Cập nhật thông tin chi tiết về Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
PTO- Con người, bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm những người sống chung dưới một mái nhà, có lợi ích kinh tế chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình là tổ ấm tràn đầy tình yêu thương nuôi dưỡng mỗi con người lớn lên và trưởng thành. Gia đình là điểm tựa tinh thần vô cùng lớn lao cho mỗi người, là nơi khơi nguồn mọi sáng tạo và thành công. Gia đình vừa là nơi đáp ứng nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người.
Sự hình thành và phát triển nhân cách con người không chỉ là thể hiện tình cảm đạo đức, đạo lý của dân tộc đối với nguồn nhân lực của đất nước, mà còn là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn xã hội, của tất cả các tổ chức chính trị – xã hội, đoàn thể, gia đình và mỗi cá nhân. Trong đó, gia đình có vai trò hết sức quan trọng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Trong bối cảnh đất nước và quốc tế đang có những thay đổi diện mạo về mọi mặt, đặc biệt từ khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, thực hiện CNH-HĐH đất nước, gia đình Việt Nam ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng cơ bản của mình, trong đó đề cao và nhấn mạnh chức năng xã hội hóa cá nhân hình thành nhân cách con người. Chức năng này được gia đình thực hiện ngay từ khi con người ở thời kỳ mới lọt lòng, còn là đứa trẻ.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là làng xóm và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt chước hành động của người lớn, trẻ em bắt đầu thu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh – quan để hình thành nhân cách của mình.
Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng nhất. Theo truyền thống Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo. Còn người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ.
Để trẻ trở thành một người có nhân cách tốt thì việc giáo dục đóng vai trò chủ đạo. Giáo dục con cái không thể chỉ bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống của người lớn có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu chúng thấy cha mẹ mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con phải biết nghe lời ông bà, cha mẹ, không được nói dối người lớn, phải thật thà và biết xin lỗi, nhìn nhận khuyết điểm, biết cảm ơn khi được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em, làm cho các em trở nên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình, gia đình tan vỡ hay cha mẹ mải lo kiếm tiền không chú ý đúng mức đến việc giáo dục con cái đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã mắc các bệnh như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội khi bị kẻ xấu rủ rê, lôi kéo. Do vậy, cha mẹ cần phải yêu thương, quan tâm, gần gũi trẻ để nắm bắt được tâm tư, tình cảm của trẻ. Nhưng yêu thương không có nghĩa là nuông chiều. Nếu cha mẹ quá nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy sẽ khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, dựa dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu không chính đáng như đua đòi ăn diện, chơi game, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường, văn hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần, tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình. Người xưa thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, kính trên nhường dưới, tôn sư trọng đạo để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm sóc ông bà, cha mẹ. Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại. Mặt khác, từng bước xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: Rèn cho con nền nếp học tập và đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp. Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp… qua đó giúp con mình hình thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình trong gia đình. Ngoài ra, cha mẹ cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con phù hợp với sinh hoạt của gia đình.
Như vậy gia đình trở thành môi trường văn hóa đầu tiên, nơi mà mỗi cá nhân khi chào đời và quá trình phát triển, liên tục được tiếp nhận những tình cảm tốt đẹp từ các thành viên trong gia đình. Gia đình truyền thụ cho các cá nhân những giá trị văn hóa truyền thống, cũng như những giá trị văn hóa hiện đại tạo nên giá trị xã hội và nhân cách văn hóa của mỗi con người. Trong nền kinh tế thị trường, phát triển xã hội theo hướng CNH-HĐH, hội nhập quốc tế cần phải phát huy tốt những truyền thống tốt đẹp của giáo dục gia đình góp phần hình thành nên nhân cách con người Việt Nam hoàn thiện và đúng chuẩn, làm sao để nguồn nhân lực của đất nước phải có đủ hai phẩm chất “vừa hồng, vừa chuyên” – tức là phải có đủ đức và tài. Tuy nhiên để làm được điều đó, thì gia đình phải là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận thức đúng trách nhiệm của mình đồng thời thiết lập mạng lưới giữa gia đình, nhà trường, xã hội trong việc hình thành nhân cách cho trẻ để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình văn hóa: No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc.
Thùy Linh
Vai Trò Của Gia Đình Trong Giáo Dục Nhân Cách Thế Hệ Trẻ
NGUYỄN THỊ NGA*
TÓM TẮT
Gia đình là thiết chế quan trọng bậc nhất cho sự hình thành, nuôi dưỡng, giáo dục nhân cách, đạo đức của mỗi người, bởi đây là nơi ta được sinh ra, được giáo dưỡng để lớn khôn, trưởng thành. Gia đình không chỉ là môi trường đầu tiên ươm mầm nhân cách con trẻ mà còn ảnh hưởng lâu dài tới quá trình phát triển, hoàn thiện và gìn giữ đạo đức, nhân cách của mỗi cá nhân trong suốt cả cuộc đời. Mặt khác, giáo dục trong nhà trường, ngoài xã hội chỉ phát huy hiệu quả vai trò của mình khi giáo dục trong gia đình được chú trọng, được xem là nền tàng. Vì vậy, mỗi gia đình, mỗi ông bố, bà mẹ cần thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong giáo dục đạo đức, dạy con biết cách trở thành người tốt, người có ích cho xã hội.
Từ khóa: Gia đình, giáo dục, nhân cách.
x x x
1. Đặt vấn đề
Chúng ta chỉ cần gõ cụm từ “bạo lực học đương” hay “tội phạm trẻ vị thành niên” trên thanh công cụ google trong vòng 0,3 giây đã có tới hơn 2 triệu kết quả tìm kiếm từ tin tức, hình ảnh và các video. Đây thực sự là con số lớn không tưởng đã phản ánh thực trạng ở mức báo động “đỏ” về nhân cách, đạo đức thế hệ trẻ hiện nay. Và khi xem các hình ảnh, video, ta thấy các bạn học sinh đang khoác trên mình bộ đồng phục nhưng sẵn sàng cầm gậy, ghế lao vào đánh nhau như phim chưởng, những tốp nữ sinh với áo dài trắng thướt tha nhưng không ngại túm tóc, đạp liên tiếp vào mặt vào người bạn, thẫm chí là xé áo bạn thành nhiều mảnh như phim cung đấu… Và xung quanh là sự thờ ơ, vô cảm đến đáng sợ của các bạn xung quanh trước sự đau đớn, bất lực của chính người bạn của mình, thẫm chí còn nói cười, quay clip đăng mạng để câu like. Thực sự đây là những hành vi phi nhân tính, thiếu trái tim, sự trống rỗng cảm xúc đến tàn nhận từ các bạn học sinh – đối tượng được cho là ngây thơ, trong sáng, hồn nhiên nhất. Và còn là sự xuống cấp về văn hóa, thuần phong mỹ tục ở cách hành xử, ăn mặc, lối sống phóng túng, buông thả trong chuyện tình cảm đã để lại những hậu quả khôn lường cho bản thân, gia đình, xã hội.
Không những thế, theo các báo cáo hàng năm về các vụ vi phạm do trẻ em, người chưa thành niên gây nên, chúng ta thấy số lượng, tính chất phức tạp, mức độ nghiêm trọng của các vụ án đều tăng qua các năm. Nếu trước đây thường là các vụ gây rối trật tự công cộng, đánh nhau, vi phạm an toàn giao thông, trộm cắp tài sản ở mức độ ít nghiêm trọng… thì hiện nay có thể là giết người, cướp tài sản, hiếp dâm… đây thực sự là mối lo ngại, sợ hại của người dân, đồng thời cũng phản ánh sự xuống cấp của đạo đức, nhân cách của giới trẻ, là nỗi đau, sự bất lực của gia đình, trường học, xã hội.
Chúng ta biết rằng việc giáo dục nhân cách giới trẻ chỉ phát huy hiệu quả khi có sự giáo dục đồng bộ của cả ba thể chế từ xã hội, trường học và gia đình. Tuy nhiên, khi con cái hư hỏng, khi các vụ việc xẩy ra thì người ta thường đổ lỗi cho nhà trường nhiều hơn mà nhiều khi quên đi vai trò, trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con cái, đây thực sự là sai lầm. Bởi gia đình không chỉ nuôi dưỡng con cái lớn khôn về mặt thể chất mà còn là môi trường đầu tiên in dấu nhân cách lên mỗi cá thể, là suối nguồn yêu thương góp phần quan trọng hoàn thiện, nuôi dưỡng nhân cách, đạo đức mỗi người. Chính vì vậy, vai trò của gia đình trong việc giáo dục nhân cách thế hệ trẻ là quan trọng bậc nhất, nếu các em không được giáo dục, đã hư ngay từ trong gia đình thì nhà trường khó lòng giáo dục các em trở thành những người con ngoan, trò gỏi, người vừa có đức vừa có tài. Vì vậy, “Vai trò của gia đình trong giáo dục nhân cách thế hệ trẻ” là vô cùng quan trọng.
2. Nội dung
2.1. Một số khái niệm cơ bản
Khái niệm gia đình
Gia đình là nơi ta được sinh ra, lớn lên trong sự nuôi dưỡng, dạy bảo, chở che của người thân, là môi trường đầu tiên con người được tiếp nhận các giá trị. Vì vậy có câu nói rằng: “Gia đình là nơi trang bị cho bạn những hành trang quí giá để bạn bước vào ngưỡng cửa cuộc đời” và câu nói này mãi đúng với mọi thời đại.
Theo xã hội học thì gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục giữa các thành viên.
Nếu như khái niệm gia đình của xã hội học nhấn mạnh tới hình thức tổ chức, mối quan hệ hình thành nên gia đình thì khái niệm gia đình của luật học đề cập tới mối quan hệ cũng như quyền và nghĩa vụ của các thành viên theo luật pháp: “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo qui định của luật hôn nhân và gia đình”.
Như vậy, gia đình được hiểu dưới nhiều cách khác nhau, tuy nhiên vấn đề cốt lõi xoay quanh các khái niệm về gia đình vẫn là mối quan hệ gắn kết giữa các thành viên để hình thành nên gia đình. Và chính mối quan hệ này tạo nên “sứ mệnh” của gia đình trong giáo dục nhân cách con người bằng cả trách nhiệm và tình yêu thương.
Khái niệm giáo dục
Có thể nói rằng chính sự giáo dục đã tạo nên sự khác biệt giữa con người với các loài vật về mặt nhận thức, hành vi. Và bản thân mỗi người chịu sự giáo dục của nhiều môi trường khác nhau từ gia đình, trường học tới xã hội. Vậy thế nào là giáo dục?
Giáo dục theo nghĩa rộng là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội loài người.
Giáo dục theo nghĩa hẹp là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể – là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, hành vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh,… Chức năng trội của giáo dục là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.
Như vậy, giáo dục không đơn thuần là dạy chúng ta biết chữ, biết chiếm lĩnh các tri thức, học thuật, các kỹ năng… mà giáo dục còn dạy ta biết cách làm người – một người tử tế từ tâm hồn tới nhân cách.
Khái niệm về nhân cách
Chính nhân cách làm nên nét độc đáo, bản sắc là nội dung bên trong của mỗi cá nhân. Nó chi phối hành vi của mỗi người và giúp chúng ta phân định người tốt với kẻ xấu, trung thực với gian manh, sự cao thượng với thấp hèn, lòng bác ái với sự hiểm ác…
Như vậy, nhân cách được coi như là toàn bộ những đặc điểm cùng với những phẩm chất tâm lý cá nhân có tác dụng quy định giá trị và hành vi xã hội của một con người.
2.2. Vai trò của gia đình đối với việc giáo dục hoàn thiện nhân cách trẻ
Gia đình là trường học đầu đời của mỗi người
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu đời của con người. Ngay từ khi sinh ra, con trẻ đã được tắm mình trong văn hóa dân tộc, gia đình qua những lời hát ru của bà của mẹ, tâm hồn các em như những trang giấy trắng và chính cách giáo dục của gia đình, chính lời ăn tiếng nói, cách hành xử của các thành viên sẽ in dấu lên tâm hồn non trẻ của các bé. Nếu gia đình thuận hòa, các thành viên đều có hành vi, lời nói chuẩn mực, là tấm gương sáng về nhân cách thì được xem là môi trường thuận lợi đề gieo vào tâm hồn trẻ những hạt giống yêu thương, lòng nhân ái, những đức tính tốt cần có ở con người. Ngược lại, đứa trẻ sinh ra trong gia đình có sự “khiếm khuyết” về tình thương, các thành viên không phải là những tấm gương sáng để con trẻ noi theo thì thông thường đứa trẻ sẽ trở thành những kẻ hư hỏng. Hay theo giáo sư Đào Duy Anh thì: “Những đứa trẻ sớm mồ côi, bị ném vào xã hội thì chúng là cái mồi rất tốt cho những tật xấu, thói hư”. Và nhà phân tâm học D. Winnicott cũng từng nói “một trẻ sơ sinh – con người ấy không tồn tại”. Như vậy, mỗi người không có sự hình thành và phát triển nhân cách một cách tốt đẹp và bền vững nếu thiếu đi một môi trường giáo dục gia đình thuận lợi và thực sự không gia đình con người rất khó trưởng thành theo đúng nghĩa một con người. Bởi vậy, cách giáo dục và môi trường sống trong mỗi gia đình đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến việc đứa trẻ lớn lên như thế nào và sống ra sao.
Một người trưởng thành, tất nhiên chịu ảnh hưởng của nhiều môi trường sống: gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi làm việc… Từng môi trường có tác động khác nhau vào từng “góc” tiếp thu của con người. Song, môi trường gia đình giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong việc hình thành tính cách, nhân cách, lối sống của mỗi người. Vì vậy, hãy chú ý đến cách giáo dục trong gia đình. Muốn con cái trưởng thành, hãy tự xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, phù hợp và hiệu quả trong mỗi mái nhà.
Gia đình là “tấm khiên” giúp thế hệ trẻ tránh những thói hư tật xấu
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thì chỉ cần một cái điện thoại, một cái máy tính có kết nối Internet thế giới đã được thu nhỏ trong tầm tay. Công nghệ, internet là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại, tuy nhiên nó cũng có những mặt trái nếu con người không biết sử dụng đúng cách. Đặc biệt là giới trẻ dễ bị tiêm nhiễm bởi những thói hư tật xấu thì internet lại có đầy rẫy những thứ không nên xem như các trò chơi bạo lực, sex, các tệ nạn qua mạng… có thể tác động xấu tới việc hoàn thiện nhân cách, hành vi của giới trẻ. Mặt khác, với môi trường xã hội phức tạp như hiện nay, nếu trẻ không được giáo dục tốt sẽ dễ dàng bị cuốn theo những thói hư, các tệ nạn thẫm chí là phạm tội nghiêm trọng. Nhưng với một môi trường giáo dục tốt từ gia đình, được bố mẹ quan tâm và luôn hiện diện trong mỗi bước trưởng thành của con, được trao trọn tình yêu thương thì các bạn trẻ sẽ đủ sức chống lại mọi sự cám dỗ từ xã hội để trở thành những công dân có ích. Mặt khác, bố mẹ có thể nhanh chóng phát hiện những biểu hiện bất thường, những hành vi không đúng của các con để kịp thời tác động, uốn nắn, định hướng lại giúp các con tránh xa những điều không tốt.
Như vậy, gia đình luôn là lá chắn, là bộ lọc thanh trừ những điều xấu để con trẻ tiếp nhận những điều hay ý đẹp, những đức tính, hành vi tốt giúp ích cho quá trình hoàn thiện nhân cách của bản thân.
Giáo dục gia đình giúp quá trình giáo dục nhà trường, xã hội phát huy được giá trị
Bản thân mỗi người sẽ chịu sự giáo dục của nhiều môi trường khác nhau: gia đình, trường học và xã hội. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên in dấu lên tâm hồn con trẻ nên nó có tác động sâu sắc tới việc hình thành và hoàn thiện nhân cách của mỗi người. Con cái là do bố mẹ sinh ra, là người gần gũi với các con nhất nhưng nếu không giáo dục được con em của mình thì tại sao lại đổ lỗi cho giáo viên, trường học? Vì vậy, giáo dục giá trị nhân cách trong nhà trường, ngoài xã hội chỉ có thể phát huy được hiệu quả khi gia đình hoàn thành được sứ mệnh giáo dục trong gia đình.
Mặt khác, chương trình giáo dục của nước ta vẫn còn thiên về dạy chữ hơn dạy người, ngoài xã hội có nhiều điều tốt nhưng cũng có vô vàn cạm bậy. Chính vì thế, giáo dục gia đình là môi trường giáo dục quan trọng bậc nhất, không thể thiếu và cùng với giáo dục các giá trị ở trường học, tiếp tiếp nhận những điều tốt từ xã hội sẽ giúp con người từng bước hoàn thiện nhân cách và thế hệ trẻ sẽ là tương lai, trụ cột của đất nước.
2.3. Nội dung giáo dục trong gia đình
Giáo dục đạo đức
Trong giáo dục gia đình, giáo dục đạo đức là nội dung quan trọng nhằm xây dựng ý thức, bồi dưỡng tình cảm đạo đức, rèn luyện thói quen hành vi đạo đức và để mỗi thành viên trong gia đình được sống trong môi trường chan chứa tình thương, đậm tính nhân văn. Giáo dục đạo đức trong gia đình hướng tới sự hình thành và phát triển nhân cách với những phẩmchất sau: giáo dục lòng kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ. Và từ xưa đến nay, nó vẫn được coi là yếu tố đạo đức quan trọng nhất đối với trẻ ở trong bất cứ gia đình nào. Giáo dục cho trẻ sự thông cảm sâu sắc với điều kiện, hoàn cảnh, đời sống của gia đình để trẻ biết sống “tùy gia phong kiệm”, tạo nên một không khí hòa thuận, ấm cúng trong đời sống gia đình. Phải giáo dục trẻ biết vâng lời và biết hoàn thiện công việc một cách vui vẻ khi bố mẹ sai bảo. Cha mẹ còn phải giáo dục cho trẻ ý thức trách nhiệm đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa anh chị em ruột thịt. Chính những hành vi, cư xử lễ phép, kính trên, nhường dưới, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ là cơ sở giúp trẻ hình thành những phẩm chất đạo đức tốt như: lòng nhân ái, tính khiêm tốn, tính chân thực trong quan hệ đối nhân xử thế với mọi người ngoài xã hội.
Giáo dục tinh thần yêu thích sự học tập, yêu lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ
Giáo dục học tập có nội dung toàn diện, nhằm trang bị những tri thức văn hóa, khoa học – kỹ thuật, nhằm mở rộng sự hiểu biết, rèn luyện năng lực tư duy khoa học, óc phân tích và kỹ năng vận dụng những tri thức vào cuộc sống. Do đó, cùng với giáo dục ở nhà trường, giáo dục đức tính siêng năng học tập trong gia đình là hết sức quan trọng.
Học tập là việc quan trọng bậc nhất đối với các em nhằm nâng cao kiến thức về mọi mặt, để trở thành người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ kiến thức khoa học và năng lực thực hành, đáp ứng yêu cầu của người lao động mới. Rèn luyện cho các em ý thức tự giác, lòng say mê học tập. Trong chừng mực có thể được, cha mẹ dạy con cái về kiến thức văn hóa và văn hóa ứng xử. Dù khó khăn đến đâu, gia đình cũng phải dành cho con trẻ những điều kiện thuận lợi nhất cho học tập, đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở việc học tập của con cái. Gia đình phải luôn tạo ra “không khí học tập”, phải tôn trọng việc học, giờ học của con, cần có sự phân công giữa cha và mẹ, các anh chị lớn tuổi, trong việc kèm cặp con cái học tập.
Giáo dục lao động cũng là một nội dung quan trọng không thể thiếu bởi nó giúp con trẻ biết trân quí thời gian, thành quả lao động, giúp các em phát triển năng lực, kĩ năng ở những lĩnh vực khác nhau. Như vậy, lao động vừa sức, phù hợp với lứa tuổi trong gia đình sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, tránh chây lười, ỉ lại trong công việc.
Giáo dục của gia đình phải thông qua hoạt động của trẻ, học tập, lao động, tham gia các hoạt động xã hội mà hun đúc tinh thần, ý thức tập thể, có như vậy chúng ta mới hiểu trẻ và có những hình thức, biện pháp cụ thể, phối hợp trong giáo dục nhân cách cho trẻ hiệu quả cao. Vì vậy, trước hết mỗi gia đình phải trở thành một tổ chức giáo dục. Mỗi người lớn trong gia đình là những nhà giáo dục đầu tiên và nhà giáo dục thường xuyên đối với thế hệ trẻ.
Giáo dục thể chất và thẩm mỹ
Cuộc đời của một con người được khỏe mạnh, trường thọ hay không là do kết quả của một quá trình biết giữ gìn, chăm sóc sự phát triển của cơ thể ngay từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành, cả giai đoạn trung niên cho đến khi về già. Động viên khuyến khích trẻ thực hiện chế độ thể dục buổi sáng, tham gia các hoạt động thể thao phù hợp với sở thích, nhu cầu, nhằm phát triển năng khiếu cá nhân. Giáo dục con em ý thức phòng, chữa bệnh nhằm giữ gìn bảo vệ sức khỏe. Việc giáo dục thể chất cho trẻ cũng gắn liền với việc tổ chức vui chơi giải trí, nghỉ ngơi, tham quan du lịch theo điều kiện hoàn cảnh của từng gia đình.
Giáo dục giới tính, tình yêu và hôn nhân cho thế hệ trẻ
2.4. Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong gia đình
Gia đình đóng vai trò không thể thay thế trong việc thỏa mãn nhu cầu vật chất và tình cảm cũng như giáo dục nhân cách cho mỗi cá nhân trong xã hội và sẽ giúp thúc đẩy xã hội phát triển cả về kinh tế, xã hội. Giáo dục của gia đình là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc gia, bên cạnh giáo dục của nhà trường và các tổ chức xã hội. Để gia đình thực sự trở thành tế bào của xã hội thì những người làm cha, mẹ – những người chủ của gia đình cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Nâng cao nhận thức về vai trò của gia đình đối với sự hình thành nhân cách trẻ gắn liền với nâng cao trình độ và năng lực giáo dục con cái của các bậc cha mẹ
Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người, là môi trường giáo dục đầu tiên của trẻ. Do đó, môi trường gia đình là nền tảng, là cơ sở để hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để phát huy vai trò của gia đình, của cha mẹ trong sự nghiệp giáo dục con cái thì trước hết phải nhìn nhận đúng đắn, đầy đủ vị trí, vai trò của gia đình trong giáo dục các con. Giáo dục nhà trường xã hội, ảnh hưởng của bạn bè rất quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xã hội hoá con người. Song, không thể thay thế vai trò của giáo dục gia đình vì 90% nhân cách đứa trẻ được hình thành từ bé đến lúc chúng 5 tuổi. Và chỉ khi các bậc cha mẹ nhận thấy được tầm quan trọng của gia đình trong giáo dục con cái thì mới giành nhiều thời gian để quan tâm, dạy bảo các con, tránh thực trạng “khoán trắng” trách nhiệm này cho trường học, người thân, người giúp việc.
Đồng thời, để phát huy được hiệu quả giáo dục trong gia đình thì bố mẹ phải là những người phải có kiến thức, hiểu được tâm lý của các con. Kiến thức ở đây có thể từ kinh nghiệm, có thể học từ sách vở và trong cuộc sống. Dù thế nào cha mẹ cũng phải biết lựa chọn những vấn đề phù hợp với yêu cầu xã hội, phù hợp với hoàn cảnh và tâm lý lứa tuổi, phù hợp với đặc điểm của từng đứa trẻ. Cha mẹ phải cập nhật thông tin, nắm được nhu cầu tâm lý của con mình, có phương pháp giáo dục đối với từng đứa trẻ cho phù hợp.
Bản thân cha mẹ phải là những tấm gương tốt
Cách hành xử của bố mẹ với nhau, cách cư xử của bố mẹ với con cái và những người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành nhân cách đứa trẻ. Nếu lúc nhỏ đứa trẻ được học cách hành xử “vô văn hóa”, “vô đạo đức” của bố mẹ thì lớn lên đứa trẻ cũng nhiễm cách cư xử như vậy. Ngược lại, nếu cha mẹ là những tấm gương sáng, mẫu mực thì con cái sẽ là những người có nhân cách tốt, ngoài trừ những đứa trẻ có quá trình giáo dục và tự giáo dục không tốt.
Gia đình phải xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tiến bộ
Bình đẳng ở đây thể hiện là mọi thành viên trong gia đình đều có quyền nói lên tiếng nói của mình. Mọi tâm tư nguyện vọng của các cá nhân trong gia đình đều được lắng nghe, chia sẻ, những tâm tư nguyện vọng nào chính đáng phải được đáp ứng cho phù hợp. Muốn có được điều này thì các thành viên trong gia đình phải thực sự tôn trọng nhau, đặc biệt không có sự bất bình đẳng giới. Trẻ em trai và trẻ em gái phải có quyền và nghĩa vụ như nhau, được thụ hưởng mọi giá trị như nhau, cùng nhau được học hành. Những người cha, người mẹ trong gia đình cũng phải được tôn trọng như nhau, lắng nghe và chia sẻ với nhau mọi việc trong cuộc sống.
Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình đối với thế hệ trẻ
Nội dung giáo dục phải toàn diện bao gồm cả đạo đức, tri thức, lao động và rèn luyện tính tự lập cho trẻ tới giáo dục thể chất, giáo dục giới tính. Trong mỗi một nội dung cụ thể cũng phải có sự thay đổi. Đổi mới nội dung giáo dục đạo đức, giáo dục học tập, lao động, rèn luyện tính tự lập cho trẻ, đồng thời phải quan tâm đến giáo dục thể chất, thẩm mỹ, giới tính cho thế hệ trẻ. Phải giáo dục cho trẻ ý thức giữ gìn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh. Có sức khỏe tốt thì mới thực hiện được việc học tập, lao động. Giáo dục trẻ có chế độ ăn uống, học tập, lao động khoa học, hợp lý; phòng chống các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích ma túy,… Có những hiểu biết nhất định về quá trình phát triển sinh học của cơ thể, sự khác biệt giữa những người khác giới,…Tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra do trẻ tò mò, thiếu hiểu biết như yêu và quan hệ tình dục quá sớm dẫn đến mang thai ngoài ý muốn ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần và tương lai của trẻ.
Không nuông chiều con một cách thái quá
Ngày nay, thường mỗi gia đình chỉ có 1 – 2 con, lại có điều kiện kinh tế. Do đó nhiều gia đình xem con là những “ông hoàng, bà hoàng”, họ đáp ứng mọi nhu cầu của con cái, nuông chiều, cung phụng con một cách thái quá. Chính điều này các ông bố, bà mẹ đang làm “hại” con mình mà không hay biết. Bởi những đứa trẻ được sinh ra, được giáo dục trong môi trường này thường xem mình là trung tâm bắt người khác phục tùng, có lối sống ích kỉ, xem thường người khác, ghét lao động, ưa hưởng thụ, thiếu sự cảm thông, thiếu kỹ năng sống tự lập… Và một người hội tụ đủ những điều này thì thực sự đang “khiếm khuyết” về mặt nhân cách. Chính vì vậy, các ông bố bà mẹ yêu thương con mình nhưng yêu thế nào cho đúng cách.
Tăng cường sự kết hợp giữa gia đình với nhà trường và các tổ chức xã hội trong giáo dục nhân cách cho thế hệ trẻ
Nhà trường quan tâm nhiều đến dạy chữ, dạy nghề hơn là giáo dục văn hoá ứng xử trong quan hệ thầy trò, bạn bè, tình yêu,… Cha mẹ thì dường như phó mặc việc dạy dỗ con cái cho nhà trường, chỉ quan tâm đến đời sống vật chất cho con cái. Các tổ chức xã hội dù đã có nhiều phong trào cho trẻ hoạt động nhưng còn nghèo nàn, chưa thu hút được đông đảo trẻ tham gia. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục thế hệ trẻ. Mỗi thiết chế này lại có những ưu nhược điểm khác nhau trong quá trình giáo dục trẻ, việc phối hợp sẽ giúp các thiết chế bổ sung, hỗ trợ cho nhau để hiệu quả giáo dục trẻ tốt hơn. Sự thành công trong giáo dục chỉ có được khi tất cả các lực lượng (gia đình, nhà trường, xã hội) thống nhất với nhau về mục tiêu, nội dung giáo dục, tất cả vì thế hệ tương lai đất nước.
3. Kết luận
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, vừa chịu sự tác động mạnh mẽ, liên tục của các chuyển biến xã hội, vừa là động lực thúc đẩy xã hội. Gia đình có vai trò to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho con người, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp. Như Bác Hồ đã từng nói: “hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng xã hội mà phải chú ý hạt nhân cho tốt”. Và giáo dục trong gia đình là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. Cách giáo dục và nuôi dưỡng đúng đắn chính là nền tảng hạnh phúc cho mỗi gia đình và ổn định lâu dài cho xã hội.
Giáo dục gia đình luôn giữ một vị trí quan trọng trong việc phát triển nhân cách trẻ. Vì vậy, người làm cha mẹ cần được trang bị nhiều hơn những kiến thức về giáo dục gia đình như chăm sóc, nuôi dạy con cái một cách khoa học, biết kỹ năng tư vấn, trò chuyện với con. Đồng thời cần phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí, giáo dục gia đình, từ đó có chính sách củng cố, tăng cường sức mạnh cho gia đình, phát huy vai trò của gia đình trong quá trình phát triển đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình thực hiện tốt các chức năng cơ bản là việc làm hết sức cần thiết và đúng đắn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Ngọc Hùng (2006), Xã hội học giáo học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội,
2. Bùi Gia Thịnh (1999), Xã hội hóa công tác giáo dục – nhận thức và hành động, Viện khoa học giáo dục xuất bản.
3. Trần Thị Kim Xuyến (2002), Gia đình và những vấn đề của gia đình hiện đại, Nxb. Thống kê.
Trích dẫn: Trường Đại học Khánh Hòa
Thánh Địa Việt Nam Học (https://thanhdiavietnamhoc.com)
Vai Trò Người Vợ Trong Gia Đình
In bài
Chuẩn bị ngày Năm Thánh dành cho các Gia Ðình:
VietCatholic News(9/27/00).
Ý thức gia đình là nền tảng xã hội, nên quốc gia nào cũng đề cao gia đình, luật pháp nào cũng muốn bảo đảm gia đình. Vậy mà dường như số ly thân, ly dị vẫn tăng, ở Âu Mỹ cũng như tại Việt Nam.
Ðể tránh đổ vỡ, đã có rất nhiều sách báo, tài liệu… được biên soạn thành cẩm nang, nghệ thuật, chỉ dẫn bí quyết, trao truyền kinh nghiệm xây dựng hạnh phúc.
Phần tôi, cuộc đời cho nhìn thấy một số sự việc, cũng như những người quan tâm đến gia đình đều thấy, tôi xin gợi kể để chúng ta cùng suy nghĩ.
I. Người Vợ Truyền Thống
A. Tứ Ðức
Nói đến vai trò người vợ, lệ thường hay nhắc Công Dung Ngôn Hạnh. Xã hội Việt Nam chẳng những xem tứ đức như mẫu mực thẩm định phẩm giá người nữ, mà còn là điều kiện căn bản để xây dựng hạnh phúc gia đình.
1. Công: việc làm. Công việc trong nhà, công việc ngoài vườn rẩy ruộng đồng, buôn gánh bán bưng nơi các phiên chợ ngày mùa, lúc rạng đông, nắng cháy, mưa dầm hay trăng thanh gió mát… Mỗi thời điểm một công việc, thuở thanh bình cũng như khi ly loạn.
Rồi theo thời gian, được cắp sách đến trường, bước chân vào chế độ lương bổng, người nữ lần hồi hiện diện ở các ngành nghề càng lúc càng nhiều.
Sự phân nhiệm truyền thống (chồng đi làm, vợ ở nhà lo nội trợ) cũng thay đổi để hòa nhập với đời sống mới. Người vợ đi làm để chia xẻ gánh nặng cơm áo với chồng, để thêm phương tiện học hành cho con, để dự phòng tương lai, để thi thố sở học… Và tuy đi làm, người vợ vẫn tiếp tục “giữ việc trong nhà”.
2. Dung: nhan sắc. Ta thường nghe nhắc “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”, nhưng gỗ tốt đâu có nghĩa là không nên tu bổ nước sơn; nhất là sau vài lần sinh nở, bận chồng lo con, tất bật việc trong việc ngoài, vóc dáng thay đổi theo tuổi đời…
Nhận định: “Nhan sắc làm thỏa mãn giác quan, còn đức tính làm thỏa mãn tâm hồn” nhắn nhủ người nữ lưu tâm cả hương lẫn sắc.
Thống kê gần đây cho thấy 93% đàn ông được hỏi, vẫn trả lời muốn có một người vợ xinh xắn. Ðiều này chứng tỏ chữ DUNG mà cổ nhân xếp kể vào hàng tứ đức chưa lỗi thời, mất giá. Nói thế, dĩ nhiên không có nghĩa là chỉ chú tâm điểm trang, trau chuốt bề ngoài. Ai cũng biết thể chất mong manh, rồi sẽ tàn phai và người được trọng nể thực sự không do bởi.
Nhưng theo ý kiến của nhiều ông chồng thì người chồng chắc chắn sẽ hài lòng khi thấy vợ, dù bận rộn cũng dành ra một chút thời giờ, chăm sóc dung nhan, vệ sinh thân xác, ăn mặc sạch sẽ tươm tất, vừa chừng thích nghi. Và thế hệ các bà mẹ ngày xưa thường dặn dò con gái phải nương theo ý chồng.
3. Ngôn: lời nói. Lời nói thể hiện phần nào nhân cách. Xưa nay đều chuộng từ tốn, nhẹ nhàng: “nói ngọt lọt đến xương”.
Nét duyên dáng lịch thiệp tuy được xem như năng khiếu song vẫn có thể trau giồi luyện tập: “lựa lời mà nói”.
Con người vốn bất toàn, nên đời sống vợ chồng rất cần sự đối thoại. Vấn đề càng tế nhị khi muốn giúp nhau cải sửa, thăng tiến. Nếu phải đề cập tới thói tật của nhau “hãy tung banh cách nào để bên kia còn bắt được”.
Tứ đức kèm thêm tam tùng định phận cuộc đời người vợ.
B. Tam Tùng
Tam tùng:
tại gia tùng phụ: ở nhà vâng lời cha.
xuất giá tùng phu: có gia đình lệ thuộc chồng.
phu tử tùng tử: chồng chết theo con.
Dòng văn học đã lưu lại hình ảnh người vợ truyền thống qua nết “chịu thương chịu khó” quen thuộc, tưởng chừng như đó là bản chất đích thực của thân phận nữ nhi. Suốt đời tận tụy, nhẫn nhục chịu đựng mọi tình huống: nhọc nhằn, cực khổ, bị phụ rẩy để bỏ, bị dằn vặt bạc đãi… có khi còn phải nén lòng cưới vợ nhỏ cho chồng.
“Một duyên hai nợ âu đành phận, Năm nắng mười mưa dám quản công” (Trần Tế Xương).
Nhưng từ những “thua thiệt” giữ vai phụ thuộc chồng con, một số rất đông người vợ đảm đang quán xuyến, quản trị vuông tròn trong ngoài, và “nội trợ” đã chuyển hóa thành “nội tướng” như xã hội gọi nhận.
II. Người vơ ngày nay
A. Ðối Nội: với người chồng
Có người tóm tắt dí dõm như sau:
là bà bếp để cho chàng những bữa ăn ngon. là cô làm công để thu dọn gọn sạch nhà cửa, giặt ủi áo quần.
là bạn gái điểm trang xinh lịch để cùng chàng ra phố, đó đây. là phụ tá giúp chàng trong công việc, hoạt động.
là tri kỷ để chàng tâm sự, gởi gắm lý tưởng, ước mơ. là tình nhân sẵn sàng chìu chàng trong lạc thú gối chăn.
là người chia xẻ gánh nặng tài chánh khi cần. là thuộc quyền để thỉnh thoảng chàng trút cơn nóng giận.
Thời nay, bởi môi trường xã hội, các gia đình trẻ dường như quen dần với ý thức đồng hành, trách nhiệm phân chia, nên nhiều người chồng vui lòng san sẻ nhọc nhằn với vợ, tiếp giúp phần nào các việc mà trước đây xem như thuộc phạm vi nội trợ.
Dù vậy, ý kiến kể trên chưa hẳn xưa cũ, hết hiệu lực. Qua sách báo, và đối với một số người, đó vẫn là cách giữ gìn hạnh phúc gia đình.
B. Ðối Ngoại: với những người khác
Bên cạnh vai trò nội bộ với chồng, người vợ còn phải tiếp giao với ông bà, cha mẹ, anh chị em, họ hàng nội ngoại, bằng hữu, láng giềng…
“Trên lo thảo, giữa hoà, dưới thuận, Ngoài nên danh, trong vững mối giềng”.
Hành xử đúng bực, không qua so đo tính toán, dè xẻn, biết tận dụng của cải thế gian để mưu ích lợi tinh thần cho gia đình, cộng đồng, xã hội… để
“Trước là đắc nghĩa cùng chồng Sau là họ mạc cũng không chê cười”.
Bằng ấy trách nhiệm nhiêu khê, có khi không mấy ai gọi nhắc đích danh công dung ngôn hạnh, song chính thực vẫn là tứ đức gia truyền. Nhà văn René Bazin đã nhìn thấy tinh thần sống cho gia đình và vì gia đình khi nói:
Nếu bạn thấy một gia đình hạnh phúc, bạn nên tin rằng ở trong gia đình đó có một người đàn bà biết quên mình”.
“Nỗi nhà, nỗi bếp, nỗi lân, Nỗi trong thân tộc, nỗi gần nỗi xa”.
Hình ảnh người vợ lý tưởng đó đã vượt không gian, thời gian, hiện diện trong công đồng dân tộc nói riêng, công đồng nhân loại nói chung, và trước thềm thế kỷ 21 vẫn còn được kỳ vọng lưu giữ.
III. Những Vấn Ðề Trong Ðời Sống Hôn Nhân
Chỉ người trong cuộc mới thấm thía tường tận căn nguyên phức tạp. Kẻ bàng quan khó biết đầy đủ các ân tình tế nhị. Tuy nhiên qua các khảo nghiệm, thăm dò, có thể nhìn thấy một số vấn đề.
A. Nội Tại: Vấn đề giữa đôi bạn
Có người nói “Bây giờ đám cưới với người yêu thì còn dễ, chớ sống với người yêu chưa chắc đã dễ”. Thật vậy. Bầu khí xã hội thay đổi, các rào cản ngày trước lần hồi mất thế, những ý niệm về tự do, bình đẳng, hạnh phúc cá nhân, quyền phụ nữ… làm biến đổi tâm thức con người. Nếu gọi đó là thăng tiến thì đồng thời cũng là thử thách.
Vị trí phụ nữ thay đổi thì liên hệ vợ chồng phức tạp hơn. Nữ giới hội nhập quá nhanh hoặc nam giới chưa kịp thích nghi đều có thể khơi tạo vấn đề.
Chẳng hạn, mặc dù đã biết “Sau khi thành hôn, cả hai vợ chồng đều có nhiệm vụ và quyền lợi bằng nhau trong tất cả những gì liên hệ đến đời sống chung” (GL 1135) và Dân luật Pháp (điều khoản 212-215) cũng ghi tương tự, nhưng thực tế có khi ít được lưu ý đưa tới tranh cải, bất hòa.
1. Quyền hạn và trách nhiệm:
– từ những tiện nghi vật chất: quần áo, bàn tủ, lót gạch, trải thảm, mua nhà, mua xe… (không đồng ý vì cách chưng dọn, chọn màu, chọn kiểu, chọn nhản hiệu, chọn giá…).
– đến đời sống tinh thần của gia đình: chọn sách báo, giải trí, nghỉ hè, giáo dục con cái, sinh hoạt cộng đồng… (tự quyết, đặt bên kia trước sự đã rồi, hoặc buông xuôi, phó mặc).
2. Tiền bạc:
Trừ trường hợp cá biệt, thường cộng lương chung xài. Có thể gặp vấn đề vì bất đồng ý kiến về:
– quan niệm sống: thí dụ “lấy của che thân” khác với “lấy thân che của”, có sao hưởng vậy hay đầu tư sinh lợi…
– quyền tư hữu giữa vợ chồng: một đàng nghĩ lương là công sức riêng, tự tiện tiêu xài, người kia khỏi thắc mắc hạch hỏi. Ðàng khác nghĩ đã thuộc về nhau thì mọi sự phải là của chung, nên cho nhau biết, từ những chi phí chính đáng và cả khi chợt hứng tiêu hoang.
Nhiều lúc vấn đề không ở số tiền tiêu xài mà do thái độ cư xử.
3. Vấn đề tính dục:
Vị Trí Tính Dục Trong Hôn Nhân
Nhu cầu tính dục có ở nam cũng như nữ. Tiết giảm hay buông thả là tùy người, tùy ảnh hưởng giáo dục, tùy cách sống và môi trường sống.
Cuộc sống vợ chồng thể hiện phần nào ý nghĩa của nhu cầu tính dục: yêu nhau tự hiến.
Nhưng sau một quảng đời hôn nhân:
vì quá bận rộn công việc làm ăn vì cực nhọc lo âu cho con cái vì điều kiện sinh sống vì mệt mõi, bệnh hoạn, tuổi tác vì miệt mài một thứ đam mê khác vì lỗi lầm của người bạn đời…
vợ hay chồng có thể hờ hửng hoặc từ chối việc gối chăn.
Sự kiện nầy có tính cách tương đối, chỉ đúng với một số trường hợp. Không thiếu người biết tự chế sống quân bình.
Tuổi Hồi Xuân: được y khoa nhìn nhận. Cuộc thăm dò đăng trên báo Plein Vie tháng 11.1997, 84% người trên 50 tuổi cho rằng tính dục là điều kiện quan trọng để “bon équilibre”.
Tuổi hồi xuân là thời kỳ dễ phát sinh khủng hoảng tính dục. Sau những cực nhọc gầy dựng sự nghiệp (việc làm, nhà ở…) nuôi dạy con cái, đó là lúc được coi như thư thả, ổn định. Kinh nghiệm hơn khi trẻ, có tiền hơn hồi mới lớn nên dễ năng động và tích cực hơn trong mọi ý muốn. Vì thế, đây cũng là khoảng thời gian rất cần ý thức, cảm thông, nâng đỡ và trách
Ý thức rằng hôn nhân hạnh phúc không xa lìa tình yêu nam nữ. Nhưng gia đình không chỉ đơn thuần dựa trên tình yêu thể xác, vì dục cảm có thể suy giảm theo thời gian; còn gia đình dự phòng người nữ với trách nhiệm truyền sinh mà con cái – hệ quả của tình yêu – là mối dây liên kết vợ chồng.
Tình nghĩa cảm thông giúp nhau tỏ bày thẳng thắn, đồng ý chữa trị hoặc tiết chế, bằng các sinh hoạt lành mạnh hữu ích, thể hiện phong cách sống an nhiên tự tại.
Xã Hội và Vấn Ðề Tính Dục
Thời nay, ngoài những cặp ly thân – ly dị, còn có những vợ chồng tuy vẫn sống chung một nhà nhưng mỗi bên hoặc một bên có liên hệ giao tình riêng tư. Chuyện ngoại tình không phải mới lạ song con số gia tăng đáng suy nghĩ. Chung thủy bây giờ cũng là một thử thách.
Mấy nguyên nhân giải thích:
đời sống hôn nhân nhàm chán, không như ý. giao tiếp nhiều nên đâm ra so sánh. đi làm gặp đối tượng mới. bị cám dỗ bởi sắc, lợi, danh, tài… ảnh hưởng xã hội.
Với người đàn bà: ngoài lý do chồng có người khác, chồng không nâng đỡ, dùng quyền lực lấn áp, bạo hành, gần đây còn thêm: chồng không đáp ứng nhu cầu sinh lý.
Ảnh Hưởng Xã Hội:
Tự do cá nhân được đề cao. Thân xác thuộc chủ quyền cá nhân nên toàn quyền trong vấn đề tính dục, đưa dần tới khuynh hướng dung túng tự do luyến ái.
Kỷ thuật y khoa tiến bộ, ngừa chữa phòng chống hiệu quả các bệnh chứng sinh dục. Công nhận ngừa thai và phá thai.
Tính dục được công khai luận bàn, được xem là bản năng sinh lý tự nhiên (hàm nghĩa không quan trọng việc tiết chế). Trào lưu duy-sinh-lý kết hợp vì nhu cầu thụ hưởng hổ tương, mơ hồ giữa lạc thú xác thân và tình yêu vợ chồng.
Thủ tục ly thân, ly dị dễ và nhanh hơn trước. Hôn nhân theo luật đời chỉ còn là khế ước pháp lý, có thể chấm dứt hợp đồng khi cảm thấy bị tù túng, mất tự do.
Với người đàn bà: ý niệm về hôn nhân và gia đình thay đổi: ít khoan nhượng chuyện chồng ngoại tình, tự do tự lập theo cơ chế xã hội, không nhất thiết phải có nhiều con để nương cậy tuổi già, “tỏ ra đòi hỏi nhiều hơn trong việc gối chăn” (Source INED, Figaro 28.2.1998).
Bằng ấy đổi thay làm cho xã hội lần hồi thay đổi cách nhìn, dễ chấp nhận chuyện ngoại tình (vì việc tự do riêng tư, của ai nấy biết), ly dị từ bị qui trách, dè bỉu đã trở thành căn chứng xã hội.
Sự biến thái nầy là một đe dọa, đồng thời cũng là một trăn trở của xã hội thời nay đối với gia đình.
B. Ngoại Tại: Vấn đề giữa đôi bạn và ngoại giới.
Ðời sống không chỉ có hai ta, nên nhiều lúc vì những người chung quanh mà vợ chồng cũng mất vui.
1. Gia đình nội ngoại: không phải gia đình nào cũng gặp cảnh ông bà, cha mẹ, anh chị em gây tạo vấn đề cho đôi vợ chồng. Ða số thường được hai bên nội ngoại thương mến, đùm bọc, dìu dắt qua cơn hoạn nạn, chung vui xẻ buồn. Ngày nay, bởi lối sống cách ly, mỗi tiểu gia đình tự do tự lập, nên cha mẹ chồng – cha mẹ vợ, con trai – con rể, con gái – con dâu
Bất đắc dĩ gặp vấn đề thì trong nhiều trường hợp không hẳn vì sự kiện xảy ra làm cho vợ chồng bất hòa, mà thường do thái độ tự ái lệch lạc, phản ứng theo cảm tính nhất thời của vợ hoặc chồng làm cho vấn đề trở thành trầm trọng, có khi đưa tới ly thân, ly dị hoặc bi thảm hơn, chọn cái chết để mong cảnh tỉnh vợ hoặc chồng.
Thẳng thắn nhìn nhận sự thật giúp đôi bạn dễ chịu đựng hơn vì thấy được cảm thông, chia xẻ.
Ngoài ra, vẫn còn một số gia đình lưu giữ ảnh hưởng Trung Hoa xưa, xem người vợ là “chiếc áo”, có thể thay đổi:
“Anh em cốt nhục đồng bào, Vợ chồng như áo mặc vào cởi ra”.
Khác với tín điều Kitô giáo: “Sự gì Thiên Chúa kết hợp loài người chẳng được phân ly” (Mt 19,1-9).
Vì thế, vợ chồng nên bàn thảo, phân định rỏ ràng vị trí và giới hạn của đôi bên, thỏa thuận một cách thế hành xử hợp tình hợp lý để tránh mặc cảm mất mát, tranh giành.
2. Hoạt động ngoài gia đình:
Vừa thể chất vừa tâm linh, vừa chung đời sống vừa chung trách nhiệm, tình vợ chồng keo sơn gắn bó, trổi vượt và khác biệt. Nhưng bên cạnh đó, còn tình bằng hữu, láng giềng, đồng nghiệp, đồng chí hướng… Nếu không được bạn đời chia xẻ, nếu không giữ đúng giới hạn, không cân phân cách thế hành xử, có thể tạo ra nghi kỵ
Với người đàn bà: bên cạnh những thành công trong đời ai cũng muốn có một gia đình yên ấm. Ngay cả đàn bà Mỹ, theo báo chí được coi là “cấp tiến” nhất cũng đồng ý như vậy.
Theo “Người Việt Year Book” 1990:
Ðàn bà Việt Nam ở Mỹ, thuộc thế hệ di dân thứ nhứt được xem như “thành công” trong việc hội nhập.
Phụ nữ dấn thân nhiều hơn xưa, nhưng giới hạn ràng buộc bởi nam giới (đặc biệt bởi người chồng) vẫn còn.
Tương đối dễ được chấp nhận trong các công tác xã hội, sinh hoạt tôn giáo, văn hóa, giáo dục.
Người đàn bà thành công ngoài xã hội mà vẫn giữ được gia đình yên ấm không phải hoàn toàn do tài khéo của các bà xã, chính nhờ được ông chồng có tinh thần cởi mở, cảm thông, chia xẻ. Nói cách khác, người chồng giữ vai trò quyết định về sự thành công hài hòa của người vợ (trong gia đình và ngoài xã hội).
Xem thế, hoạt động ngoài gia đình với người vợ Việt Nam vô cùng tế nhị. Thành công cá nhân, niềm hãnh diện riêng tư không hẳn luôn luôn là hạnh phúc của gia đình; có khi còn đưa tới bất hòa, đổ vở. Mỗi thời điểm một công việc cần thiết, ưu tiên. Phải cân nhắc giữa công danh, sự nghiệp và hạnh phúc gia đình; sự lựa chọn lắm lúc rất xót xa và đó cũng là
IV. Xây Dựng Gia Ðình
Lộ trình hôn nhân có ánh sáng hạnh phúc mà cũng có bóng tối buồn sầu. Ðể giảm thiểu các vấn đề trong đời sống hôn nhân, the
A. Thượng Hội Ðồng Giám Mục (Synode des Evêques) 1980:
“Gia đình cần phải có sự hiệp thông, tham dự và đối thoại”.
1. Hiệp thông trong ý thức
a) Về hôn nhân gia đình:
“Dù tin tưởng chung một đời một mộng Em là em, Anh vẫn cứ là anh” (Xuân diệu)
Do đó, hôn nhân là một lựa chọn ẩn tàng hy sinh. Không mấy khi đòi hỏi tức thời hy sinh mạng sống, nhưng “Yêu là chết trong lòng một ít”, mỗi bên đều phải trừ bớt tự do cá nhân, khoan nhượng liên lĩ cho đời sống chung triển nở như “từng ước từng mơ”.
b) Về bản chất khác biệt nguyên thủy:
như quan niệm Kitô giáo, triết lý đông phương và khoa học nhìn nhận, như hai mặt của một đồng tiền, hai hàng sắt song hành của một tuyến đường rầy xe lửa, có nhau, cần nhau:
“Mình với ta tuy hai mà một Ta với mình tuy một mà hai”.
Khác biệt nhưng không đối chọi, có thể đồng tình nhưng không đòi buộc đồng hóa, trái lại còn bổ túc cho nhau, cùng nhau đồng hành:
“Ðôi ta lên thác xuống ghềnh Em ra đứng mũi cho Anh chịu sào”
Hình ảnh xác định vị trí cần thiết của hai người để một cộng thể là con thuyền nhẹ nhàng tới bến bình yên.
2. Tham dự bằng hành động định hướng đời sống chung, bàn thảo, phác họa, tổ chức gây tạo bầu khí thuận lợi cho gia đình phát triển bình thường. Nói theo tục ngữ dân gian “thuận vợ thuận chồng” hay như nhà văn Saint Exupéry: “yêu nhau không chỉ nhìn nhau, nhưng cùng nhau nhìn về một hướng”
Theo ông John Gottman, giáo sư Tâm lý Ðại học Washington (25 năm chuyên nghiên cứu các vấn đề của hôn nhân) thì tình bạn hỗ tương giữa vợ chồng là xi măng nối kết đôi bạn. Mỗi bên có thể thổ lộ với người bạn đời niềm ước mơ, hy vọng, nỗi lo âu, sợ hãi, sở thích v.v.
Vấn đề bà mẹ đi làm: Theo kết quả khảo sát của Ðại học Wharton (Hoa Kỳ): Số giờ làm việc không ảnh hưởng đến tính tình trẻ con. Chính tinh thần của bà mẹ mới quan trọng.
Nếu người mẹ thoải mái trong công việc ở sở, về nhà với tâm hồn thanh thản thì đứa bé lớn lên bình thường như người mẹ ở nhà.
Với bà mẹ không đi làm: ở nhà mà trí óc mệt mỏi, lo lắng, làm việc nhà trong uể oải, buồn chán thì kết quả cũng như người mẹ đi làm có tâm thần căng thẳng, âu lo. (Chân Văn, Thế Kỷ 21 tháng 9.1996)
Tuổi theo niên kỷ (năm sinh) không thay đổi những “tuổi sinh học” “tuổi tâm lý học” tác động bởi cách sống và cách nhìn cuộc đời.
Ngày nay, có khi ở cạnh nhau mà lặng lẽ, vội vàng, dường như thiếu thời giờ hỏi han, chăm sóc nhau, thiếu cảm thông trong những vất vả lo toan, những trống vắng tinh thần bất chợt…
Ðời sống đầy đủ tiện nghi, dễ bị cuốn xoáy theo đà khuyến khích tiêu dùng, cung phụng cá nhân tự do hưởng thụ. Và cách sống nuông chìu ý thích cá nhân (cả khi gọi là giải trí tại gia bằng Tivi, video, sách báo, trò chơi điện tử, internet…) dễ trở thành thói quen khó bỏ, lần hồi đâm ra ơ hờ với gia đình, lạnh nhạt với họ hàng, làng xóm, dửng dưng với tinh thần
Khi các phần tử trong gia đình cảm thấy cô độc, bất an, bất mãn thì hoặc tự khép mình trong đơn lẻ muộn phiền, hoặc đi tìm lối thoát, hy vọng được lắng nghe, ước muốn gặp chia xẻ. Cả hai cách không chắc kết quả lúc nào cũng bình thường như ý, nhất là với tuổi trẻ.
Ðừng quên hạnh phúc của đôi bạn cũng là hạnh phúc của gia đình. Theo thống kê, 75% người được hỏi đồng ý cả hai vợ chồng phải cùng chia xẻ trách nhiệm giáo dục con cái, cùng “đồng lao cộng tác” bởi vì đối với tuổi trẻ đời sống gia đình rất cần thiết (75%) và không thể thay thế (86%). (Báo Giáo Xứ Việt Nam Paris tháng 2.1998).
Không “tề” được “gia” có thể góp phần vào khó khăn chung của xã hội. Phải chăng tác phong hung hăng, bạo động cũng là một hình thức phản kháng, đòi được chú ý, lắng nghe.
Làm sao để mỗi người trong gia đình tương quan tham dự, cảm nhận được tình thương vẫn âm thầm hiện hữu ngay cả lúc mà nếp sống tưởng chừng như tẻ nhạt, thụ động, nhàm chán. Ðó là một trấn an trở nên cần thiết cho gia đình thời nay.
3. Ðối thoại:
Bầu khí gia đình sống động nhờ thói quen chia xẻ: nói lên và lắng nghe luân phiên về những vấn đề gặp thấy hằng ngày, từ vui buồn đến thắc mắc lo âu, cả khi phân vân trước cám dỗ, cạm bẫy mời gọi.
Theo Cha Olivier de Dinechin (chuyên viên thuộc Ủy Ban Mục Vụ Gia Ðình Pháp) “cần phải nổ lực đối thoại” dẫu có khi chưa được trang bị đầy đủ để đối thoại.
Ðối thoại cởi mở, thẳng thắn tỏ bày ý nghĩ để nhìn ra thực tế. Dĩ nhiên không phải lúc nào cũng có ngay được sự đồng thuận. Nhưng với thời gian, với kinh nghiệm trường đời, và đặc biệt với thiện chí, có thể chuyển hóa những bất đồng thành cảm thông tương nhượng.
Ðối thoại còn ngừa và chữa những bất hòa, tránh tình trạng lún sâu trong bất mãn, giận hờn. Một cuối tuần rảnh rỗi, một buổi tối thân mật, mấy ngày hè dạo chơi, giải trí… đều có thể thuận lợi cho việc đối thoại, cho sự diễn giải thuyết phục lẫn nhau dung hợp để cùng xây dựng tương lai gia đình. Ðó là thể hiện nghĩa tình chân thật, sức mạnh cốt lõi san bằng tình
B. Vai Trò Tôn Giáo và Luân Lý
Truyền thống tôn giáo cũng như luân lý cổ võ khoan nhượng, làm hòa, nhắc nhở cái bất toàn của con người, khuyến khích hướng thượng. Chính nhờ thiện cản thủ đắc nên sau những giận hờn bất chợt, những đôi co khó tránh trong cuộc đời hôn nhân đăng đẳng, lương tâm thôi thúc mỗi người suy nghĩ lại để “ăn ở cho phải đạo”, cư xử cho phải lẽ.
Chọn đời sống thực hành đức tin cũng là cách định hướng cho gia đình sống lành mạnh, an hòa. Do đó những buổi tĩnh tâm, hành hương, những chương trình hội thảo về gia đình đều là dịp để nhìn lại chính mình, để cải thiện, vun bồi hay để thêm sức chịu đựng giữ lời thề hứa bất khả phân ly của ngày đám cưới.
Ở đây vẫn ngọn trúc xanh, vẫn hoa vạn thọ, vẫn hát quan họ, vẫn điệu thương hồ… như cái phong thái gia đình Việt Nam vẫn bàng bạc trong cộng đồng với ít nhiều thay đổi hiển nhiên theo môi trường sinh sống. Và con người có khả năng sinh động, gạn lọc, chọn ước muốn bảo vệ hôn nhân là điểm sáng cốt lõi lương tâm dành cho gia đình: Hạnh Phúc Hôn Nhân
Ông Baden Powell, người khai sáng Phong Trào Hướng Ðạo nói: “Sự thành công đích thực duy nhất trong cuộc đời là sống hạnh phúc”.
Cầu chúc các Anh Chị thành công như vậy.
Ðặc biệt chúc các Chị là sức sống, không chỉ sức sống thể chất mà là sức sống của gia đình, của xã hội, sống với sự cảm thông, nâng đỡ của người chồng quảng đại, sẵn sàng nhìn nhận vị thế của vợ mình trong xã hội ngày nay.
Chúc mỗi gia đình là “Gia Ðình, Hồng Ân, Dấn Thân và Hy Vọng cho nhân loại”
Nữ G. S. Tạ Thanh Minh Khánh, Paris
Trang Gia Đình
Vai Trò Của Mô Hình Hệ Thống E Learning Trong Thực Tiễn Giáo Dục Việt Nam
1. Khái niệm của mô hình hệ thống giáo dục e- learning
Mô hình hệ thống giáo dục e – learning là việc sử dụng công nghệ hiện đại vào giáo dục, tạo ra những bài giảng trực tuyến sinh động và hấp dẫn đối với người học, giúp cho giáo viên và học viên đều tiết kiệm được thời gian, công sức và chi phí. Có thể học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, không bị giới hạn.
2. Những vai trò nổi bật của e – learning
Như các bạn đã biết, e – learning có rất nhiều những lợi ích khác nhau trong việc dạy và học. Vậy còn vai trò của nó trong nền giáo dục là gì? Cùng điểm qua những vai trò sau đây:
Có thể truy cập mọi lúc mọi nơi
Đây có lẽ là vai trò lớn nhất của e – learning, thay vì việc bạn phải đi đến trường lớp và theo một thời gian đã được đặt sẵn, thì giờ đây bạn chỉ cần ngồi ở nhà, hay ở quán cafe hoặc bất cứ nơi nào, đăng nhập tài khoản và học tập. Bạn có thể học trong thời gian bạn rảnh rỗi. Điều này đã giúp ích rất nhiều trong việc tiết kiệm được thời gian đi lại, thời gian lên lớp, tiết kiệm chi phí học mà lại cực kì thoải mái và được học cũng với những giáo viên chất lượng cao.
Quản lý được học viên dễ dàng
Hệ thống e – learning này có chức năng cập nhật thường xuyên trạng thái học tập của học viên, có thể kiểm soát được số lần truy cập trung bình một ngày, cập nhật điểm số của học viên để có những giải pháp dành cho từng bạn. Hơn thế nữa, mọi thắc mắc và phản hồi của người học sẽ đều được hệ thống giải đáp kịp thời.
Tạo ra không gian học trực tuyến không giới hạn
Những bài giảng trực tuyến qua video hay qua slide đều hấp dẫn và thu hút người học hơn phương pháp học truyền thống. Các màu sắc và hình ảnh gây ấn tượng mạnh mẽ và giúp người học ghi nhớ lâu hơn, hơn nữa việc chèn các video nhỏ trong bài giảng làm dẫn chứng cũng khiến học viên thu thập thêm được những kiến thức. Không gian mở khiến bạn có thêm những người bạn mới và cùng nhau học tập để đi đến thành công.
Học với các giáo viên giỏi và những chuyên gia nổi tiếng
Bất cứ ai cùng có thể theo học
Vai trò cuối cùng của e – learning chính là không phân biệt tuổi tác và trình độ. Bởi vì có rất nhiều cấp độ bài giảng khác nhau nên bạn có thể lựa chọn khoá học phù hợp với trình độ của mình. Dù bạn có lớn tuổi đi chăng nữa, chỉ cần bạn có tinh thần học tập thì e – learning luôn sẵn sàng chào đón bạn.
Bạn đang xem bài viết Vai Trò Của Gia Đình Trong Việc Hình Thành Và Giáo Dục Nhân Cách Con Người Việt Nam trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!