Cập nhật thông tin chi tiết về Từ Bi Với Bản Thân: Khái Niệm Thay Thế Về Thái Độ Lành Mạnh Đối Với Chính Mình * Kiến Càng mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Từ bi với bản thân là gì?
Mặc dù nhiều giả thuyết tâm lý học cho rằng các cá nhân chủ yếu chỉ nghĩ đến quyền lợi của bản thân, quan tâm đến bản thân nhiều hơn là cho người khác, nhưng trải nghiệm phổ biến lại cho thấy rằng mọi người thường khắt khe và khắc nghiệt với bản thân hơn là với những người họ quan tâm, hoặc thậm chí là với người lạ. Tuy sự nghiêm khắc như thế với bản thân đôi khi có thể bắt nguồn từ nỗi sợ tính tự cao tự đại/thuyết duy ngã độc tôn (egotism), sự tự buông thả/nuông chiều bản thân (self-indulgence), hoặc tự coi mình là trung tâm, nhưng việc tự trắc ẩn/từ bi với bản thân không bao gồm việc tự coi mình là trung tâm/vị kỷ. Thay vào đó, từ bi với bản thân có xu hướng tăng cường cảm xúc từ bi và quan tâm đến người khác. Từ bi với chính mình bao gồm việc coi trải nghiệm của bản thân như kết quả của trải nghiệm phổ biến của con người, ý thức được rằng sự đau khổ, thất bại, không đủ khả năng là một phần điều kiện của con người, và rằng tất cả mọi người – bao gồm cả bản thân mình – đều đáng nhận được lòng từ bi. Bớt phán xét bản thân sẽ giúp ta bớt phán xét người khác, vì những sự so sánh giữa bản thân và người khác không cần thiết cho việc nâng cao hay bảo vệ lòng tự trọng. Lòng trắc ẩn không được mở rộng đối với bản thân một người vì lý do người đó trội hơn hay xứng đáng hơn người khác, thay vào đó, nó diễn ra một cách chính xác khi cá nhân đó nhận ra sự liên kết/tương thuộc cũng như bình đẳng của họ với người khác. Do vậy, tự cảm thấy từ bi với bản thân cũng tương tự như khi tha thứ cho chính mình. Enright nhận xét rằng khi chúng ta tha thứ, “chúng ta chào đón người khác vào cộng đồng nhân loại; chúng ta coi tất cả đều đáng được tôn trọng như nhau.” Tương tự, lòng từ bi với bản thân bao gồm việc tha thứ cho thất bại và nhược điểm của chính mình, tôn trọng bản thân như một con người hoàn toàn, tức là một con người có hạn chế và không hề hoàn hảo.
2. Ba khía cạnh của lòng tự trắc ẩn
Tóm lại, khi đối mặt với những trải nghiệm đau khổ hoặc thất bại cá nhân, lòng từ bi với bản thân gồm ba thành phần cơ bản: (a) nhân từ với bản thân (self-kindess) – thấu hiểu và đối tốt với chính mình trong trường hợp đau đớn hay thất bại thay vì đánh giá bản thân quá khắt khe, (b) tương đồng nhân loại/lòng nhân đạo (common humanity) – nhận thức về kinh nghiệm của người khác như một phần của trải nghiệm nhân loại lớn hơn thay vì nhìn nhận chúng một cách tách biệt và cô lập, và (c) chánh niệm – giữ những suy nghĩ cũng như cảm giác đau khổ trong nhận thức cân bằng thay vì đồng nhất hóa quá mức với chúng. Mặc dù những khía cạnh này của lòng từ bi với bản thân khác biệt về mặt khái niệm, và được trải nghiệm khác nhau ở mức độ hiện tượng học, nhưng chúng cũng tương tác để có thể tăng cường và khơi dậy lẫn nhau. Người ta đã lập luận rằng cần có một mức độ chánh niệm nhất định nhằm cho phép đủ khoảng cách tinh thần từ những trải nghiệm tiêu cực của bản thân để từ đó cảm giác nhân từ với bản thân và tương đồng nhân loại/lòng nhân đạo có thể nảy sinh. Tuy nhiên, chánh niệm cũng đóng góp trực tiếp hơn vào hai thành phần khác. Đầu tiên, lập trường khách quan/không lệ thuộc, không phán xét của chánh niệm làm giảm sự tự chỉ trích, phê bình và tăng sự hiểu biết về bản thân, từ đó tăng cường một cách trực tiếp sự nhân từ với bản thân. Ngoài ra, việc chọn quan điểm (biết nhìn nhận từ góc độ của người khác) cân bằng của chánh niệm trực tiếp chống lại chủ nghĩa vị kỷ/cho mình là trọng tâm gây ra những cảm giác cô lập và tách biệt khỏi phần còn lại của nhân loại, từ đó làm tăng cảm giác liên kết lẫn nhau.
Hơn nữa, sự nhân từ với bản thân và cảm giác kết nối có thể giúp làm tăng chánh niệm. Ví dụ, nếu một người dừng đánh giá và trách móc bản thân đủ lâu để có thể trải nghiệm một mức độ tự chấp nhận bản thân, thì ảnh hưởng tiêu cực của trải nghiệm cảm xúc sẽ giảm bớt, nhờ vậy mà việc duy trì nhận thức cân bằng suy nghĩ và cảm xúc của người đó sẽ dễ dàng hơn – để không chạy trốn khỏi cũng chẳng chạy trốn cùng cảm giác nữa. Tương tự, việc nhớ rằng sự đau khổ cùng với thất bại cá nhân xảy ra với tất cả mọi người sẽ giúp một người hiểu đúng trải nghiệm của chính mình, đồng thời tăng cường khả năng để ý đến suy nghĩ và cảm xúc của mình mà không đồng nhất hóa quá mức với chúng. Cuối cùng, sự nhân từ với bản thân và cảm giác về tương đồng nhân loại hay lòng nhân đạo cũng tăng cường/củng cố lẫn nhau. Khi bản thân bị đánh giá gay gắt, sự tự nhận thực được củng cố và ý thức về bản thân được nâng cao sẽ làm tăng cảm giác cô lập. Tuy nhiên, lòng tốt/sự tử tế đối với bản thân sẽ xoa dịu sự tự nhận thức này, và tạo ra nhiều cảm giác liên kết hơn. Ngược lại, việc nhận ra rằng sự đau khổ và thất bại cá nhân có thể được san sẻ cùng người khác sẽ giảm bớt mức độ đổ lỗi và phán xét đang đè lên bản thân họ, không cá nhân hóa trải nghiệm của một người để cảm giác về lòng nhân từ và sự thấu hiểu được tạo ra cho tất cả những người đang phải chịu đau đớn, ngay cả bản thân mình cũng vậy.
3. Lòng tự trắc ẩn và các cách tiếp cận tâm lý
Tâm lý nhân văn
Khái niệm lòng từ bi với bản thân cũng cộng hưởng với nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học nhân văn. Ví dụ, trong Hướng tới Tâm lý Bản chất, Maslow đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giúp đỡ mọi người chấp nhận và thừa nhận nỗi đau cùng những thất bại của chính họ như một yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Ông ấy lập luận rằng “nguyên nhân chính dẫn đến đa số bệnh tâm lý là nỗi sợ về đối với việc hiểu biết bản thân – sợ nhận biết cảm xúc, những sự thôi thúc, ký ức, năng lực, tiềm năng của chính mình… Nhìn chung, kiểu nỗi sợ này mang tính phòng thủ/che chở, trong trường hợp này là bảo vệ lòng tự trọng của chúng ta.” Việc khuyến khích người khác từ bi với chính thất bại cũng như sự đau khổ của họ là một cách để làm tăng sự tự thấu hiểu bản thân, giúp thúc đẩy thứ mà Maslow gọi là “nhận thức-B” – sự chấp nhận không phán xét, tha thứ, và yêu thương Bản chất – đối với bản thân. Theo cách này, lòng từ bi với bản thân tương đương với cái mà Rogers gọi là “sự quan tâm tích cực không điều kiện” với bản thân – không phải theo nghĩa là người ta đưa ra những phán xét hoặc đánh giá tích cực một cách vô điều kiện về chính mình, mà theo nghĩa là một người áp dụng lập trường/quan điểm cảm xúc quan tâm vô điều kiện đối với bản thân. Rogers cảm thấy rằng một thái độ với bản thân tử tế và không phán xét là mục tiêu cuối cùng của biện pháp trị liệu lấy khách hàng làm trọng tâm, cho phép một cá nhân có thể “nhận thức rõ hơn về bản thân, chấp nhận bản thân hơn, thể hiện bản thân tốt hơn, bớt giữ thế thủ/dè dặt hơn mà thay vào đó cởi mở hơn… thoải mái thay đổi, phát triển và đi theo những chiều hướng tự nhiên với các cơ chế của con người.” Tương tự, Snyder cũng chỉ ra rằng mục tiêu của việc trị liệu là giúp khách hàng phát triển “lòng thấu cảm nội tại… thái độ chính của sự tò mò và lòng trắc ẩn đổi với phản ứng của bản thân [để trải nghiệm]”. Cuối cùng, lòng tự trắc ẩn cung cấp cho các cá nhân thứ mà Ellis đã gọi là “sự tự chấp nhận vô điều kiện,” trong đó giá trị của bản thân không được xếp hạng hay đánh giá mà được giả định như khía cạnh nội tại của sự tồn tại, và trực tiếp thúc đẩy điều mà Ellis tin là chìa khóa dẫn đến phúc lợi tâm lý: phát triển một thái độ “chịu đựng” những điều không chắc chắn trong đời, công nhận và tha thứ cho những hạn chế của chính mình.
Đương nhiên, tâm lý nhân văn cũng không thiếu những nhà phê bình của nó. Trong những năm gần đây, tâm lý nhân văn (và phần lớn tâm lý học hiện đại nói chung) đã xuất hiện những thiếu sót vì quá thiên về chủ nghĩa cá nhân – vì nhấn mạnh quá mức nhu cầu tự chủ, tự khẳng định bản thân, và tự thỏa mãn mà không quan tâm chú ý đủ nhiều đến những nhu cầu quan trọng không kém dành cho các mối quan hệ, cộng đồng, cũng như trách nhiệm. Tuy nhiên, khái niệm lòng tự trắc ẩn với những cảm giác về sự tự chấp nhận bản thân được dựa trên ý thức của lòng nhân đạo chung lại không tách rời bản thân khỏi người khác, và do đó mà phù hợp với giá trị nhân văn của sự tự chấp nhận chính mình mà không thúc đẩy sự tự trọng cá nhân quá mức. Lòng tự trắc ẩn/từ bi với bản thân cũng tăng cường ý thức về sự gắn kết xã hội, và từ đó sẽ khuyến khích thay vì làm suy yếu cảm giác trách nhiệm đối với người khác.
4. Lòng từ bi với bản thân so với lòng tự trọng
5. Lòng từ bi với bản thân và chức năng tâm lý
6. Những khác biệt về lòng từ bi với bản thân theo cá nhân và nhóm
Đối với những khác biệt tiềm năng về lòng từ bi với bản thân theo nhóm tuổi, tài liệu về sự phát triển đã cung cấp một nền tảng rõ ràng/dứt khoát hơn về giả định: Có khả năng mức độ từ bi với bản thân trong giai đoạn thanh thiếu niên là thấp nhất. Những tiến bộ về nhận thức trong giai đoạn thanh thiếu niên – tính hướng nội gia tăng, siêu nhận thức (metacognition), tự phản ánh/nhìn lại bản thân, và khả năng tiếp nhận quan điểm xã hội – cũng mang theo một số trách nhiệm. Những khả năng mới phát hiện này cũng đồng nghĩa với việc thanh thiếu niên sẽ liên tục đánh giá bản thân và so sánh mình với người khác khi họ cố gắng thiết lập danh tính và vị trí của mình trong hệ thống phân cấp xã hội. Trước những áp lực căng thẳng mà hầu hết thanh thiếu niên phải đối mặt – căng thẳng vì thành tích học tập, thấy cần phải nổi tiếng và “hòa nhập” với nhóm bạn bè đồng trang lứa phù hợp, cùng các vấn đề về hình thể (bị khuếch đại do dậy thì), hẹn hò, tình dục, v.v., – những đánh giá này thường không thuận lợi. Hơn nữa, giai đoạn thanh thiếu niên có thể là thời kỳ cực độ của tình trạng chỉ quan tâm đến bản thân mình. “Tính vị kỉ thanh thiếu niên” có thể biểu hiện như “khán giả tưởng tượng” – trong đó thanh thiếu niên tưởng tượng rằng ngoại hình và hành vi của mình là tâm điểm chú ý của mọi người – hoặc như “truyền thuyết cá nhân” mà trong đó thanh thiếu niên tin rằng trải nghiệm của mình là duy nhất và những người khác sẽ chẳng thể hiểu được những điều mà mình đang phải trải qua. Tính vị kỉ của thanh thiếu niên hiển nhiên là đã góp phần dẫn đến tình trạng tự chê trách/phê phán bản thân ngày một tăng, cảm giác bị cô lập, và đồng nhất hóa quá mức với cảm xúc, tức là lòng từ bi với bản thân là hết sức cần thiết nhưng lại đặc biệt thiếu hụt trong giai đoạn này của cuộc sống.
Khái niệm của Phật giáo về lòng từ bi với bản thân, tuy rằng tương đối mới trong phạm vi tâm lý phương Tây, rất đáng để khám phá thêm vì đóng góp tiềm năng của nó đối với vốn hiểu biết của chúng ta về các quá trình tự thân và sức khỏe tinh thần. Lòng tự trắc ẩn cung cấp một sự thay thế hữu ích cho cấu trúc nhiều vấn đề hơn của lòng tự trọng, vì một số lý do đã được tranh luận ở trên. Hơn nữa, khái niệm phúc lợi tinh thần được thể hiện bằng cấu trúc tự trắc ẩn có thể cung cấp một sự thay thế cho việc quá chú trọng vào sự tách biệt và cá tính hóa mà đã bị chỉ trích trong nhiều định nghĩa tâm lý về sức khỏe tinh thần. Ý tưởng đằng sau lòng từ bi với bản thân là, thật nghịch lý, những thái độ lành mạnh và mang tính xây dựng/đóng góp với bản thân xuất phát một phần từ việc giảm nhẹ cái tôi riêng biệt, thay vì thiết lập và củng cố bản sắc riêng biệt và độc nhất của bản thân mỗi người. Lòng từ bi với bản thân cũng đại diên cho một sự kết hợp cân bằng giữa việc quan tâm đến bản thân và quan tâm đến người khác, một trạng thái mà ngày càng có nhiều nhà nghiên cứu công nhận là cần thiết cho chức năng tâm lý tối ưu. Sự cân bằng này không bắt nguồn từ việc đọ các mối quan tâm đối dành cho bản thân với mối quan tâm dành cho người khác, hay phát hiện một số điểm thỏa hiệp giữa cả hai yếu tố này. Thay vào đó, nó công nhận rằng tất cả các cá nhân đều nên được đối xử với lòng tốt/sự tử tế và sự quan tâm, và rằng một thái độ trắc ẩn/từ bi đối với bản thân là hết sức cần thiết để tránh việc tách rời bản thân một cách sai lầm với phần còn lại của nhân loại.
Mặc dù sẽ cần đến rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm, nhưng khả năng sử dụng khái niệm lòng từ bi với bản thân để hỗ trợ những người đang phải chịu đựng thái độ tiêu cực của chính mình là cực kì hứa hẹn. Việc khuyến khích sự phát triển của lòng từ bi với bản thân nên đem lại lợi ích cho các cá nhân bằng cách giúp họ chống lại những xu hướng tự phê phán/chỉ trích mang tính hủy hoại bản thân, thừa nhận mối liên kết của họ với những người khác, và xử lý cảm xúc của mình một cách phân minh/rõ ràng và bình thản hơn. Một sự thay đổi văn hóa mà nhận ra/công nhận giá trị của lòng tự trắc ẩn cũng có thể đem lại lợi ích cho xã hội, vì nó khuyến khích một quần chúng tốt bụng/tử tế hơn, bớt chỉ biết quan tâm đến mình đi, ít bị cô lập hơn, và có nhiều chức năng về mặt cảm xúc hơn.
Cần lưu ý rằng tác giả hiện vẫn đang trong quá trình tiến hành nghiên cứu về lòng từ bi với bản thân và các mối tương quan tâm lý của nó.
Ngoại lệ duy nhất là luận án gần đây của Clark mà trong đó một nghiên cứu thí điểm được thực hiện để phát triển thang đo sự tự thấu cảm bằng cách sử dụng các khái niệm của Jordan.
Tuy nhiên, nội dụng của thang đo chủ yếu tập trung vào hai khía cạnh xác nhận cảm giác (ví dụ, “tôi có quyền với ý kiến của mình”; “tôi có quyền với cảm xúc hạnh phúc của mình”; “tôi khóc chẳng vì lý do gì”) và công nhận/biểu hiện cảm xúc (ví dụ, “khi ai đó làm tôi thất vọng, tôi sẽ thể hiện cảm xúc của mình về việc đó”; “tôi lắng nghe tiếng lòng mình”; “tôi làm theo linh tính của mình khi đưa ra quyết định”). Do đó, mặc dù các mục dành cho thang đo tự thấu cảm một phần được dựa vào chính nhận xét và đề xuất của Jordan, nhưng vẫn chưa rõ hoạt động triển khai cụ thể này về cấu trúc của sự tự thấu cảm thực sự nắm bắt được bao nhiêu phần tự thấu cảm như Jordan đã mô tả, hoặc mức độ nó trùng lập với cấu trúc tự trắc ẩn như đã được định nghĩa trong bài viết này.
Các tác giả đang phát triển một thước đo về lòng tự trắc ẩn trong nỗ lực thiết lập nó như một cấu trúc tâm lý hợp lệ mà có những sự phân nhánh cho phúc lợi tâm lý. Mục tiêu của các tác giả là tạo ra một thang đo tự báo cáo giúp đo lường ba khía cạnh chính của lòng tự trắc ẩn: nhân từ với bản thân, ý thức về sự tương đồng nhân loại, và chánh niệm.
(Dịch từ bài viết Self-Compassion: An Alternative Conceptualization of a HealthyAttitudeToward Oneself, website: chúng tôi – tác giả: KRISTIN NEFF. Người dịch: Hải Anh, cộng tác viên dịch thuật)
Từ Bi Đối Thoại Với Bác Ái
Kitô giáo thường nói đến “Tình Yêu, Bác Ái”, và Phật giáo thì nói “Từ Bi”. Trong ngôn ngữ bình dân, người ta thường gộp “Từ Bi Bác Ái” vào làm một. Có thể như thế được không? Chúng ta thử phân tích vấn đề trên qua nhận định của một số học giả Công giáo, đối chiếu với giáo lý Phật giáo…
Cá nhân tôi, người viết bài này, cũng hoàn toàn đồng ý với Linh mục Dom Pierre Massein là: “hầu như không thể”… Nhưng để chúng ta có được một cái nhìn bao quát hơn, xin hãy quay về với giáo lý căn bản của Phật giáo, xem “thứ bậc” của “Tình Yêu” nằm tại chỗ nào.
“Trong Phật giáo lòng Từ Bi thuộc phạm trù phương tiện, trong khi đối với Kitô giáo, Tình Yêu lại thuộc cứu cánh”. Nhận xét trên của Linh mục Dom Pierre Massein đúng nhưng chưa đủ. Khi Bồ-tát đi trên lộ trình “Chơn không Diệu hữu”. Tục đế cũng chính là Chơn đế thì phương tiện đồng thời là cứu cánh, vì thế “Tối hậu” nếu được hiểu là Chơn không Diệu hữu, thì “Từ Bi” giờ đây không những chỉ “cùng giai trật với Tối hậu” mà còn “là một với Tối hậu”.
Tình Yêu của Kitô giáo như thánh Gioan định nghĩa: “Thiên Chúa là Tình Yêu”(1Jn 4: 7,8) đã minh định vị trí của Tình Yêu chính là Thiên Chúa. Thế còn “Bác ái”? “Bác ái” có phải là thứ Tình Yêu mà Thánh Gioan đã nói tới không? Dường như phải, mà cũng dường như không phải… Vì nếu Tình Yêu “cùng giai trật với Tối hậu”, nghĩa là Tình Yêu phải được lưu xuất từ Thiên Chúa, thì “Bác ái” lại là hành vi mà Kitô hữu nhắm vào tha nhân. Bình thường, người ta nói: “Bác ái với đồng loại”, chứ không nói: “Bác ái với Thiên Chúa”. Nhưng với Thiên Chúa, phải nói là “Tình Yêu Thiên Chúa”.
Ta hãy nghe Thánh Phaolô nói về Bác ái như sau: “Đó là sự nhẫn nhục, hiền hậu, không ghen tương, vênh vang, tự đắc, không làm điều bất chính, không tư lợi, nóng giận, không nuôi hận thù, không mừng lúc thấy sự gian ác, nhưng vui khi thấy điều chân thật. Đức bác ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả”(1Cr 13:4,7). Điều đó chứng tỏ “bác ái” thuộc phạm trù luân lý đạo đức, còn “Tình Yêu” lại thuộc bản chất Tối hậu. Nếu đúng như vậy thì “bác ái” chỉ là “ái” của Thập nhị nhân duyên, nghĩa là sản phẩm của vô minh. Và nếu đúng như thế thì “Tình Yêu” và “Bác ái” trong Kitô giáo là hai hay một?…
Qủa thực, Linh mục F.Varillon đã quá nhầm lẫn khi nhận định “Từ Bi” là một thứ “bác ái”, hoặc một “thuyết vị tha” nào đó. Sự nhầm lẫn ấy cũng cần đến những “liều thuốc xổ”, để F.Varillon và những học giả Công giáo khác có những nhận định tương tự dùng, để họ có thể “xổ ra ngay” những cặn bã tệ hại, có thể gây ngộ nhận, lạc dẫn độc giả chưa có điều kiện tìm hiểu giáo lý Từ Bi của Phật giáo…
Cấp độ 1 : Quán chúng sinh duyên từ Cấp độ 2 : Quán pháp duyên từ Cấp độ 3 : Quán vô duyên từ
Học giả Kitô giáo khi đề cập đến Từ Bi của Phật giáo, họ thường suy diễn theo cách riêng của họ rất cạn cợt, họ lầm tưởng Từ Bi như một thứ phương tiện để đạt đến cứu cánh giải thoát. Một “kỹ thuật giải thoát”.
Minh Tri
Ghi chú: [1] Trích từ “Lời bạt” của Linh mục Dom Pierre Massein trong quyển “Kitô giáo dưới mắt một Phật tử”. Bản dịch của Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Bá Tùng. nxb Định hướng tùng thư 1996, trang 187 [2] Tứ vô lượng tâm: Từ vô lượng tâm, bi vô lượng tâm, hỷ vô lượng tâm, xả vô lượng tâm. [3] F.Varillon trong quyền “Người Kitô hữu trước các tôn giáo lớn” (Un chrétien devant les grandes religions), trang 243 [4] Cao Phương Kỷ. Thiên Chúa giáo và Tam giáo, trang 256. [5] Cao Phương Kỷ. sđd trang 255.
06-06-2006 12:23:46
Các Chế Độ Ưu Đãi Đối Với Thân Nhân Liệt Sĩ
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ: Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử; Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ,….
CÁC CHẾ ĐỘ ƯU ĐÃI ĐỐI VỚI THÂN NHÂN LIỆT SĨ
Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Cơ sở pháp lý
Nghị định 20/2015 NĐ-CP về mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng
Nghị định 31/2013 NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng
Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH
Nội dung câu trả lời:
1. Khái niệm thân nhân liệt sĩ
Điều 14, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 quy định về thân nhân liệt sĩ như sau:
“1. Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ” bao gồm:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ;
b) Vợ hoặc chồng;
d) Người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ.”
Như vậy, theo quy định trên thì thân nhân liệt sĩ bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi) và người có công nuôi dưỡng liệt sĩ khi còn nhỏ.
2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ
Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở;
Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm;
Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi cung cấp nêu trên sẽ giúp cho quý khách hiểu được phần nào quy định của pháp luật về Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật dân sự miễn phí 24/7: 1900 6500để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi thư về Email: lienhe@luattoanquoc.com.
Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.
Hãy Học Cách Yêu Thương Chính Bản Thân Mình
Ở đời ai cho gì thì nhận rồi cảm ơn còn không thì thôi. Bản thân mỗi người phải học cách tự thương lấy thân. Đừng mơ mộng chi quá nhiều có thế thì mới có thể an yên được. Đừng cho bất cứ ai cái quyền làm chủ cảm xúc của mình để khi người ta cười với mình thì mình cũng ổn mà người ta có quay lưng bỏ lại thì bản thân mình cũng chẳng sao. Đôi khi trong cuộc sống ta thường chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để khiến cho những người xung quanh vui vẻ và hạnh phúc nhưng lại quên mất một điều rằng hơn ai hết bản thân ta cũng nên và cần được yêu thương. Hãy nhớ ở đời không ai mình bằng chính bản thân mình đâu.
Mỗi người có một giá trị bản thân riêng nên hãy biết yêu thương chính mình
Mỗi một con người khi đến trong cuộc đời này chắc chắn có một giá trị riêng biệt. Hãy nhớ phải có đủ duyên thì ta mới có được thân xác này và hơn nữa mỗi người sống trên đời là có nhiệm vụ, ít nhất là nhiệm vụ hoàn thành bài học yêu thương cho chính bản thân mình. Đến cuối đời người ta sẽ ngộ ra nhiệm vụ của bản thân khi cuộc đời đẩy ta đến những chiến trường khốc liệt thì lúc đó nhiệm vụ của ta chính là học cách vượt qua khó khăn và yêu thương chính mình.
Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình
Vì thành công sẽ nối tiếp thành công. Đừng để bản thân mình cứ suốt ngày miệt mài theo đuổi mục tiêu này, đam mê nọ mà hãy dành cho mình những phút giây tĩnh tâm lại để biết mình đã làm được những gì và tự hào với những điều đó. Đôi khi chính mình cũng phải tự khen ngợi, động viên chính mình có như thế ta mới cảm thấy vững tin hơn để bước đi những bước vững vàng trên con đường mình đã chọn. Vì thế, tuy cuộc sống bận rộn với bao nhiêu công việc, biết bao lo toan nhưng thỉnh thoảng hãy dành cho mình những phút giây lắng đọng tâm hồn thì mỗi người chúng ta sẽ thấy cuộc sống thật ý nghĩa và đáng trân trọng, đặc biệt ta sẽ biết yêu thương chính bản thân mình hơn, sống tốt hơn và thành công hơn nữa.
Hãy yêu bản thân mình trước
Chúng ta phải thực sự yêu bản thân trước khi làm bất cứ điều gì
Sẽ là một thảm kịch nếu chúng ta không biết cách yêu bản thân trước khi bước vào một mối quan hệ. Phụ thuộc vào người khác là chiến lược mạo hiểm. Đừng để những món quà đắt tiền, những lời nói đường mật mua chuộc được bản thân ta. Mỗi người sẽ dễ dành đánh mất lòng tự trọng và rất khó tìm lại được khi đã quen sống như một cây tầm gửi. Đặt mục tiêu riêng và chứng minh cho mọi người thấy được ta có thể làm được điều mình thích hay mua thứ bạn muốn một cách hoàn toàn độc lập.
Trong một mối quan hệ, nếu chúng ta không tự yêu bản thân thì chắc chắn ta sẽ không nhận được sự coi trọng từ đối phương. Những người không biết yêu thương mình thường tự làm xấu đi hình ảnh bản thân và dần dần trở thành kẻ dễ dãi và dễ bằng lòng trong mắt mọi người. Hãy tự tin ngẩng cao đầu ở bên cạnh một người có thể chia sẻ cuộc sống cũng như bổ sung thêm hạnh phúc cho ta. Một khi ta nắm vững được cách yêu bản thân mình thì chính ta sẽ luôn cảm thấy cuộc sống này tươi đẹp và dễ thở biết bao. Thay vì đặt quá nhiều mục tiêu to lớn mỗi người chỉ cần cố gắng yêu bản thân mình, vậy là đủ rồi.
Bạn đang xem bài viết Từ Bi Với Bản Thân: Khái Niệm Thay Thế Về Thái Độ Lành Mạnh Đối Với Chính Mình * Kiến Càng trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!