Top 12 # Zoom Kỹ Thuật Số Là Gì Xem Nhiều Nhất, Mới Nhất 3/2023 # Top Trend | Tvzoneplus.com

Zoom Quang Học Và Zoom Kỹ Thuật Số Là Gì? Có Gì Khác Nhau?

Khả năng zoom quang học và zoom kỹ thuật số của một máy ảnh có tác động rất lớn đến chất lượng của bức ảnh. Hãy cùng Điện máy XANH tìm hiểu xem zoom quang học và zoom kỹ thuật số là gì và có gì khác nhau nhé!

1 Zoom quang học (Optical Zoom) là gì?

Đầu tiên, hãy nói về khái niệm zoom. Zoom là khả năng phóng to hay thu nhỏ kích thước ảnh hoặc kích thước chủ thể cần chụp phía trước ống kính.

Zoom quang học là hình thức camera sử dụng ống kính quang học có thể thay đổi tiêu cự của ống kính camera theo cơ chế vật lý để phóng gần lại khung hình ảnh hơn.

Các ống kính có khả năng Zoom quang học thường thấy nhất hiện nay là trên các máy ảnh chuyên dụng ( DSLR).

2 Zoom kỹ thuật số (Digital Zoom) là gì?

Zoom số sử dụng công nghệ kỹ thuật số để phóng to hình ảnh mà ta thu được từ các mắt camera. Cụ thể, zoom kỹ thuật số sử dụng các thuật toán và phần mềm để phóng to 1 chi tiết trên 1 bức hình đã thu được từ 1 máy chụp hình, máy quay phim.

Một bức ảnh khi đưa vào xử lý được phân thành các pixel nhỏ có 2 mức 0 và 1. Quá trình xử lý ảnh số giúp tái tạo hoặc tối ưu bức ảnh theo như mong muốn của phần mềm đã được lập trình trước.

Zoom số hiện đang phát triển khá mạnh mẽ, nhờ tính tiện dụng, giá thành rẻ và công nghệ phát triển mạnh, được sử dụng không chỉ trên máy ảnh mà cả trên các dòng smartphone với khả năng zoom ấn tượng. Chất lượng zoom kỹ thuật số cũng đang được nâng lên đáng kể so với trước đây.

3 So sánh zoom quang học và zoom kỹ thuật số

Chất lượng hình ảnh

Chất lượng hình ảnh giữa zoom quang học và zoom số học có sự khác nhau rõ rệt, zoom quang học có chất lượng hình ảnh tốt hơn, hình ảnh không bị bể và nhòe, còn zoom kỹ thuật số hình ảnh sẽ khiến mật độ điểm ảnh bị giảm đi nhiều dẫn tới hiện tượng bể hình.

Nguyên nhân là đối với zoom quang, điểm tiêu cự được điều chỉnh bằng cách di chuyển ống kính quang học lui tới và hình ảnh sẽ được hiển thị lớn lên tương ứng. Do đó, hầu như chất lượng hình ảnh không bị giảm đi.

Còn đối với zoom số, hình ảnh số chụp bằng CCD được phóng to ra bằng cách xử lý tín hiệu số. Những tín hiệu này được tạo ra bằng cách ước lượng dữ liệu từ các điểm ảnh xung quanh. Vì vậy, khi mức độ phóng đại càng tăng, lượng tín hiệu ước lượng càng tăng và chất lượng hình sẽ giảm đi.

Khả năng zoom

Do zoom kỹ thuật số có cơ chế hoạt động bằng cách xử lý các thuật toán nên kích thước của camera có zoom số học cao hơn rất nhiều so với zoom quang học. Tuy nhiên, bù lại chất lượng hình ảnh bị giảm đi so với ban đầu.

Chúng ta có thể thấy khả năng zoom quang trung bình thấp hơn rất nhiều so với zoom số. Máy ảnh có khả năng zoom quang lớn nhất hiện nay là Nikon Coolpix P1000 (125x), trong khi đó khả năng zoom số của một chiếc máy ảnh thông thường có thể lên đến 160x.

Ngoài ra, zoom quang học là khả năng điều chỉnh các thấu kính để thay đổi tiêu cự quang học giúp camera có thể zoom xa hơn bình thường.

Thời gian Zoom

Do có cấu tạo cơ, nên thời gian zoom quang học tới khi có thể hiển thị rõ hình ảnh sẽ lâu hơn một chút so với zoom số học có cơ chế là xử lý bằng thuật toán.

Giá thành

Zoom quang học có giá thành cao hơn rất nhiều so với zoom kỹ thuật số do có cấu tạo nhỏ và công nghệ sản xuất đặc biệt.

Mức độ phổ biến

Zoom kỹ thuật số là một điểm nhấn bán hàng trong những ngày đầu của máy ảnh kỹ thuật số, nhưng theo thời gian, các nhà sản xuất máy ảnh tập trung ngày càng ít vào thông số kỹ thuật này, thay vào đó là zoom quang đang ngày càng phát triển.

Tuy nhiên, zoom kỹ thuật số đang trở lại nhờ vào điện thoại thông minh với khả năng zoom ấn tượng. Bên cạnh đó, zoom quang cũng đang được mang lên smartphone, nổi bật gần đây là chiếc OPPO Reno với khả năng zoom quang 10x và Huawei P30 Pro với khả năng zoom quang 5x.

Mỗi loại zoom sẽ có những ưu và nhược điểm khác nhau, cụ thể:

Zoom kỹ thuật số có giá thành rẻ, phổ biến, kích thước zoom lớn và dễ dàng nâng cấp, cập nhật thông qua phần mềm. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh giảm rõ rệt khi zoom tối đa.

Trong khi đó, zoom quang học có kích thước nhỏ hơn so với zoom số học và chất lượng hình ảnh giữ nguyên sau khi zoom. Điểm trừ của nó là khó nâng cấp và cập nhật do có cấu tạo vật lý và có giá thành cao.

Bảng so sánh zoom quang học và zoom kỹ thuật số: Trên đây là thông tin về zoom quang học và zoom kỹ thuật số mà Điện máy XANH chia sẻ đến bạn. Hi vọng thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chọn mua máy ảnh.

Camera Zoom Là Gì? Zoom Quang Học, Kỹ Thuật Số Và Lai Là Sao?

Huawei P30 Pro và OPPO Reno 10x Zoom đã khiến công nghệ zoom trên smartphone ngày càng phổ biến hơn, cụ thể là zoom quang, kỹ thuật số và lai (hybrid).

Camera zoom là gì?

Trong nhiếp ảnh, camera zoom sẽ giúp đưa một đối tượng xuất có thể hiện gần hoặc xa hơn trong một hình ảnh. Phóng to cho bạn cái nhìn gần hơn về các vật thể, trong khi thu nhỏ sẽ cho phép bạn chụp một không gian rộng hơn. Hiện tại có ba loại zoom phổ biến nhất trên smartphone là Zoom quang học (Optical zoom), Zoom kỹ thuật số (Digital Zoom) và Zoom lai (Hybrid zoom).

Zoom quang học (Optical zoom)

Zoom quang học được cấu thành bởi nhiều lớp thấu kính khác nhau. Kính có thể di chuyển qua lens ống kính để phóng to hoặc thu nhỏ. Zoom quang học là phương thức thu phóng tốt nhất trong cả ba và hình ảnh cho ra chân thực nhất. Điều này có được nhờ nội dung trong ảnh được phóng to bằng cách điều khiển các tia sáng phát ra từ cảnh vật đó.

Zoom kỹ thuật số (Digital zoom)

Giống như zoom quang, zoom kỹ thuật số cũng có thể thu phóng các vật thể nhưng không cần đến các yếu tố cơ học hoặc kính quá nhiều. Về cơ bản, nó sẽ cắt các khu vực xung quanh cảnh vật để làm cho có vẻ như bạn đang tiến gần tới đối tượng hơn. Phần còn lại của hình ảnh được phóng to bằng thuật toán, do đó có tên là kỹ thuật số.

Zoom kỹ thuật số tức sẽ phải cắt (crop) một hình ảnh. Đây là lý do tại sao bạn nên chụp ảnh ở độ dài tiêu cự ban đầu nếu bạn dựa vào zoom kỹ thuật số. Bạn luôn có thể cắt ảnh sau khi chụp bởi kết quả sẽ giống nhau.

Zoom kỹ thuật số là công nghệ zoom được sử dụng phổ biến nhất trên hầu hết các mẫu smartphone, và chúng thường được hỗ trợ bởi các thuật toán phần mềm từ nhà sản xuất.

Zoom lai (Hybrid zoom)

Đây là một khái niệm khá mới được sử dụng trong một số smartphone nhất định như Huawei P30 Pro. Nó tận dụng lợi thế của zoom quang, zoom kỹ thuật số và phần mềm để có kết quả được cải thiện khi phóng to hơn những gì ống kính có thể làm.

Hiện zoom quang chỉ có mức thu phóng tối đa là 3x hoặc 5x, cao hơn sẽ dẫn đến chất lượng hình ảnh bị giảm đi bởi zoom kỹ thuật số. Và đây chính là lúc zoom lai cho thấy khả năng của mình.

Các nhà sản xuất đều có các thuật toán và kỹ thuật sử dụng khác nhau, nhưng đều có chung khái niệm. Hybrid zoom sử dụng các cải tiến phần mềm và nhiếp ảnh điện toán (computational photography) để tạo ra một hình ảnh tốt hơn từ nhiều ảnh gộp lại. Điều này tương tự như Chế độ ban đêm và HDR, nhưng với trọng tâm là chi tiết, trái ngược với phơi sáng.

Nhà sản xuất có thể tận dụng các cảm biến khác nhau của điện thoại và độ dài tiêu cự để lấy chi tiết từ nhiều camera cùng một lúc. Tất cả thông tin này sau đó được sử dụng để cải thiện ảnh zoom kỹ thuật. Nó chắc chắn không đẹp như ở mức zoom quang, nhưng kết quả lại tốt hơn với zoom kỹ thuật để đảm bảo các chi tiết tốt ở khoảng cách xa.

Tham gia Hoàng Hà Mobile Group để cập nhật những chương trình và ưu đãi sớm nhất

In Kỹ Thuật Số Là Gì? Tất Tật Về Công Nghệ In Kỹ Thuật Số

In Kỹ Thuật Số là gì? Quy trình, kỹ thuật, công nghệ, máy in, vật liệu in và ứng dụng của in kỹ thuật số trong lĩnh vực in ấn là gì? Trong bài viết này Tự Học Đồ Hoạ sẽ cùng các bạn trả lời tất cả những câu hỏi như vậy.

In kỹ thuật số là công nghệ 2D hiện đại nhất hiện nay; sử dụng công nghệ kỹ thuật số vào trong quá trình in ấn. Các file ảnh chất lượng cao sẽ được máy tính phân tích số hoá và in hình ảnh trực tiếp lên vật liệu in. Quá trình in kỹ thuật số được thực hiện ngay lập bởi các máy in hiện đại mà không cần bất kì công đoạn chế bản nào.

In kỹ thuật số bao gồm rất nhiều các công nghệ in khác nhau như: In phun; In UV; In Truyền nhiệt; in laser. Mỗi một loại hình in kỹ thuật số khác nhau sẽ có cách thức in và loại vật liệu in khác nhau. Tuy nhiên tất cả chúng đều có chi phí in ấn tương đối cao nếu như in số lượng lớn. Phương pháp in kỹ thuật số này chỉ thích hợp với các bản in số lượng nhỏ và cần chỉnh sửa nhiều file in khác nhau.

Ưu điểm nổi trội của công nghệ in kỹ thuật số là thời gian in ấn nhanh thao tác đơn giản. Người ta có thể in lấy ngay trong vòng vài phút mà không cần phải chờ đợi trong thời gian dài. Giá thành in ấn rẻ khi in với số lượng nhỏ. Dễ dàng thay đổi bản thiết kế khi gặp lỗi và có thể in lại ngay lập tức.

In kỹ thuật số cho phép tạo ra các bản in ở mọi kích thước. Kích thước của sản phẩm chỉ phụ thuộc vào khổ, hay cỡ của máy in. Bạn có thể in sản phẩm có kích thước vài mm đến kích thước vài mét. Đồng thời bạn có thể dễ dàng chia nhỏ file in và in từng phần sau đó ghép lại.

In kỹ thuật số có thể in ở hầu hết mọi chất liệu. Độ dày mỏng của vật liệu in cũng không phải vấn đề đối với công nghệ in kỹ thuật số. Bạn có thể in ở vật liệu mỏng như tờ giấy; cho đến các vật liệu dày như Gỗ, Kính, Kim loại…

Dễ dàng in các mẫu thử và hiệu chỉnh màu sắc bản in trên máy tính. Bạn cũng có thể dễ dàng hiệu chỉnh độ dày mỏng của lớp mực in trên vật liệu. Đôi khi người ta còn in quang dầu, in phủ bóng; in không nền cùng lúc mà không cần xử lý sau khi in.

In kỹ thuật số đôi khi chỉ cần 1 người để vận hành trơn chu cả hệ thống. Do đó rất tiết kiệm chi phí nhân công, giảm giá thành sản phẩm

In kỹ thuật có có 2 nhược điểm tương đối lớn bao gồm: Một số chất liệu rất khó có thể in kỹ thuật số được. Tất nhiên là có thể in nhưng dây chuyền, mực cần đầu tư rất tốn kém. Khi in với số lượng lớn tức là 1 file in thành rất nhiều bản. Lúc này in kỹ thuật số tỏ ra kém hiệu quả và đắt đỏ hơn các công nghệ in khác.

Như đã nói ở trên, In kỹ thuật số có rất nhiều công nghệ khác nhau như: , in uv, in phun… Chính vì vậy in kỹ thuật số có ứng dụng vô cùng rộng rãi.

Người ta áp dụng in truyền nhiệt vào in áo thun, áo phông và một số loại áo quần khác. Chỉ cần 1 máy in cỡ nhỏ; và 1 máy ép nhiệt là người dùng có thể tạo ra những mẫu áo như ý. Đây là 1 trong những ứng dụng tuyệt vời mà không phải công nghệ in nào cũng có được. Người ta cũng có thể dễ dàng in ra các bản thiết kế thời trang bằng các máy in phun ở mọi kích cỡ.

Những sản sản phẩm nhỏ cũng có thể sử dụng công nghệ in kỹ thuật số như: tem nhãn, tem bảo hành, name cad, thiệp…

Mỗi công nghệ in kỹ thuật số khác nhau sẽ có một vài bước hơi khác. Tuy nhiên một cách tổng quát chúng ta có 4 công đoạn cơ bản bao gồm: Xử lý file in, xử lý vật liệu in, in, và gia công thành phẩm.

Quy trình in kỹ thuật số vô cùng đơn giản; bất kì ai học qua cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng. Quy trình in này gồm một số bước như sau.

Chuẩn bị file in hay thiết kế file in là công đoạn được thực hiện bởi các designer. Những người là một bộ phận chuyên biệt, họ đảm nhận nhiệm vụ thiết kế, chỉnh sửa các file in theo yêu cầu của khách hàng. Mỗi designer sẽ sử dụng 1 hoặc một vài phần mềm thiết kế khác nhau ví dụ: , photoshop, coreldraw, indesign…

Khi nhận được yêu cầu hoặc file thiết kế sẵn. Người ta sẽ thiết kế và chỉnh sửa file in theo yêu cầu về mặt nội dụng, kích thước và màu sắc phù hợp. Sau đó họ sẽ gửi lại file thiết kế cho khách hàng duyệt lại nội dung và hình ảnh một lần nữa. Tiếp theo họ sẽ xử lý màu sắc và xuất file in sẵn sàng cho công đoạn in kế tiếp.

Sau khi nhận được yêu cầu của khách hàng và tư vấn lựa chọn vật liệu. Một bộ phận chuyên trách sẽ tiến hành xử lý vật liệu in, lựa chọn mực in, kiểm tra máy móc. Hoạt động này được thực hiện gần như cùng lúc với quá trình thiết kế ở bước 1. Đôi khi việc xử lý vật liệu sẽ diễn ra chậm hơn tuỳ thuộc vào loại vật liệu khách hàng yêu cầu.

Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng file thiết kế và vật liệu in, người ta sẽ tiến hành in. Một phần mềm chung gian sẽ làm nhiệm vụ kết nối các file in với máy in. Người quản lý in sẽ nhập kích thước, điều chỉnh vị trí đặt vật liệu; lựa chọn chế độ in phù hợp; và chọn lệnh in. Quá trình in là quá trình diễn ra hoàn toàn tự động không có sự can thiệp của con người.

Gia công sau in là bước mà bất kì loại hình in ấn nào cũng cần thực hiện. Gia công sau in nhằm loại bỏ những phần không cần thiết của sản phẩm. Hoàn thiện sản phẩm hay đôi khi quá trình này chỉ là cán bóng; sơn phủ, bế hay cắt gọt hoàn thiện.

Kính là vật liệu đặc biệt rất khó bám dính và dễ bong tróc. Vì vậy trước khi tiến hành in kỹ thuật số trên kính đặc biệt là in phun bạn cần xử lý vật liệu thật kỹ. Người ta sẽ làm sạch bề mặt; sau đó sử dụng một số phụ gia hỗ trợ bám dính quét lên bề mặt giúp tăng độ bám của sơn. Cũng có một số loại sơn chuyên biệt được sử dụng giúp tăng hiệu quả in trên kính. Tuy nhiên công nghệ in mới là thứ đem lại sức mạnh thực sự. Công nghệ sẽ có độ bền tốt hơn so với in truyền nhiệt và in phun.

Vải là loại vật liệu mềm dễ nhăn, co giãn dễ dàng bắt màu. Tuy nhiên không phải loại vải nào cũng có thể in kỹ thuật số. Một số loại làm từ chất liệu nilon, trơn nhẵn rất khó để in dù là in truyền nhiệt hay in phun.

Việc có khả năng đàn hồi và nhăn cũng là khó khăn rất lớn trong quá trình in tự động và hàng loạt. Người ta sẽ sử dụng 1 lớp giấy chuyên dụng dán lên mặt sau của tấm vải để tạo sức căng bề mặt. Đây cũng là phương pháp cố định vật liệu thường được áp dụng với những vật liệu mỏng, nhẹ, con giãn.

Kim loại là loại vật liệu cứng dễ ăn mòn do quá trình oxi hoá bề mặt. Vì vậy trước khi in người ta cần làm sạch bề mặt ngay trước khi quá trình in sảy ra. Sau khi in lớp mực in cúng tương tự như lớp sơn bảo vệ vật liệu. người ta đôi khi còn sơn phủ, hoặc phung thêm một lớp bảo vệ.

Có một lưu ý nhỏ, người ta sẽ tiến hành xử lý gia công vật liệu trước khi in. Việc này sẽ tránh hiện tượng bong tróc và xước trên bề mặt vật liệu khi cắt gọn và gia công.

In kỹ thuật số đang trở thành xu hướng của thời đại. Ngày càng có nhiều loại in kĩ thuật số mới ra đời, giúp cải thiện tốc độ, chất lượng in ấn. Mỗi một nhu cầu khác nhau sẽ có những công nghệ in kỹ thuật số riêng phục vụ. Ví dụ In áo phông sử dụng công nghệ in truyền nhiệt; In tranh kính sử dụng in UV…

Như vậy tôi và các bạn vừa cùng nhau tìm hiểu về công nghệ in kỹ thuật số là gì. Mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp các bạn có cách nhìn tổng quan hơn về lĩnh vực in này.

Iso Trong Nhiếp Ảnh Kỹ Thuật Số Là Gì?

Trong nhiếp ảnh truyền thống – máy chụp phim, ISO hay ASA là thông số cho biết độ nhạy cảm của phim với ánh sáng như thế nào. ISO trong máy ảnh số cũng tương tự như vậy, nó là một trong ba thông số quan trọng để giúp bạn chụp được ảnh có độ phơi sáng tốt. Hai thông số quan trọng còn lại là Aperture và Shutter Speed

ISO trong nhiếp ảnh kỹ thuật số

ISO trong nhiếp ảnh kỹ thuật số

Trong nhiếp ảnh kỹ thuật số, ISO là độ nhạy sáng của cảm biến ảnh – Censor. Chúng được thể hiện với các giá trị 100, 200, 400, 800, 1600,… và các nguyên tắc vẫn áp dụng giống như trong máy chụp phim, con số càng nhỏ thì ảnh càng ít nhạy cảm với ánh sáng và hình ảnh sẽ ít bị nhiễu hạt hơn.

So sánh ảnh chụp với các thông số ISO khác nhau

Thiết lập ISO ở mức giá trị cao hơn thường được sử dụng khi chụp trong các tình huống tối hơn mà vẫn chụp với tốc độ cao.

ISO 100 thường là lựa chọn mặc định để cho ra những tấm ảnh sắc nét và ít nhiễu hạt.

Hầu hết mọi người đều có xu hướng để máy ảnh số trong chế độ tự động – Auto Mode, khi đó máy ảnh sẽ lựa chọn ISO thích hợp tùy thuộc vào điều kiện của môi trường chụp, tuy nhiên máy ảnh sẽ cố gắng giữ ISO càng thấp càng tốt.

Hiện nay, hầu hết các máy ảnh đều cho phép bạn lựa chọn ISO theo ý riêng của mình. Khi thay đổi ISO, bạn sẽ nhận thấy nó tác động đến khẩu độ – Aperture và tốc độ – Shutter Speed cần thiết để có được một tấm ảnh có độ phơi sáng tốt. Thí dụ khi thay đổi thiết lập ISO từ 100 lên 400, bạn sẽ nhận thấy là có thể chụp ảnh ở tốc độ cao hơn và/hoặc khẩu độ nhỏ hơn.

Thiết lập ISO của máy ảnh số bằng cách nào

Không phải lúc nào máy ảnh số cũng cho phép bạn thay đổi thiết lập ISO, nhất là khi chụp với các chế độ tự động – Auto Mode hoặc định sẵn – Scene Mode.

Khi muốn thiết lập ISO, bạn hãy chuyển sang chế độ cho phép bạn tự chọn ISO bằng cách thoát khỏi chế độ tự động – Auto và chuyển sang một trong các chế độ chụp thủ công – Manual, ưu tiên tốc độ – Shutter Priority, ưu tiên khẩu độ – Aperture Priority hoặc chương trình – Program.

Các chế độ chụp ưu tiên khẩu độ hoặc thủ công thường được sử dụng khi muốn thay đối ISO.

Đối với các máy ảnh thông thường, có lẽ bạn cần phải truy cập vào trình đơn cài đặt – Menu và tìm đén phần cài đặt dành cho ISO. Sau đó chọn giá trị ISO mà bạn muốn hoặc chọn tự động.

Đối với các máy ảnh cao cấp hơn, có thể sẽ có một nút ISO dành riêng trên máy ảnh. Bạn chỉ cần nhấn nó và xoay một trong các nút xoay để thay đổi cài đặt ISO của máy ảnh.

Một số máy ảnh khác có thể có một nút xoay chuyên dụng dành riêng cho thiết lập ISO với các giá trị khác nhau, bạn chỉ cần xoay nút để chọn.

Nút xoay chuyên dụng dành riêng cho thiết lập ISO với các giá trị khác nhau

Nếu bạn không thấy một nút có nhãn là ISO, thì vẫn có khả năng máy ảnh của bạn sẽ cho phép bạn lập trình để biến một nút đa chức năng thành nút ISO. Hãy xem tài liệu hướng dẫn kèm theo máy ảnh số của bạn để biết cách sử dụng.

Các vấn đề cần chú ý khi lựa chọn ISO

Ánh sáng – Chủ thể cũng được chiếu sáng?

Nhiễu hạt – Bạn muốn một tấm ảnh bị nhiễu hạt nhiều hay ít?

Chân máy – Bạn có sử dụng chân đỡ máy ảnh – Tripod?

Chuyển động – Chủ thể cần chụp đang chuyển động hay đứng yên?

Nếu bạn chụp ở nới có nhiều ánh sáng hoặc muốn ảnh chụp ít bị nhiễu hạt hoặc bạn đang dùng chân đỡ máy ảnh và chủ thể muốn chụp đang đứng yên,… nói chung tốt nhất là bạn hãy thiết lập ISO thấp.

Tuy nhiên nếu bạn chụp lúc trời tối hoặc bạn không quan tâm đến ảnh sẽ bị nhiễu hạt hoặc chủ thể muốn chụp đang di chuyển thì bạn cần xem xét để tăng ISO lên cao vì nó sẽ cho phép bạn chụp với tốc độc cao hơn mà vẫn có được tấm ảnh có độ phơi sáng tốt.

Hãy luôn nhớ là ISO càng cao thì ảnh càng bị nhiễu hạt nhiều.

Ảnh bên trái được chụp ở ISO 100 và ảnh bên phải bị nhiễu hạt khi chụp ở ISO 3200

Các tình huống mà có thể bạn phải cần nâng ISO lên cao

Khi chụp các sự kiện thể thao trong nhà, nơi chủ thể cần chụp luôn di chuyển nhanh và ánh sáng rất hạn chế. Tăng ISO sẽ giúp bạn chụp được cảnh này với tốc độ cao.

Khi chup trong các buổi hòa nhạc, cũng là nơi có ánh sáng thấp và không được sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp ảnh chụp của bạn được sáng hơn.

Khi chụp trong phòng trưng bày nghệ thuật, tranh ảnh,… là những nơi thường không đủ ánh sáng và cũng không cho sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp ảnh chụp của bạn được sáng hơn.

Khi chụp trong buổi tiệc, sinh nhật,… thổi nến trong một căn phòng tối sẽ cho một tấm ảnh đẹp nhưng nó sẽ bị phá hỏng nếu bạn sử dụng đèn Flash. Tăng ISO sẽ giúp bạn chụp được cảnh này mà không cần Flash.

ISO là một yếu tố rất quan trọng cần hiểu rõ trong nhiếp ảnh kỹ thuật số nếu bạn muốn giành quyền kiểm soát máy ảnh số của mình. Hãy thử với các thiết lập ISO khác nhau để có được những tấm ảnh như ý