một chỗ hoặc thành từng vệt, người bệnh cảm giác nóng rát, họng khô, miệng đắng, đêm không ngủ được, táo bón, nước tiểu vàng, lưỡi đỏ, có rêu lưỡi vàng hoặc vàng khô, mạch huyền.

Cách chữa zona thần kinh trong trường hợp này là giải độc, thanh nhiệt tả hỏa, giảm đau.

Bài thuốc được sử dụng là đại thanh liên kiều thang gia giảm

Bài thuốc gồm: đại thanh diệp 9g, quán chúng 9g, huyền sâm 9g, liên kiều 12g, hoàng cầm 9g, kim ngân hoa 12g, mã xỉ hiện (rau sam) 15g, sinh địa 12g, đơn bì sao 6g, lục đậu 15-30g xích thược 6g.

Ngày 1 thang sắc lên uống.

Cách chữa zona thần kinh trường hợp bệnh do khí trệ huyết ngưng

Chứng bệnh này thường gặp ở người lớn tuổi, sau khi vết thương đã lành, tuy nhiên vẫn còn rất đau, đêm không ngủ được, lưỡi đỏ hoặc đỏ tối, ngũ tâm phiền nhiệt, rêu lưỡi ít hoặc rêu trắng nhạt.

Với trường hợp này cách chữa zona thần kinh là phải thư can, lý khí thông lạc giảm đau với bài thuốc kim linh tử tán gia giảm

Gồm: kim linh tử 9g, tử thảo căn 9g, uất kim 9g, sài hồ (tẩm giấm) 6g, huyền hồ sách 6-9g, thanh bì 6g, đương quy 12g, bạch thược sao 12g, ty qua lạc 10g. Sắc uống hàng ngày.

Cách chữa zona thần kinh thể can kinh uất nhiệt xuất hiện nốt ban đỏ, có nước, căng bóng, đau như lửa đốt, họng khô, người bứt rứt khó chịu, ăn không ngon, dễ nổi nóng, táo bón, , rêu lưỡi vàng, nước tiểu vàng đậm.

Cách chữa zona thần kinh bằng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau

Dùng bài Long đởm tả can thang gia giảm gồm: long đởm thảo 12g, chi tử 16g, hoàng cầm 12g, trạch tả 12g, sinh địa 16g, mộc thông 12g, đương quy 12g, cam thảo 6g, mạch môn 16g, huyền sâm 16g. Mỗi ngày sắc 1 thang uống.

Nếu bệnh xuất hiện ở vùng đầu, mặt thì thêm cúc hoa 12g, bệnh ở vai và tay khương hoàng 10g, gia khương hoạt 12g, ở chi dưới thì thêm ngưu tất 12g, độc hoạt 12g.

Thuốc trị zona thần kinh

Việc chữa trị bệnh zona thần kinh hoàn toàn không giống với điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng cắn. Nếu như người bệnh điều trị muộn hoặc là điều trị sớm nhưng lại không đúng loại thuốc trị zona thần kinh hoặc đã đúng thuốc nhưng lại không đủ liều lượng thì cũng coi như vẫn chưa được chữa trị. Việc điều trị cho kết quả tốt nhất là được tiến hành trong vòng 48 giờ kể từ lúc có thương tổn trên da tuy nhiên rất ít bệnh nhân làm được điều này. Nếu như xử trí được trong khoảng 1 tuần đầu thì kết quả cũng tương đối tốt. Nếu để bệnh nặng mới điều trị thì sẽ càng để lại nhiều di chứng.

Một số loại thuốc trị zona thần kinh hiệu quả được nhiều bác sĩ chỉ định, đó là

Nhóm thuốc trị zona thần kinh kháng virus

Được sử dụng trong giai đoạn cấp tính của bệnh. Thuốc có tác dụng rút ngắn thời gian bài xuất của virut, làm ngưng lại nhanh sự hình thành phát triển nhưng vùng thương tổn mới, giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo, giảm độ nặng trong các cơn đau cấp. Một số loại thuốc trị zona thần kinh thường được lựa chọn là: valacyclovir, acyclovir, famcilovir. Chúng chỉ có một số điểm nhỏ khác nhau : valacyclovir chính là tiền chất của acyclovir, sản xuất ra acyclovir cao gấp hơn 5 lần so với acyclovir.

Việc uống valacyclovir 1000 mg 1 lần cách nhau 8 tiếng sẽ có tác dụng bằng acyclovir uống 4 giờ một lần, mỗi lần 800mg. Valacyclovir cùng với famciclovir có cân bằng dược động học rất tốt, liệu pháp dử dụng đơn giản hơn chính vì vậy thường được ưa dùng hơn.

Lưu ý rằng: cần phải dùng sớm nhất trong khoảng 24-48 giờ khi bắt đấu xuất hiện triệu chứng, với liều lượng cao. Tuyệt đối không áp dụng dạng thuốc trị bệnh zona thần kinh bôi ngoài da vì sẽ không hề có hiệu quả. Thuốc chưa gây ra một tác dụng phụ nguy hiểm nào. Tuy nhiên đối với những người bị suy thận, cần phải giảm bớt liều lượng. Hiện nay vẫn chưa có thông tin đầy đủ nào vì vậy không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai

Nhóm thuốc trị zona thần kinh giảm đau

Kinh nghiệm của các bác sĩ phòng khám đa khoa Đông Phương ở Hà Nội: tình trạng đau thần kinh sau khi bị zona thường diễn ra 30-60 ngày kể từ thời điểm nổi phát ban hoặc là sau khi bắt đầu liền sẹo. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau vô cùng khó chịu: rát bỏng như bị dao đâm,nhức nhối, như bị điện giật. Đau có thể xảy ra trong thời gian dài thậm chí nhiều tháng, nhiều năm, đi kèm theo đó là một số rối loạn cảm giác khác nhau, điển hình nhất là loạn cảm giác đau khi tiếp xúc với vùng da tổn thương (áo quần khi chạm vào vùng da bị zona, dù là chỉ chạm nhẹ thôi cũng có thể dẫn đến cảm giác đau nhói dữ dội).

Lidocain: sử dụng dưới dạng thuốc dán 5%. Thuốc cũng có khả năng gây ra kích ứng tại chỗ nhưng ít khi gây độc hại đến toàn cơ thể. Chú ý chỉ được dán lên trên vùng da còn nguyên vẹn chưa tổn thương.

Kem capsaicin: có thành phần hoạt chất được chiết xuất từ quả ớt. Đây là một dạng thuốc trị zona thần kinh bôi zona thần kinh có nồng độ 0,025-0,075%. Đầu tiên bôi loại kem có nồng độ thấp sau đó tăng nồng độ của kem lên. Chỉ được bôi ở khu vực da chưa bị tổn thương. Thuốc có thể gây ra rát bỏng chính vì vậy nhiều người đã phải ngừng dùng vì không thể chịu nổi.

Amitriptylin và nortriptylin là các loại thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Bắt đầu bằng việc sử dụng liều lượng thấp sau đó tăng lên liều cao, chia ra thành 3 lần uống một ngày. Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như: bí tiểu, gây lú lẫn, hạ huyết áp tư thế, loạn nhịp tim, khô miệng vì vậy tốt nhất nên hạn chế sử dụng đối với người lớn tuổi.

Oxycodon: đây là thuốc điều trị zona thần kinh giảm đau thuộc họ thuốc phiện có một số tác dụng phụ: gây nghiện, táo bón nên cần hạn chế sử dụng, liều dung từ 5 đến 20 mg/ngày.

Trong quá trình điều trị bệnh zona thần kinh, người bệnh cần phải tuân thủ nghiêm túc sự hướng dẫn của bác sĩ về việc sử dụng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị, bởi nó có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu thấy các triệu chứng có xu hướng xấu hơn hoặc xuất hiện thêm các triệu chứng mới thì cần nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.

Người bệnh cũng cần chú ý tuyệt đối áp dụng một số phương pháp truyền miệng như đắp gạo nếp, đỗ xanh hoặc là những lá thuốc nam lên trên vùng tổn thương da. Việc làm này không thể nào chữa được bệnh mà còn có nguy cơ tăng khả năng nhiễm trùng cho da, kích ứng da, gây loét… Khi tổn thương da ướt, dịch tiết ra nhiều thì có thể bôi ngoài da các chế phẩm dạng nước như jarish, dalibour. Khi bị thương tổn da khô hơn thì có thể bôi thêm thuốc trị zona acyclovir. Trường hợp có nhiễm trùng bồi phụ thì bôi tăng cường một số loại mỡ kháng sinh như bactroban, foban sau đó đến ngay phòng khám da liễu uy tín tại Hà Nội để điều trị bệnh zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh do virus gây nên, vì thế cách phòng bệnh Zona cần lưu ý nhất là nên tránh tiếp xúc với người đang mang bệnh.

Cố gắng tránh xa các yếu tố thuận lợi dễ gây bệnh như: nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, nhiễm khuẩn, các bệnh về máu ….

Để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm, trong quá trình chăm sóc và điều trị tại nhà, người bệnh cần hết sức lưu ý những điều sau

Chế độ ăn uống cho người bị zona thần kinh

Người mắc bệnh zona thần kinh nên kiêng một số loại thực phẩm sau:

Những thực phẩm giàu axit amin arginine: theo các nghiên cứu, loại thực phẩm này thúc đẩy sự phát triển của virus gây bệnh zona.

Vì thế trong quá trình điều trị, bệnh nhân zona thần kinh cần kiêng ăn các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, những loại hạt cây, sô cô la, mầm lúa mì, yến mạch, bột mì trắng, dừa và gelatin…

Chất béo: các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo cũng làm tình trạng viêm nhiễm càng trở nên trầm trọng hơn, đồng thời khiến các tổn thương do bệnh zona gây ra lâu lành hơn.

Vì thế, người bệnh nên kiêng dùng các loại đồ ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ

Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc sẽ làm tăng nguy cơ đột biến lượng đường trong máu, làm gia tăng nguy cơ phát triển các loại bệnh nhiễm trùng, đồng thời khiến các vết thương lâu lành hơn.

Hạn chế sử dụng các loại ngũ cốc là cách phòng bệnh zona và giải pháp điều trị bệnh tối ưu.

Hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia vì rượu, bia sẽ ngăn chặn hệ miễn dịch làm virus của bệnh zona thần kinh lây lan nhanh hơn.

Sinh hoạt hàng ngày khi bị zona thần kinh như thế nào

Không được gãi vì gãi sẽ để lại sẹo lồi và làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thứ phát.

Tuyệt đối không dùng các biện pháp dân gian như đắp đậu xanh, gạo nếp hoặc các loại lá thuốc nam… Làm như vậy không những không chữa bệnh zona thần kinh mà còn kéo theo nguy cơ gây loét, bội nhiễm, kích dị ứng da…

Nếu các bạn còn thắc mắc gì, xin vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 0962.299.497hoặc tới trực tiếp phòng khám Đông Phương để được các bác sĩ da liễu có chuyên môn cao tư vấn trực tiếp. Phòng khám đa khoa Đông Phương chuyên điều trị các bệnh về da liễu, uy tín hàng đầu tại Hà Nội, được người bệnh đánh giá cao, và đã điều trị thành công cho hàng nghìn bệnh nhân bị mắc bệnh da liễu.

Bệnh Zona Là Bệnh Gì Và Bệnh Zona Nguy Hiểm Như Thế Nào

Bệnh zona gây ra do sự tái hoạt vi rút varicella zoster tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống trong quá khứ. Đây là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, mụn mủ lõm giữa tập trung thành đám mọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh sẽ thường gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp hơn ở người già, người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người lây nhiễm HIV/AIDS.

Triệu chứng của bệnh zona:

Trước khi phát bệnh khoảng từ 1-5 ngày, người bệnh có cảm giác bất thường tại một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chít, tê, đau nhất là lúc về đêm, hiếm hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối, kèm theo có thể nhức đầu, sợ ánh nắng, khó chịu. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ vi rút lan truyền dọc theo thần kinh. Khoảng một ngày sau, trên vùng da có thay đổi, cảm giác xuất hiện các nốt đỏ như hạt tấm, sau tập trung thành dát đỏ, mãn đỏ khoảng vài cm, hơi nề, sắp xếp dọc theo đường đi của của một dây thần kinh ngoại biên và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.

Một vài ngày sau, trên những dác đỏ, mảng đỏ xuất hiện mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong. Sau vài ngày, vùng trung tâm mụn nước hơi lõm xuống, dần đục hóa mủ, dập vỡ đóng vảy tiết. Bệnh thường xuất hiện ở vị trí một bên, không vượt quá đường giữa cơ thể và phân bố theo đường đi của dây thần kinh ngoại biên. Nhưng cá biệt nổi ở hai bên hoặc có dấu hiệu lan tỏa đối với những người bị nhiễm HIV. Bệnh cạnh đó kèm theo hạch bạch huyết vùng lân cận sưng to. Bệnh có thể kéo dài từ 2-4 tuần. Đối với người cao tuổi tổn thương nhiều hơn so với tuổi trẻ, mụn nước và bọng nước có thể xuất huyết, hoại tử nhiễm khuẩn để lại sẹo xấu và kéo dài.

Nguyên nhân gây ra bệnh zona:

Bệnh zona do một virut hướng da và thần kinh có tên là varicella zoster gây nên. Vi rút (VZV) thuộc họ vi rút Herpes 3 gây bệnh ở người và cũng chính là vi rút gây bệnh thủy đậu.

Bệnh thường xuất hiện ở những người đã từng mắc bệnh thủy đậu trong quá khứ hoặc tiêm chủng thủy đậu. Người mắc bệnh thủy đậu sau khi khỏi bệnh hầu hết các VZV bị tiêu diệt. Một số ít vi rút còn sống sót trên tổn thương da và niêm mạc sẽ xâm nhập vào thần kinh cảm giác, lan truyền hướng tâm theo bó sợi thần kinh đến hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống và ở đó dưới dạng tiềm tàng, im lặng và vô hại trong một thời gian dài. Khi gặp điều kiện thuận lợi VZV có sẵn ở hạch thần kinh sẽ hoạt động, nhân lên và lan truyền theo đường thần kinh gây viêm lan tỏa, hoại tử thần kinh và gây tổn thương zona trên da và niêm mạc.

Cách chăm sóc bệnh zona:

Người bệnh không được gãi vì có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng thứ phát và có thể để lại sẹo.

Dùng băng ép ngâm nước lạnh băng vào vết thương rỉ mủ trong khoảng 20 phút, làm khoảng 7-8 lần/ngày để làm dịu bớt cơn đau và làm khô vết thương. Nó còn giúp lấy bớt vảy ra ngoài và làm giảm khả năng bị nhiễm trùng. Ngưng sử dụng băng ép khi vết thương đã khô giúp cho những vùng da xung quanh không trở nên khô và ngứa.

Luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ bằng xà bông nhẹ và nước. Nên mặc quần áo rộng để tránh bị thương thêm khi quần áo tiếp xúc với vết thương. Tránh những tiếp xúc da, chạm da với những người chưa từng bị thủy đậu, đang bệnh, hoặc những người bị suy giảm miễn dịch. Nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Khi mắc chứng bệnh zona người bệnh nên đi bác sĩ chuyên khoa da liễu để bác sĩ điều trị, không nên để bệnh kéo dài, nếu không biết cách chăm sóc đúng cách bệnh sẽ dẫn đến nhiễm trùng và để lại sẹo rất xấu.

Giời Leo (Zona Tai) Là Bệnh Gì?

Tác giả: Giang Lê, Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh.

Bệnh giời leo là gì?

Giời keo (hay còn được gọi bệnh zona) là một nhóm các triệu chứng xuất hiện khi bạn nhiễm virus zona và virus này tấn công các dây thần kinh của bạn. Bệnh giời leo tai gây những mảng phát ban bóng nước, liệt cơ mặt và giảm thính giác. Khi bị bệnh, virus gây bệnh tấn công vào thần kinh tai, lưỡi và mặt.

Hội chứng Ramsay Hunt là một tên gọi khác của bệnh giời leo vùng tai . Bạn cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như yếu cơ mặt vĩnh viễn và điếc.

Những ai thường mắc bệnh giời leo?

Bệnh giời leo hiếm gặp ở trẻ em và thường thấy ở người cao tuổi, với tỉ lệ mắc bệnh ở nam nữ ngang nhau. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh giời leo tai là gì?

Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh giời leo tai là các bóng nước nhỏ xuất hiện trong và xung quanh tai, trên màng nhĩ, lưỡi và vòm họng.

Các triệu chứng khác là đau, giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Tình trạng này có thể khiến bạn khó cười, nhíu mày và nhắm một bên mắt. Kết quả là bạn bị chảy nước mũi, thức ăn bị mắc kẹt ở nửa bên bị ảnh hưởng và khô mắt. Đôi khi, sự giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như:

Bị phát ban bóng nước xung quanh tai;

Giảm thính lực;

Liệt một bên mặt;

Đau mặt kèm nhức đầu.

Nguyên nhân gây bệnh giời leo là gì?

Bệnh giời leo gây ra bởi cùng một loại virus gây ra bệnh thủy đậu (varicella-zoster). Khi bạn đã hồi phục sau khi bị thủy đậu, virus vẫn còn tồn tại trong dây thần kinh của bạn trong nhiều năm. Virus này được tái hoạt khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu đi, gây nên bệnh zona, đặc trưng bởi phát ban bóng nước gây đau. Nếu tình trạng nhiễm virus lan đến vùng quanh tai, nó có thể gây bệnh zona tai.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh giời leo?

Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ zona tai, bao gồm:

Người cao tuổi, đặc biệt trên 60 tuổi;

Người bị suy giảm miễn dịch;

Người từng bị thủy đậu.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những dấu hiệu trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Bệnh giời leo có lây không?

Giời leo là một bệnh không lây. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh giời leo.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh giời leo?

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách trị giời leo là dùng thuốc kháng virus (chẳng hạn như acyclovir, famciclovir và valacyclovir) hoặc lá neem Ấn Độ. Những phương thuốc trị giời leo này có thể giúp da lành nhanh hơn và giảm đau do zona.

Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau cho những tình trạng phát ban rộ lên cấp tính và những trường hợp đau kéo dài sau khi đã hết phát ban, gọi là đau thần kinh hậu herpes. Đau thần kinh hậu herpes là một biến chứng gây khó chịu gặp ở một số bệnh nhân bị zona và zona tai. Sau khi phát ban đã biến mất, cơn đau vẫn có thể kéo dài tới 6 tháng hoặc hơn. Thuốc gabapentin hoặc pregabalin có thể có ích cho những trường hợp này. Ở một số ca, dùng prednisone ở giai đoạn sớm của zona có thể ngăn ngừa đau thần kinh hậu herpes.

Các thuốc kháng viêm chẳng hạn như ibuprofen và naproxen cũng có thể giúp giảm đau. Thỉnh thoảng bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau gây nghiện ngắn ngày với những trường hợp đau nặng không đáp ứng với các loại thuốc khác.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh giời leo?

Bác sĩ có thể chẩn đoán zona tai dựa vào bệnh sử và khám lâm sàng. Thỉnh thoảng, bác sĩ sẽ bóc lớp trên cùng của bóng nước ra và cạo lấy lớp đáy. Mảnh cạo này (gọi là phết Tzanck) sẽ được gửi đi xét nghiệm. Bác sĩ cũng có thể thực hiện cấy virus. Cấy virus là hình thức phân lập virus bằng cách nuôi nó trên một đĩa cấy đặc biệt.

Trường hợp hiếm, bác sĩ có thể phải cần đến chụp cộng hưởng từ (MRI) để loại trừ các bệnh lý khác.

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh giời leo?

Bệnh giời leo có thể được hạn chế nếu bạn thực hiện theo những thói quen sinh hoạt sau đây:

Giữ sạch vùng da bị phát ban;

Dùng băng ẩm, mát đè lên vùng phát ban để giảm đau;

Uống thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kháng viêm, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin B…);

Dùng thuốc nhỏ mắt dưỡng ẩm suốt cả ngày nếu mắt bạn bắt đầu bị khô;

Vào buổi tối, bôi thuốc mỡ vào mắt và dán mi mắt cho đóng lại hoặc mang miếng che mắt;

Chích ngừa thủy đậu cho trẻ.

Giời leo hay zona là một bệnh rất khó chịu, những đau đớn sau khi lành bệnh còn kéo dài từ 6 tháng đến vài năm và buộc người bệnh phải uống thuốc giảm đau thường xuyên. Tuy nhiên, điều may mắn là bệnh này có thuốc tiêm ngừa. Trẻ em được tiêm ngừa vắc xin varicella-zoster có thể phòng được hai bệnh là thủy đậu và giời leo. Nếu chẳng may đã bị thủy đậu, bạn có thể phòng ngừa zona bằng cách giữ hệ miễn dịch luôn khỏe mạnh để chống lại sự bùng phát của virus. Nếu chẳng may bệnh xảy ra, bạn hãy cố gắng đến bác sĩ để được uống thuốc kháng virus sớm giúp hạn chế di chứng và tổn thương sau này.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Triệu Chứng Bệnh Zona Thần Kinh

16/09/2017 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 642 lượt xem

Bệnh zona (giời leo) là kết quả của sự tái hoạt động của virus herpes zoster (varicella-zoster virus hoặc VZV). Virus này chính là tác nhân gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em. Vậy triệu chứng của bệnh zona thần kinh là gì? Nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này?

1.Triệu chứng của bệnh zona thần kinh

Lâm sàng: Triệu chứng bệnh zona thần kinh thường trước khi xuất hiện tổn thương thường là rát dấm dứt, đau vùng sắp mọc tổn thương kèm theo triệu chứng toàn thân ít hoặc nhiều như­ mệt mỏi, đau đầu… Hạch ngoại vi lân cận có thể sưng và đau.

Vị trí : thường khu trú tập trung ở có một bên của cơ thể, dọc theo các đường dây thần kinh, trong một số trường hợp đặc biệt có thể bị cả hai bên hay lan toả.

Tổn thương cơ bản: thường bắt đầu là các mảng đỏ, nề nhẹ, gờ cao hơn mặt da, hình tròn, bầu dục lần lượt nổi dọc dây thần kinh, rải rác hoặc cụm lại thành dải, thành vệt, sau 1-2 giờ mảng đỏ xuất hiện những mụn nước chứa dịch trong, căng khó vỡ, các mụn nước tập trung thành cụm (như chùm nho), về sau đục, vỡ, xẹp để lại sẹo (nếu nhiễm khuẩn). Trước hoặc cùng với mọc tổn thương ở da thường nổi hạch sưng và đau ở vùng tư­ơng ứng và là dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán.

2.Nguyên nhân gây bệnh

Siêu vi khuẩn varicella zoster là thủ phạm gây nên bệnh thủy đậu và zona. Đầu tiên, cơ thể người tiếp xúc với các virus, virus này lan rộng gây loét, ngứa gọi là bệnh thủy đậu. Sau đó chúng đi vào trong các tế bào thần kinh, xuất hiện trở lại sau một vài năm thậm chí hàng chục năm sau, gây ra bệnh zona.Bệnh zona thần kinh rất dễ chẩn đoán. Dựa vào triệu chứng là có thể phát hiện ra bệnh. Thông thường, những mụn nước thường đóng vảy trong từ 7-10 ngày, và hoàn toàn biến mất trong khoảng từ 2-4 tuần. Với những người khỏe mạnh, các mụn thường không để lại sẹo, đau đớn và ngứa sẽ biến mất sau một thời gian ngắn, vài tuần hoặc vài tháng. Tuy nhiên những người có hệ miễn dịch suy yếu, các mụn nước sẽ phát triển khó lành.Ở một số người lớn tuổi, bệnh zona thần kinh có thể gây đau đớn kéo dài trong nhiều tháng, sau khi bệnh đã được chữa lành. Những cơn đau này do thần kinh bị tổn thương, hay được gọi là đau dây thần kinh sau zona. Có người cảm thấy ngứa khủng khiếp tại khu vực từng bị phát ban. Đối với trường hợp nặng, đau hoặc ngứa có thể gây ra mất ngủ, giảm cân hoặc trầm cảm.