Xem Nhiều 3/2023 #️ Từ Bi Là Căn Bản Của Đạo Phật # Top 10 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 3/2023 # Từ Bi Là Căn Bản Của Đạo Phật # Top 10 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Bi Là Căn Bản Của Đạo Phật mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Từ bi là căn bản của đạo Phật”, câu nói này được trích từ trong bộ Đại trí độ luận quyển 27 của ngài Long Thọ.

Vì sao nói “Từ bi là căn bản của đạo Phật”? Muốn luận bàn vấn đề này, chúng ta phải tìm hiểu từ ý nghĩa của hai chữ từ bi.

I. Ý nghĩa Từ Bi

Từ bi là cụm từ rất quen thuộc đối với mọi người. Nói đến từ bi mọi người đều liên tưởng đến Bồ-tát Quan Thế Âm cứu khổ cứu nạn. Hay nói rõ hơn, Quan Âm Bồ-tát là hóa thân của đại từ đại bi. Vậy vì sao gọi là từ bi? Ý nghĩa này được bắt nguồn từ đâu? Nó có vị trí như thế nào trong Phật pháp? Đối với cuộc sống xã hội hiện tại có ý nghĩa gì? Điều này mọi người không hẳn đã hiểu rõ. Bàn đến vần đề này trước tiên chúng ta nên định nghĩa hai chữ từ bi.

Trong Thập địa kinh luận, Bồ-tát Thiên Thân nói rằng: “từ là đồng với nhân quả hỷ lạc; bi là đồng với nhân quả ưu khổ”.

Như vậy, chúng ta không những sanh tâm hỷ lạc với chúng sanh, mà còn phải đem đến cho chúng sanh quả hỷ lạc, đó mới gọi là từ; thấy chúng sanh ưu bi khổ não không những khởi tâm thông cảm, mà còn phải tạo cho chúng sanh những quả lành khiến cho họ bớt đi sự thống khổ, đó mới gọi là bi. Từ đây cho thấy, từ bi chính là cùng với chúng sanh thống nhất nguyên nhân và kết quả của sự khổ và vui. Kinh Bồ-tát niệm Phật tam muội nói: “từ tâm quán chúng sanh, như mẫu niệm nhứt tử. Vu thù bất truy ác, cánh sanh lân mẫn tâm”, nghĩa là dùng tâm từ quán sát chúng sanh như người mẹ nghĩ nhớ đến con, đối với kẻ thù không sanh khởi tâm ác, ngược lại phải sanh tâm thương xót họ.

Người có lòng từ bi đối với chúng sanh không phân biệt kẻ oán người thân, phải đến với họ bằng tâm từ bi, tâm thương yêu chân thành và tâm thông cảm. Theo quan điểm của Nho gia: “điều mình muốn tồn tại thì cũng làm cho người khác được tồn tại; điều mình muốn đạt được thì cũng làm cho kẻ khác đạt được”. Luận ngữ dạy rằng: “bậc quân tử phải lo trước nỗi lo âu của thiên hạ, vui sau niềm vui của muôn dân” (đồng như tinh thần tiên ưu hậu lạc theo Mạnh Tử). Nghĩa là nên đến với chúng sanh bằng tinh thần: “thương người như thương mình”, “quên mình để cứu người”, “vô tư phụng hiến”, v.v… tinh thần này tất nhiên sẽ tương phản với lập trường sống của kẻ phàm phu: “người sống không vì mình thì tru diệt”, “tổn người lợi mình”, “chủ nghĩa tư lợi”, v.v… Vì thế, khi trình bày về ý nghĩa của hai chữ từ bi phải được hiểu một cách chính xác hoàn toàn tích cực lợi tha.

Trước điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, chúng ta càng phải hướng đến từ bi, cần đến tinh thần xả kỷ vị tha. Vì đề xướng triệt để chủ nghĩa lợi tha thì có thể tịnh hóa nhân tâm, loại trừ được tham, sân, si, thậm chí có thể giảm bớt được những hành vi tham ô, hủ bại, hư ngụy, giả mạo, hạ liệt vô đạo đức, được như vậy sẽ có tác dụng tốt đối với nhân sanh và tịnh hóa được xã hội. Từ bi giúp cho con người rèn luyện được nhân cách, nâng cao cảnh giới nhân sanh, điều tiết được quan hệ giao tế, cải cách tốt những phong tục xưa cũ, có tác dụng thúc đẩy xã hội tiến bộ tích cực trong nhiều phương diện, khiến cho mọi người luôn thương yêu hòa hợp lẫn nhau. Vì thế nên nói từ bi là tinh thần căn bản của luân lý Phật giáo.

II. Phân loại từ bi

Trong cuốn Đại thừa nghĩa chương, quyển 14, ngài Huệ Viễn (523-592) sống vào thời đại nhà Tùy đã cho rằng:

Bi có ba loại:

1. Chúng sanh duyên bi: duyên vào sự khổ của chúng sanh, cứu giúp chúng sanh thoát khổ. Theo Địa kinh, hành giả nên quán các chúng sanh do mười hai nhân duyên tựu tán, lưu chuyển sanh tử mà khởi tâm bi. Còn theo Địa trì luận thì hành giả nên quán các chúng sanh do duyên bị vô số khổ mà khởi bi tâm.

2. Pháp duyên bi: quán các chúng sanh đều do các duyên của năm ấm, vô ngã, vô nhơn mà khởi tâm bi. Sao gọi là khởi tâm bi? Có hai cách giải thích: một là niệm chúng sanh vì sự trói buộc của ngã nhơn mà khởi vọng, rồi thọ khổ của sanh tử thật đáng xót thương, nên khởi tâm bi. Hai là vì chúng sanh nói pháp từ bi, pháp chân thật ấy khiến cho chúng sanh thoát khổ, nên gọi đó là bi.

3. Vô duyên bi: quán các chúng sanh năm ấm rốt ráo không tịch mà khởi tâm bi. Quán pháp không tịch sao gọi là khởi tâm bi? Có hai ý nghĩa: một là niệm chúng sanh vì sự trói buộc mà khởi vọng tưởng nên thọ khổ sanh tử, đó gọi là khởi tâm bi. Hai là khởi niệm vì chúng sanh nói pháp từ bi, pháp ấy chân thật khiến cho chúng sanh thoát khổ, nên gọi là bi.

Từ cũng có ba nghĩa:

1. Chúng sanh duyên từ: do duyên chúng sanh ham muốn các dục lạc mà khởi tâm từ.

2. Pháp duyên từ: do duyên các chúng sanh chỉ là các pháp nhân duyên của năm ấm, vô ngã, vô nhơn mà khởi tâm từ.

3. Vô duyên từ: quán tất cả chúng sanh rốt cùng chỉ là không tịch mà khởi tâm từ. Sao gọi là pháp duyên, vô duyên mà khởi tâm từ? Ý nghĩa này cũng giống với pháp duyên bi và vô duyên bi.

Trong tác phẩm Đại thừa nghĩa chương, pháp sư Huệ Viễn đưa ra luận lý vì muốn cho tất cả chúng sanh thoát khổ được vui mà khởi tâm từ bi, gọi là chúng sanh duyên từ bi, cũng gọi là sanh duyên từ bi, hoặc hữu tình từ bi. Kế đến, ngài nói đến vì chúng sanh chỉ là pháp của năm ấm, vô ngã vô nhơn mà khởi tâm từ bi, gọi là pháp duyên từ bi. Lại nữa, ngài quán tất cả pháp rốt cùng là không tịch mà khởi tâm từ bi, gọi là vô duyên từ bi. Vì phân từ bi thành ba pháp, tức nói các pháp là vô thường, vô ngã, tính không, nên nói chúng sanh duyên từ bi, pháp duyên từ bi, vô duyên từ bi, đó là mối quan hệ tiến lên thâm nhập dần dần theo thứ bậc.

III. Phân loại từ bi theo cấp bậc

Chúng ta lấy đối tượng sở duyên để phân loại từ bi, căn cứ vào hiệu quả và động cơ của thí chủ để phân loại cấp bậc. Sự phân loại này cũng chỉ là tương đối. Bồ-tát Long Thọ trong Đại trí độ luận, quyển 27, có nói: “đại từ là vui với tất cả chúng sanh, đại bi là làm cho chúng sanh thoát khổ. Đại từ là đến với chúng sanh bằng tâm hỷ lạc, đại bi là cùng với chúng sanh chia sớt những nỗi thống khổ. Thí như có người giam những người con mình trong ngục. Lúc nó bị tử hình, lòng từ của người cha vì xót thương con nên dùng vô số phương tiện, khiến cho các con được thoát khổ, lòng đại bi ấy chính là khiến cho con lìa khổ; vì con mà cung cấp cho chúng các thứ yêu thích, ấy là lòng đại từ”.

Lòng đại từ, đại bi là như vậy, những gì là tiểu từ tiểu bi? Vì có cái nhỏ này mới có cái lớn kia, đáp rằng: ‘từ bi trong tứ vô lượng tâm, gọi là nhỏ; thứ bậc đại từ bi được nói đến trong thập bát bất cộng pháp mới được gọi là đại từ bi. Lại nữa, lòng từ bi trong tâm Phật mới gọi là đại; từ bi trong tâm những người khác gọi là tiểu’. Hỏi: ‘ngươi dựa vào đâu cho rằng Bồ-tát thực hành hạnh đại từ đại bi?’. Đáp rằng: ‘tâm đại từ của Bồ-tát so với đức Phật là nhỏ, nhưng đối với bậc Tiểu thừa là lớn. Ở đây nói lớn cũng chỉ là giả danh, lòng đại từ đại bi trong đức Phật mới là chân thật tối thắng’. Lại nữa, tuy nói là tiểu từ, nhưng luôn có tâm niệm vui cùng với cái vui của chúng sanh, kỳ thật chẳng có việc gì vui cả; tiểu bi, gọi là quán sát tất cả các loại thân khổ, tâm khổ mà thương xót chúng sanh, chưa thể khiến cho họ thoát khỏi nỗi thống khổ. Đại từ, thì khởi niệm khiến cho chúng sanh được vui và tự mình cùng vui với cái vui của chúng sanh; đại bi, xót thương cho sự khổ não của chúng sanh và làm cho họ thoát khổ”.

Ngài lại phân từ bi thành ba tầng thứ: tiểu, trung, đại.

Gọi là tiểu từ bi, tức chỉ khởi tâm vui cùng với cái vui của chúng sanh và muốn cho họ thoát khổ, như tâm từ, tâm bi trong từ bi hỷ xả bốn pháp vô lượng tâm của bậc Tiểu thừa. Gọi là đại từ bi, tức không chỉ khởi tâm vui cùng với cái vui của chúng sanh và khiến cho họ được thoát khổ, mà còn có khả năng làm cho họ thoát khổ được vui, như tâm đại từ bi của đức Phật nói trong mười tám pháp bất cộng. Tuy nhiên, đại từ bi và tiểu từ bi cũng chỉ là pháp tồn tại tương đối. Vì có tiểu mới hiển thị đại, cũng vậy không có đất bằng làm sao có núi cao? Như lòng từ bi của bậc Bồ-tát, đem so sánh với lòng từ bi của hạng phàm phu, bậc Thanh văn, Bích-chi Phật mà nói thì đó là đại từ bi; nếu đem sánh với lòng từ bi của đức Phật luận bàn thì đó chỉ là tiểu từ bi. Vì thế nên nói, tâm đại từ bi của bậc Bồ-tát gọi là đại chỉ là pháp giả danh, nếu đem sánh với lòng từ bi của bậc Thanh văn, Bích-chi Phật thì đó gọi là trung từ bi, chỉ có lòng từ bi của đức Phật mới là đại từ bi, là pháp chân thật, tối thắng.

Từ bi được phân biệt thành chúng sanh duyên, pháp duyên và vô duyên, lại phân làm đại, trung, tiểu. Như vậy, mối quan hệ của hai loại phân biệt này như thế nào? Loại trước là lấy từ bi sở duyên làm đối tượng để phân, loại sau là lấy hiệu quả và động cơ của từ bi trong các thí chủ để phán đoán. Hai loại phân biệt này, nếu đem chúng sanh duyên từ bi ra làm định nghĩa để khai ngộ tất cả đều là khổ, lòng từ bi được phát khởi do chúng sanh bình đẳng, là tiểu từ tiểu bi, tức lòng từ bi sơ khởi của phàm phu, Thanh văn, Bích-chi Phật và Bồ-tát; pháp duyên từ bi là khai ngộ lý vô ngã của các pháp mà khởi lòng từ bi, tức sự phát khởi lòng từ bi của các bậc A-la-hán, Bích-chi Phật và các Bồ-tát từ bậc sơ địa trở lên, đó là trung từ trung bi; vô duyên từ bi là đức Phật vì muốn cho chúng sanh đắc vô phân biệt trí mà khởi lòng từ bi bình đẳng, tức nói lòng từ bi của đức Phật là đại từ đại bi. Như vậy, tầng thứ và chủng loại của từ bi sẽ được thống nhất. Về mặt sự mà nói, Bồ-tát Long Thọ trong Đại trí độ luận quyển 20 cũng đã nói về sự thống nhất của hai loại từ bi như vậy.

IV. Tính thực tiễn của từ bi

Vô duyên từ bi tức là vô duyên đại từ và đồng thể đại bi. Vô duyên đại từ nghĩa là không lấy tình thân sơ cố cựu, tình huynh đệ bạn bè làm đối tượng đặc biệt mà phải đến với tất cả chúng sanh bằng tâm hỷ lạc phúc thiện. Nói cách khác, chúng ta nên đem đến cho chúng sanh vô lượng hỷ lạc phúc thiện bằng một tâm vô điều kiện, không có nguyên nhân, vô ý thức, v.v… Đặc điểm nổi bật của từ bi là cho chúng sanh sự hỷ lạc phúc thiện mà tâm không khởi một chút phân biệt, tuyệt đối bình đẳng với tất cả chúng sanh. Vì thế có thể nói, đó là tinh thần đại từ chí tôn chí thượng.

Phật giáo cho rằng, các pháp là duyên khởi tính không. Vì vậy nói, trời đất cùng với cái ngã của chúng ta là nhất thể, vạn vật cũng đồng nhất với ngã, nhơn, trong bốn biển đều là huynh đệ. Cái ưu khổ của bạn chính là cái ưu khổ của tôi, cái ưu khổ của tôi cũng chính là cái ưu khổ của bạn; sự khoái lạc của bạn là sự khoái lạc của tôi, sự khoái lạc của tôi cũng là sự khoái lạc của bạn. Do vậy, chúng ta nên khởi tâm thương yêu, tâm thông cảm, tâm thương xót, tâm trắc ẩn cho đến loại trừ tất cả vô lượng khổ não của chúng sanh, như tinh thần đồng thể đại bi mà đức Phật đã nói ở trên để đến với sự khổ lạc của chúng sanh trong tinh thần đồng cảm đồng tâm, đồng thân nhất thể.

Đặc điểm của đồng thể đại bi là dùng tâm tuyệt đối bình đẳng, không phân biệt bỉ thử, tâm quảng đại vô tận, tâm như hư không, tâm đó đã trừ sạch tất cả ưu bi khổ não của chúng sanh, cho nên gọi là vô tận đại bi. Vô tận có nghĩa là không còn có tâm nào rộng lớn hơn nữa. Vì vậy nói, vô tận đại bi là đại bi chí cao, chí thượng. Tóm lại, vô duyên đại từ và vô tận đại bi là lòng từ bi chí cao vô thượng. Tính vĩ đại của nó là xót thương người đời, có thể đồng cam cộng khổ cùng với họ, từ đó mà đạt đến mức độ “điều mình muốn tồn tại, thì cũng làm cho người khác được tồn tại, điều mình muốn đạt được thì cũng làm cho kẻ khác đạt được”.

Nói đến phạm vi của từ bi, chính là sự trải lòng từ bi rộng khắp thế gian. Đại trí độ luận quyển 27, ngài Long Thọ Bồ-tát có ghi: “Lại nữa, tâm đại từ phổ khắp thập phương tam giới chúng sanh cho đến các loài côn trùng, trong cõi tam thiên đại thiên thế giới tâm không xa lìa các chúng sanh bị đọa vào ba đường ác. Nếu có người mỗi mỗi sự khổ của chúng sanh đều thay thế nhận chịu, khiến cho họ thoát khỏi nỗi thống khổ ưu bi, lấy cái vui của năm dục, cái vui của thiền định, cái vui tối thắng trong thế gian, tự mình cho họ, khiến cho chúng sanh được vừa lòng mãn nguyện”.

Tất nhiên từ bi phải được phát khởi trong phạm vi lớn nhất, từ mặt không gian cho đến thời gian, đó là trong thập phương tam giới và lục đạo tam thế. Thập phương là tứ phương, tứ duy, trên dưới; tam giới là dục giới, sắc giới, vô sắc giới; tam thế là quá khứ, hiện tại, vị lai; lục đạo là thiên, nhơn, a-tu-la, ngạ quỷ, súc sanh, địa ngục. Còn đối tượng sở duyên, đó là vô lượng vô biên vô số chúng sanh. Chúng sanh theo nghĩa hẹp như trước đã nhắc đến đó là sinh vật có tình thức.

Như vậy, phàm sanh vật trong giới tự nhiên đều là đối tượng của từ bi sở duyên. Có thể thấy, tư tưởng từ bi trong Phật giáo trên mặt lý luận, phàm là sanh vật tất phải hoàn toàn bảo vệ, cứu hộ sanh vật, duy trì bảo vệ sự tồn tại và phát triển triệt để, đây cũng là một loại đạo đức luân lý của thế giới loài người đối với sanh vật. Vì thế, Phật giáo mới chế đặt ra giới không sát sanh và phát nguyện phóng sanh. Không sát sanh là ngăn ngừa đoạn dứt sự sát hại, làm thương tổn đến sanh mạng của loài hữu tình. Do đó nên nói, phạm vi của từ bi đối với toàn thể động vật có tri giác, có tình cảm, có cảm thọ khổ vui.

Căn cứ theo lập luận này, chúng ta sẽ gặp phải một số nghi vấn. Các loài động vật đối với nhân loại có hại, như đối với muỗi, chúng ta có nên phát khởi lòng từ bi? Căn cứ theo nghĩa gốc của từ bi, đương nhiên là chúng ta không nên giết. Nhưng không giết, có thể một ngày nào đó chúng sẽ lan tràn làm nguy hại đến sanh mạng của con người. Nếu chúng ta bắt giết hết, lại gây nguy hại cho sanh mạng của loài thạch sùng, vì sẽ không có muỗi để làm thức ăn cho chúng, vì theo nghiên cứu, thạch sùng là một loài côn trùng có ích lợi cho nhân loại, loài côn trùng có ích thì nên bảo vệ chúng.

Từ lập luận trên mà nói, chúng ta phải nên như thế nào? Theo tinh thần Phật giáo đối với các pháp phải nên quyền xảo phương tiện, không nên rơi vào sở chấp nhị biên, nên hành theo lập trường trung đạo để không phá hoại, hủy diệt các sinh vật trong thế giới tự nhiên. Còn như việc phóng sanh, tức đem cá bắt được, chim hoặc các loài cầm thú săn được, thả chúng trở về với ao hồ, núi rừng, sơn dã, v.v… nơi sinh sống của chúng, để chúng được sống tự do tự tại trong môi trường sinh thái. Hiển nhiên đây là một loại bảo vệ cứu hộ các loài sanh vật, đặc biệt đó còn là một phương pháp tích cực biết bảo vệ trân quý loài cầm súc.

Tóm lại, tinh thần từ bi trong Phật giáo là một cử chỉ tốt lành, biết hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích mọi loài, là biểu trưng cho sự nghiệp cứu tế chúng sanh. Nếu mở rộng tinh thần này từ một nhà, một thôn, một nước, đến toàn nhân loại, mọi người đều biết thương yêu nhau, hỗ trợ cho nhau, đoàn kết cùng nhau phấn đấu, khắc phục khó khăn, cùng nhau tạo ra tài sản, cùng nhau đi đến con đường tiến hóa làm phong phú cho cuộc sống nhân sanh; như vậy thế giới hòa bình ổn định, tinh thần hữu nghị giữa các nước sẽ ngày một phát triển. Nếu tinh thần này phát triển đến thế giới tự nhiên, xây dựng một thế giới an lành, vạn vật sống trong tinh thần vô úy thì Tịnh độ có thể được thiết lập ngay trong hiện tại, trên mảnh đất này.

Thích Nguyên Liên

Từ Bi Trong Đạo Phật Là Gì ?

Từ bi là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ xử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì Trí tuệ lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.

là Hán dịch của chữ Karunâ trong kinh sách tiếng Phạn. Từ là lành, hiền từ ; bi là thương xót, thương hại. Trong các sách Tây phương, viết bằng tiếng Anh cũng như tiếng Pháp, chữ Karunâ được dịch là Compassion. Chữ Compassion có gốc từ tiếng La-tinh là compassio, có nghĩa là thương hại trước sự đau khổ của kẻ khác. Trong chữ compassion có chữ passion, chữ này có gốc từ chữ patior, một động từtrong tiếng La-tinh có nghĩa là khổ đau, đau đớn.

Sở dĩ tôi mạn phép dài dòng trên phương diện ngữ học và dịch thuật vì thực ra rất khó tìm được những chữ hoàn toàn tương đồng giữa các ngôn ngữ, nhất là những chữ này vừa có nguồn gốc khác nhau, lại vừa chịu ảnh hưởng ít hay nhiều các truyền thống, văn hoá, tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau.

Chữ Compassion trong các sách Tây phương không phản ảnh đúng và không lột được ý nghĩa của chữ Karunâ trong kinh sách nhà Phật. May mắn đã có vài dịch giả và nghiên cứu gia Tây phương nhận thấy điều này, họ đề nghị nên dùng thẳng chữ Phạn là Karunâ, giống như trường hợp rất nhiều chữ Phạn khác đã được dùng thẳng, chẳng hạn như những chữ karma, nirvana, samsara, v.v.

Trong kinh sách tiếng Việt, chữ cũng không lột hết ý nghĩa của chữ Karunâ, nhưng nhờ số đông những người tu học Đạo Pháp đã hiểu ít nhiều là gì và đã quen thuộc với định nghĩa của chữ này, tuy vậy vẫn còn một số người khác có thể hiểu rất lờ mờ chữ trong Đạo Phật.

Ý nghĩa của trong Phật giáo thật sự sâu xa hơn là ý nghĩa từ chương của chữ này, tức là và . Tôi sẽ chia bài viết thành hai phần : phần thứ nhất định nghĩa và giải thích về theo Kinh điển, phần thứ hai sẽ bàn rộng hơn về chữ này. Sau hết tôi xin kể một câu chuyện về ngài Vô Trước để thay vào phần kết luận.

Karunâ trong Phật giáo là khả năng nhận thức rằng mọi sinh linh có giác cảm, từ con người cho đến đến các sinh vật khác đều gánh chịu khổ đau, khi nào tất cả các sinh linh ấy chưa được Giác ngộ và Giải thoát, thì chính là ước vọng mảnh liệt thúc đẩy ta phải Giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh , trong đó có cả ta, ra khỏi khổ đau.

Vì thế không có nghĩa đơn giản là ” xót thương ” kẻ khác một cách thụ động và tiêu cực, mà ngược lại là một sức mạnh tích cực đưa ta thẳng vào hành động, trong mục đích loại trừ mọi thể dạng của khổ đau và mọi cội rễ của khổ đau.

Khi Phật Thích-ca Mâu-ni đạt được Giác ngộ, quyết tâm và phát nguyện đầu tiên của Ngài chính là Karunâ, tức là lòng , Ngài quyết định thuyết giảng cho chúng ta ” Con đường đưa đến chấm dứt khổ đau ” (tức là , điều thứ tư trong ).

Khía cạnh cao đẹp của hay Karunâ cũng là một trong những chân lý cao cả hơn hết của Đạo Pháp : khổ đau không phải là một định mệnh, khổ đau có thể tránh khỏi, ta có thể tự giải thoát được, và tất cả mọi chúng sinh đều có thể thực hiện được sự Giải thoát đó, không phải chỉ riêng có Phật mà thôi (đây là các điều 1,2 và 3 trong Tứ diệu đế : , và ).

Nếu không có , biết đâu có thể cũng không có Phật, cũng không có Đạo Pháp và cũng chẳng có Tăng đoàn. Vì sao vậy, vì chính Phật là , chính Phật lại giảng cho ta Đạo Pháp của và Tăng đoàn đứng ra duy trì Đạo Pháp. chính là hiện thân của . Có thể nói chính là sự vậy.

Đối với các trường phái Phật giáo Nam tông, chẳng hạn như Phật giáo Theravada, chứng thực và bảo đảm hành giả là một ” đệ tử đích thực ” của Phật, một ” người con ” của Phật, một người biết giữ gìn , biết trau dồi một tâm thức tích cực bằng Bốn Phạm Trú (còn gọi là Tứ Vô lượng tâm ). Bốn ấy là (maitrî) : tâm lành hướng về mọi chúng sinh ; (karunâ) : xót thương và cứu giúp tất cả chúng sinh ; (muditâ) : tâm thức vui mừng và hân hoan khi nhận thấy những đìều lành của chúng sinh ; (upeksâ) : buông thả tất cả những gì của chính ta cho chúng sinh (chữ này được giải thích hơi khác trong các kinh sách Tây phương : chữ Upeksâ được dịch ra tiếng Pháp là Equanimité, tức tâm thức trong sáng, bình đẳng không phân biệt và kỳ thị).

, , và là bốn liều thuốc hoá giải chống lại những thái độ sai lầm. hoá giải ý nghĩ ” sống chết mặc bay “, hóa giải ý nghĩ ” mặc kệ họ cứ đau khổ, chẳng dính líu gì đến ta “. không cho phép ta cảm thấy ” càng thích thú khi kẻ khác gánh chịu sự đau khổ, đáng đời cho họ “. đem đến cho ta những xúc cảm trong sáng và bình đẳng, hoá giải ý nghĩ ” cái này của ta, của gia đình ta, của bạn bè ta, không tội gì mà buông xả cho người dưng nước lã hay vì kẻ khác “.

Phật giáo Tây tạng thường đưa ra hình ảnh sau đây để giải thích thế nào là lòng và thế nào là một cái nhìn đúng đắn. ” Nếu có một người cầm gậy đánh ta, ta không kết tội chiếc gậy đã làm cho ta phải đau đớn, ta cũng không kết tội kẻ đã cầm gậy đánh ta,…mà ta phải kết tội sự nóng giận đang chi phối, thúc đẩy và hành hạ người đang cầm gậy đánh ta “. Nếu ta biết kết tội sự nóng giận đang giày vò người cầm gậy, tức là ta phát lộ lòng đối với họ. Chính hận thù và giận dữ đang tàn phá họ và làm cho họ khổ đau. buộc ta phải giúp họ trút bỏ sự giận dữ và hận thù trong lòng họ và quên đi những đau đớn của ta.

Đấy là một cái nhìn đúng đắn, cái nhìn của một người con Phật. là như thế, không phải đơn giản là một thứ tình cảm xót thương.

2. Luận bàn về Từ bi

Trước hết ta cần hiểu là gì. hay còn gọi là Huệ, Tuệ minh , hay là Chiếu thấy. còn được gọi là Bát-nhã, Bát-lại-nhã, Ban-nhã, Ba-lại-nhã, Bát-thích-nhã v.v. đó là các cách dịch âm khác nhau của chữ Prajnã trong tiếng Phạn. Vậy hay Bát-nhã khác với trí Thông minh như thế nào ?

Cái ” trí thông minh ” đó có phải là Bát-nhã hay không ? Có phải là hay không ? Xin thưa là không. trong Phật giáo là một thứ Tri thức tối thượng, hoàn hảo, không có gì cao hơn, không có gì so sánh được, không có gì ngang hàng (vô thượng, vô tỷ, vô đẳng) giúp người tu học nhìn thấy trực tiếp, quán nhận trực tiếp của mọi vật thể và mọi hiện tượng. Sự thật mà ta thấy chung quanh ta, trên thân xác ta và trong tâm thức ta chỉ là những , những sự thực này luôn luôn biến động, vướng mắc, được tạo tác bằng nhiều điều kiện, liên tục được sinh ra, biến đổi, thoái hoá và bị hủy diệt, rồi lại tiếp tục được sinh ra bằng những điều kiện khác trong những dạng thể hay hình tướng khác.

Cái ” trí thông minh ” mà ta nhận thấy nơi mỗi người, trong số đó kể cả các nhà khoa học, các nhà thông thái hay các triết gia…chỉ là trí thông minh dựa vào sự hiểu biết về thế giới biến động, tức thế giới của Sự thực Tương đối . theo định nghĩa Phật giáo không do lý luận mà có, không do học hỏi trong sách vở mà có. hay là một khả năng siêu việt, quán nhận trực tiếp được của mọi vật thể và mọi hiện tượng, tức là nhìn thấy được Sự thực Tuyệt đối của thế giới hiện tượng chung quanh ta và trong tâm thức ta.

Tóm lại, là một con đường cho người tu học bước lên, một phương tiện cho họ xử dụng, một mảnh đất cho họ vun xới. Con đường càng rộng rãi, phương tiện càng tinh xảo, mảnh đất càng phì nhiêu thì lại càng nẩy nở và thăng tiến nhanh hơn.

là điều kiện bắt buộc và không thể thiếu sót của . Từ-bi-Trí-tuệ luôn luôn đi đôi với nhau, gắn bó với nhau, hỗ trợ cho nhau. Vì vậy, tu tập trước hết phải khơi động lòng trong ta để đưa ta đến . Đến đây, ta có thể phân biệt được ” một người hung dữ và thông minh “, ” một người vô tâm (ích kỷ) và thông minh “, ” một người từ bi và thông minh ” khác nhau như thế nào.

Để làm nhẹ bớt phần luận bàn nghiêng về ngôn từ và lý thuyết, ta thử lấy một ví dụ đơn giản hơn trong đời sống hằng ngày như sau. Ta đi ngoài đường phố và ta thấy một người ăn xin nghèo khổ, ta cho một ngàn đồng. Lòng ta thấy phơi phới vì làm được một việc từ bi. Ta tiếp tục đi thêm một đoạn nữa và thấy một tiệm phở, thịt tái và thịt chín treo lủng lẵng trong tủ kính, mùi phở thơm lừng. Ta cảm thấy đói và bước vào ăn. Ta gọi một tô phở loại đặc biệt, giá hai mươi ngàn đồng, trong tô phở có gầu, tái, nạm, gân, sụn, nước béo…gần đầy đủ những cấu hợp của tứ đại nơi thân xác khổ đau và vô thường của con bò. Ta đang thưởng thức tô phở thì có một bà già lưng còng bước vào tiệm mời ta mua vé số. Bà cụ gầy ốm, da sạm nắng, cởi chiếc nón lá và xoè một một ít vé số cho ta nhìn. Ta thoáng thấy vẻ khổ đau và nghèo đói của bà cụ, nhưng ta nhìn kỷ hơn vào các vé số. Ta thấy có một vé mang những con số rất ” hên “, rất có ” cảm tình “, chẳng hạn như ngày sinh của ta, của người yêu của ta…, những con số này thường đem đến tài lợi cho ta. Tiếp theo ta nghĩ rằng vì từ bi muốn giúp đỡ bà cụ nên ta quyết định chọn tờ vé số này và mua ngay.

Nhưng cũng có thể khi đi ngang tiệm phở ta vẫn ngửi thấy mùi thơm, nhưng khi xem lại trong túi, ta chỉ còn năm ngàn đồng, không đủ để mua một tô phở loại nhỏ, (vì thường những người giàu lòng từ bi thì lại rất nghèo vể tiền bạc, tiếc thay !). Không đủ tiền bước vào tiệm phở, nhưng ta vẫn có thể gặp bà cụ bán vé số trên vỉa hè. Bà cụ chìa cho ta những tờ vé số trên tay. Ta không nhìn kỹ để tìm những con số ” hên ” trên các vé số, những ta lại thấy dưới chiếc nón lá rách nát, tóc của bà cụ đã bạc trắng, da mặt nhăn nheo, bà cụ bị chột một mắt và răng đã rụng hết. Có thể ta muốn cho bà cụ năm ngàn. Nhưng không, để kính trọng nhân phẩm của bà cụ, ta móc túi và mua vé số, mua hết cả năm ngàn. Nhưng khi bà cụ vừa bước đi, ta cúi xuống và đưa tặng những tờ vé số vừa mới mua cho một đứa bé độ chừng sáu hay bảy tuổi đang ngồi bán đậu phọng luộc đựng trong một cái thúng nhỏ bên lề đường. Ta nhất định không để một chút gì có thể nuôi nấng lòng tham của ta. Nhìn dưới khía cạnh thứ hai của câu chuyện, ta sẽ thấy có những mầm mống của phát lộ.

Ta tự hỏi ta có đủ sức làm được những việc nhỏ nhoi như thế hay không ? Trong khi đó ta có nhà rộng để ở, quần áo đẹp và sạch sẽ để mặc, ăn uống dư thừa. Có thể ta tự cho mình là một người tu Phật, nhưng ta có bắt chước Phật được chút nào hay không ? Khi chết, Phật nằm dưới đất để chết, Phật chỉ có hai chiếc áo cà sa, một chiếc gấp làm tư để gối đầu, bên cạnh chỉ có một chiếc bình bát để khất thực mà thôi.

Như đã trình bày trong phần một, là hay Tứ vô lượng tâm (brahma-vihâra) : , , Hỷ vô lượng và , tức bốn đức tính của tâm thức mà ta phải vun xới bằng tu tập và thiền định lâu dài, không phải bốn chữ dùng để tự an ủi hay an ủi kẻ khác khi gặp khó khăn. Nếu không nhớ Tứ vô lượng tâm là gì, xin người đọc xem lại định nghĩa của các chữ này trong phần một.

3. Kết luận

Từ trước đến đây, ngài Vô Trước chỉ thấy Đức Di Lặc qua những hình tướng thiếu hoàn hảo, nhưng con chó ghẻ đã giúp ngài phát lộ lòng của mình một cách toàn vẹn hơn. Đức Di Lặc muốn chứng minh điều ấy cho ngài Vô Trước nên bảo ngài hãy cõng mình lên vai và đi về ngôi làng trong thung lũng phía dưới kia : tất cả những người đi ngược chiều đều vô tình chẳng thấy gì lạ cả, chỉ có một bà cụ già chận ngài Vô Trước lại mà hỏi : ” Này ông kia, ông làm cái trò gì mà cõng con chó ghẻ kinh tởm trên vai như thế ? “.

HOANG PHONG

Bures-Sur-Yvette, 06.01.07

Ý Nghĩa Của “Đạo Phật Dấn Thân”

Bàn tròn “Đạo Phật dấn thân”  Trúc Lâm Thiền Viện – Villebon Sur Yvette – 10/1/2016

Mở đầu: ý nghĩa của “đạo Phật dấn thân”

Trịnh Đình Hỷ

Bài này xin chia làm 2 phần :

– Định nghĩa của ” đạo Phật dấn thân “

– Dấn thân ” xưa ” và ” nay “; những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân.

1) Định nghĩa của ” đạo Phật dấn thân “

Đầu tiên, chúng ta phải nhận định ngay rằng thật ra không có đạo Phật dấn thân, mà chỉ có người Phật tử dấn thân. Đạo Phật là một khái niệm trừu tượng, trong khi đó người Phật tử (đi theo đạo Phật như một triết lý hay một tôn giáo) mới thực sự là chủ thể của sự dấn thân.

Như vậy, dấn thân là gì? Dấn thân tiếng Pháp là s’engager. Đạo Phật dấn thân là ” bouddhisme engagé, engaged buddhism”.

Dấn thân, s’engager bao hàm ý nghĩa đi tới (với préfixe en), một cách tự nguyện, để hành động theo một mục đích, một chủ trương nhất định.

Trong đời sống xã hội, có vô số thí dụ dấn thân, chẳng hạn như cưới hỏi, nhận con nuôi, nhập ngũ tự nguyện, đăng ký học, gia nhập hội, mua nợ, làm việc từ thiện, đi tu, v.v. tất cả có thể được xem như là những hành động dấn thân.

Một từ khác thường được dùng trong đạo Phật là nhập thế: nhập thế tức là đi vào cuộc đời, ngược lại với xuất thế, tức là đi ra ngoài cuộc đời.

Tuy nhiên, khái niệm này có vẻ rộng và mơ hồ hơn. Khi thái tử Siddharta rời bỏ gia đình và cung điện để đi vào rừng sâu tìm chân lý, hành động của ngài là một hành động xuất gia (rời bỏ gia đình) hay xuất thế (rời bỏ thế gian). Sau khi giác ngộ thành Phật rồi, ngài trở về giảng dậy giáo lý của ngài cho mọi người, đó là một hành động nhập thế (đi vào thế gian). Đối với PG Đại Thừa, đạo Phật không cần nhập thế bởi vì nó chưa bao giờ rời khỏi thế gian, cũng như câu ” Phật pháp bất ly thế gian giác ” (không thể tuệ giác được ngoài thế gian).

Do đó, từ dấn thân có lẽ nên dùng hơn là nhập thế, bởi vì nó rõ ràng và ít gây tranh cãi hơn.

2) Dấn thân ” xưa ” và ” nay “. Những lãnh vực và hình thái của sự dấn thân 

Dấn thân là một khái niệm mới, xuất hiện từ thập niên 1960, nhưng hiểu một cách khác cũng là một khái niệm cũ.

– Đầu tiên là sự dấn thân cá nhân.

Tất cả những ai xin làm đệ tử của đức Phật, nguyện theo Tam quy, Ngũ giới, đều là những người dấn thân. Dấn thân theo nghĩa bước tới, tự nguyện đi theo con đường giải thoát vạch ra bởi đức Phật. Từ những đệ tử đầu tiên của đức Phật cho đến chúng ta ngày hôm nay, đặc biệt là các vị xuất gia, đều là những người dấn thân.

– Sau đó là sự dấn thân cho đoàn thể, cho Tam Bảo.

Sự phát triển, truyền bá đạo Phật trên thế giới, qua bao nhiêu thế kỷ, gặp bao nhiêu nền văn hóa, cũng trải qua nhiều khó khăn, va chạm và đòi hỏi ở các thế hệ Phật tử nhiều cố gắng dấn thân, hy sinh, vất vả.

Và mỗi khi Phật giáo bị Pháp nạn, lâm nguy hay bị đàn áp, ở mọi nơi và trong mọi thời đại, thì các Phật tử cũng bắt buộc phải dấn thân để bảo vệ nó. Dấn thân ở đây có nghĩa là đứng lên tranh đấu cho sự sống còn của đạo Phật, bằng những phương tiện ôn hòa, bất bạo động.

– Dấn thân cũng có mục đích là chấn hưng, cải cách đạo Phật.

Ngay từ khoảng 1-2 trăm năm sau khi đức Phật diệt độ tại Ấn Độ, đã có một sự tranh chấp nẩy ra giữa hai phe bảo thủ và cấp tiến, đưa tới sự xuất hiện của Đại Chúng Bộ rồi Đại Thừa, phân chia đạo Phật ra làm nhiều trường phái khác nhau. Sự dấn thân của các thế hệ Phật tử đó vừa đứng ở bên phía những nhà cấp tiến, tác giả của các Kinh Đại Thừa, vừa đứng ở bên phía những người bảo vệ giáo lý ban đầu của đức Phật. Nhờ đó, đạo Phật mới giữ được tính chất nguyên thủy, đồng thời trở thành phong phú, đa dạng như ngày hôm nay.

Vào tiền bán thế kỷ 20, bắt đầu xuất hiện một số phong trào canh tân đạo Phật :

– phong trào tranh đấu cho bình đẳng xã hội của ông Bhimrao Ambedkar tại Ấn Độ, chống lại sự kỳ thị tầng lớp ” không được chạm tới ” (intouchable hay dalit), dẫn tới sự cải đạo hàng triệu người dalits theo đạo Phật và khơi dậy đạo Phật nơi đây.

– phong trào chấn hưng đạo Phật, khởi xướng tại Trung Hoa bởi Thái Hư đại sư, nhằm cách mạng ” giáo lý, giáo chế và giáo sản “, và tại Việt Nam, bởi Sư Thiện Chiếu, và các cư sĩ Lê Đình Thám và Thiều Chửu.

– Sự dấn thân trong xã hội ngày hôm nay

Từ hậu bán thế kỷ 20, do sự gia tăng chiến tranh và những biến đổi chính trị, xã hội, môi trường, cùng với sự toàn cầu hóa, đã có một dạng dấn thân mới xuất hiện, với những nhân vật nổi tiếng như đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, thiền sư Thích Nhất Hạnh, Trưởng lão Maha Ghosananda, ông Sulak Sivaraksa, thiền sư Bernard Glassman…

Phong trào dấn thân này còn được gọi là đạo Phật dấn thân trong xã hội (bouddhisme socialement engagé), đưa tới sự thành lập của những hội đoàn quốc tế, như ” Ái hữu Hòa bình Phật tử ” tại Mỹ, và ” Mạng Quốc tế Phật tử Dấn thân ” tại Á châu.

Nói chung, sự dấn thân trong xã hội này gặp nhau ở một số mục đích chung :

– vận động cho hòa bình, kêu gọi ngừng chiến

– chủ trương đối thoại và cảm thông giữa những con người, thuộc quốc gia, dân tộc, truyền thống, tôn giáo khác nhau

– tranh đấu cho sự bình đẳng giữa các dân tộc, giới tính, tầng lớp xã hội, cho tự do, nhân quyền

– chủ trương bảo vệ, gìn giữ môi trường

– xiển dương những giá trị đạo đức, tâm linh

Và tất cả mọi hành động đều theo tinh thần bất bạo động.  

Dĩ nhiên, tùy theo mỗi cá nhân và thời cuộc, các nhân vật Phật tử dấn thân trong xã hội này sẽ đặc biệt đặt trọng tâm vào một khía cạnh này hơn một khía cạnh khác.

Có người chủ yếu hoạt động cứu trợ xã hội; có người hoạt động chính trị, lập đảng phái và tham gia vào chính phủ; có người chỉ gây ảnh hưởng lên chính trị, xã hội, bằng lời phát biểu hoặc tác phẩm của mình; có người chỉ đóng vai trò lãnh đạo tâm linh, mặc dầu có những hành động cụ thể, như hướng dẫn những chuyến đi bộ cho hòa bình.

Dĩ nhiên, càng hi vọng nhiều, thì lại càng có thể thất vọng nhiều. Và kỳ vọng ở con người có thể là một điều không tưởng. Tuy nhiên, người Phật tử dấn thân không lấy kết quả làm điều kiện cho cuộc tranh đấu của họ. Họ thanh thản vững tiến trên con đường vạch ra bởi đức Phật.

Và vì có nhiều lãnh vực, hình thái của sự dấn thân, cho nên ai cũng có thể dấn thân được bằng những hành động nhỏ bé hàng ngày, đóng góp vào công trình xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn.

Trịnh Đình Hỷ

Yêu Thương Theo Quan Điểm Của Đạo Phật

Tình yêu đích thực là vô điều kiện, là cho đi mà không mong cầu đáp trả. Thậm chí khái niệm cho và nhận không tồn tại, chỉ còn sự tương giao một cách trọn vẹn và không vì cái tôi của mình…

Tình yêu nam nữ phổ biến hiện nay chỉ là sự trao đổi, mà hàng hóa chính là cảm xúc và cảm giác của hai bên.

Khi còn ảo tưởng về cái tôi thì không thể xảy ra tình yêu đích thực, vì thế nào cũng có điều kiện nào đó hiện diện. Tình yêu lúc đó dù bắt đầu có nồng thắm đến đâu, dù cảm xúc có mạnh mẽ đến đâu cũng thật mong manh. Vì chỉ cần xuất hiện yếu tố bên ngoài làm cảm xúc – cảm giác của một bên thay đổi, thế là bão táp phong ba liền ập tới.

Khi ta yêu một người tức là ta yêu luôn cả mặt tốt và mặt xấu của người đó. Xấu và tốt như hai mặt của một bàn tay. Ta không thể chỉ giữ lấy một mặt mà bỏ đi mặt kia. Ta luôn tự vẽ ra cho mình một hình ảnh về người mình yêu hay người chồng/vợ của mình. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng của ta, không phải con người thực.

Vì vậy ta cần nhẫn nại lắng nghe, quan sát và chia sẻ để có thể hiểu rõ về người bạn đời của mình. Khi thấu hiểu cả mặt tích cực và tiêu cực của người ấy, ta mới có thể yêu thương họ thật sự. Khi ta thật sự yêu thương một người thì người đó sẽ cảm thấy tự do để được là chính họ. Tình yêu đích thực không ràng buộc đối tượng được yêu mà còn là động lực để cho họ đổi mới chính mình.

Khi có biến cố xảy ra thì phụ nữ vẫn là người chịu thiệt thòi nhiều hơn, nhưng họ cũng dễ buông bỏ tư kiến của mình hơn. Nếu cô gái biết chấp nhận chàng trai như anh ấy là, thì sẽ có cơ hội để chàng trai thay đổi thái độ của mình.

Quy luật của cuộc sống là luôn luôn thay đổi (vô thường), kể cả tình yêu đôi lứa. Nếu ta đủ nhẫn nại để quan sát, ta sẽ thấy rõ, vị đắng, vị ngọt của tình yêu. Thấy rõ nó sinh ra và mất đi như thế nào. Và khi hiểu rõ, ta sẽ không còn bám chấp vào hôn nhân nhưng cũng không sợ sệt hôn nhân nữa.

Ta có thể làm giấy kết hôn với người mình không hề yêu, và cũng có thể nhắm mắt ký giấy ly hôn khi mình vẫn còn yêu tha thiết. Hôn nhân hay ly hôn vốn chỉ là hình thức, là một bản hợp đồng mà thôi. Làm sao nó có thể ràng buộc được tâm ta?

Quan trọng là khi có biến cố xảy ra, ta cần đối diện với chúng bằng thái độ sáng suốt và trong lành. Vì biến cố đó là như ý hay bất như ý cũng là cơ hội cho ta hiểu thêm về chính mình, về người mình yêu. Và từ đó nhận ra bản chất thật của tình yêu, của cuộc sống.

Hãy nhớ điều quý giá nhất trong cuộc sống chính là sự bất toàn. Vì khi toàn vẹn thì sự sống sẽ kết thúc. Sự bất toàn là một phần của vô thường, một quy luật tất yếu của cuộc sống. Chính vì mọi thứ đều bất toàn mà ai cũng có cơ hội làm mới bản thân mình.

Cái Tôi luôn mong cầu tốt hơn những gì đang xảy ra. Nó không cho ta cơ hội trọn vẹn với thực tại. Vì vậy ta rơi vào phiền não khổ đau. Nhưng chỉ cần ta buông mọi ý đồ muốn tốt hơn, và trở về trọn vẹn với những gì đang diễn ra, ta sẽ thấy mọi sự đều vô thường, tự nhiên đến rồi đi.

Tất cả đều có lý do mà sinh khởi và cũng tùy duyên mà chấm dứt bất kể ta muốn hay không. Tất cả những thiện – ác trong đời đều không thể nghĩ bàn một cách rốt ráo mà tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng mà nó được gán cho cái nhãn “thiện” hay “ác”. Dù những gì đang xảy ra là thiện hay ác, nó đều là bài học giác ngộ vô cùng quý giá về cuộc sống.

(Trích từ bài nói chuyện của Hòa thượng Viên Minh – Trụ trì Tổ đình Bửu Long TPHCM về đề tài Yêu thương cho Phật tử)

Bạn đang xem bài viết Từ Bi Là Căn Bản Của Đạo Phật trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!