Xem Nhiều 5/2023 #️ Vận Dụng Định Luật Bernoulli Để Phòng Tránh Tai Nạn Khi Tham Gia Giao Thông – Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy # Top 11 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Vận Dụng Định Luật Bernoulli Để Phòng Tránh Tai Nạn Khi Tham Gia Giao Thông – Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy # Top 11 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Vận Dụng Định Luật Bernoulli Để Phòng Tránh Tai Nạn Khi Tham Gia Giao Thông – Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cụ thể:

Nếu xét trên cùng một mặt phẳng (z = const) thì từ biểu thức của định luật Bernoulli là p+ 1/2pV2 + pgz = const suy ra p + 1/2pV2 = const. Hay nói cách khác nếu vận tốc tăng thì áp suất giảm và gây ra một lực có hướng về phía áp suất giảm. Cụ thể, khi một tàu hỏa chuyển động với vận tốc V, nó sẽ làm cho các phân tử không khí xung quanh nó chuyển động thành dòng với vận tốc V (bằng với vận tốc của tàu hỏa) tức là vận tốc của những lớp không khí cạnh tàu hỏa tăng, dẫn đến áp suất tĩnh p của những lớp không khí này giảm, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí cạnh tàu hỏa. Mà không khí luôn di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp tạo thành một lực hút có hướng về phía áp suất thấp hay hướng về phía tàu. Khi tàu chuyển động càng nhanh và khối lượng càng lớn thì lực hút càng lớn. Do đó những người đứng yên cạnh tàu hỏa sẽ bị một lực đẩy mạnh phía sau làm cho bị hút vào phía tàu hỏa không chống đỡ được và gây tai nạn. Nên tốt nhất hãy đứng bên ngoài rào chắn tàu hoặc đứng cách xa tàu hỏa, xe công ten – nơ, xe tải trọng lớn đang chuyển động nhanh.

Tương tự như vậy, khi đi xe không nên đi song song hoặc vượt sát với các loại xe tải hạng nặng hoặc công ten – nơ chuyển động nhanh vì nếu không các xe nhỏ sẽ bị hút vào các xe lớn. Nếu xét cả về tốc độ và trọng lượng thì lực hút này dường như không đủ lớn để hút ô tô. Tuy nhiên không may gặp các điều kiện trời mưa, đường trơn trượt hay tay lái không vững thì lực hút này cũng đủ để gây nguy hiểm. Tóm lại không nên vượt hoặc đứng sát tàu xe có khối lượng lớn và chuyển động nhanh.

                                                                                 Nguyễn Mạnh Cường (D33C) 

Vận Dụng Định Luật Bernoulli Để Phòng Tránh Tai Nạn Khi Tham Gia Giao Thông

Nếu xét trên cùng một mặt phẳng (z = const) thì từ biểu thức của định luật Bernoulli là p+ 1/2pV2+ pgz = const suy ra p + 1/2pV2 = const. Hay nói cách khác nếu vận tốc tăng thì áp suất giảm và gây ra một lực có hướng về phía áp suất giảm. Cụ thể, khi một tàu hỏa chuyển động với vận tốc V, nó sẽ làm cho các phân tử không khí xung quanh nó chuyển động thành dòng với vận tốc V (bằng với vận tốc của tàu hỏa) tức là vận tốc của những lớp không khí cạnh tàu hỏa tăng, dẫn đến áp suất tĩnh p của những lớp không khí này giảm, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa các lớp không khí cạnh tàu hỏa. Mà không khí luôn di chuyển từ nơi áp suất cao đến nơi áp suất thấp tạo thành một lực hút có hướng về phía áp suất thấp hay hướng về phía tàu. Khi tàu chuyển động càng nhanh và khối lượng càng lớn thì lực hút càng lớn. Do đó những người đứng yên cạnh tàu hỏa sẽ bị một lực đẩy mạnh phía sau làm cho bị hút vào phía tàu hỏa không chống đỡ được và gây tai nạn. Nên tốt nhất hãy đứng bên ngoài rào chắn tàu hoặc đứng cách xa tàu hỏa, xe công ten – nơ, xe tải trọng lớn đang chuyển động nhanh.

Tương tự như vậy, khi đi xe không nên đi song song hoặc vượt sát với các loại xe tải hạng nặng hoặc công ten – nơ chuyển động nhanh vì nếu không các xe nhỏ sẽ bị hút vào các xe lớn. Nếu xét cả về tốc độ và trọng lượng thì lực hút này dường như không đủ lớn để hút ô tô. Tuy nhiên không may gặp các điều kiện trời mưa, đường trơn trượt hay tay lái không vững thì lực hút này cũng đủ để gây nguy hiểm. Tóm lại không nên vượt hoặc đứng sát tàu xe có khối lượng lớn và chuyển động nhanh.

Các Chất Chữa Cháy – Tác Dụng Chữa Cháy Của Nước

Các chất chữa cháy – Tác dụng chữa cháy của nước

Khái niệm và phân loại chất chữa cháy

Khái niệm chất chữa cháy

Chất chữa cháy được hiểu đó là các chất và vật liệu, nhờ chúng để tạo ra các điều kiện dập cháy.

Các chất chữa cháy có thể được phân loại theo hai dấu hiệu cơ bản: theo trạng thái và theo cơ chế dập cháy của chúng.

Theo trạng thái các chất chữa cháy có thể phân thành các loại sau:

Các chất chữa cháy dạng lỏng như: nước và dung dịch.

Các chất chữa cháy dạng bọt (foam) như: bọt hòa không khí, bọt hóa học;

Các chất chữa cháy dạng rắn: bột, các loại hạt nhỏ;

Các chất chữa cháy dạng khí: khí trơ, sản phẩm cháy hoàn toàn.

Theo cơ chế dập cháy, các chất chữa cháy có thể phân thành 04 nhóm:

Các chất dập cháy theo cơ chế làm lạnh vùng phản ứng cháy hay chất cháy.

Các chất dập cháy theo cơ chế kìm hãm hóa học các phản ứng cháy.

Các chất dập cháy theo cơ chế cách ly các thành phần tham gia phản ứng cháy

Các chất dập cháy theo cơ chế giảm nồng độ các thành phần tham gia phản ứng cháy

Nước

Khái niệm

Nước là một hợp chất hóa học của oxy và hiđrô, có công thức hóa học: H2O (H – O – H).

Tính chất lý học của nước

Nước là một loại chất lỏng không màu, không vị, không mùi

Các thông số vật lý của nước:

Nhiệt độ đóng băng: 0°c

Nhiệt độ sôi của nước ở áp suất 760 mmHg: 100°c

Khối lượng 1 lít hơi nước bão hòa ở 100°c và 760 mmHg: 0,6kg

Khối lượng riêng: 1000 kg/m3

Nhiệt dung riêng của nước: 1 kcal/kg.độ (4,17 kJ/kg.độ)

Sức căng bề mặt ở 20°c khi tiếp xúc với không khí ẩm: 7,25.10-3 N/m

Nhiệt hóa hơi của nước: 2260 kJ/kg

Tính dẫn điện: Nước tinh khiết (nước cất) hầu như không dẫn điện, tuy nhiên nước thường đùng để chữa cháy có độ dẫn điện đáng kể. Nguyên nhân là do trong nước có chứa một luợng chất hòa tan và tạp chất.

Tính hòa tan: Nước là dung môi phân cực có khả năng hòa tan nhiều chất rắn (muối, đường ăn,…) và chất lỏng (cồn, axeton …). Do vậy, trong quá trình chữa cháy, có thể áp dụng tính chất này để làm loãng nồng độ chất cháy.

Mặt khác, nước có khả năng hấp thụ một số chất khí, làm lắng đọng bụi lơ lửng, nên khi chữa cháy có thể phun nước dưới dạng sương mù để làm lắng khói và hơi khí cháy.

Tính thẩm thấu của nước: Vì nước có sức căng bề mặt lớn nên nước khó thấm sâu vào trong lòng của chất rắn cháy, dẫn điện hiệu suất chữa cháy của nước giảm đi. Khi làm giảm sức căng bề mặt của nước, tức là làm tăng khả năng thẩm thấu của nước vào chất cháy, tăng diện tích bề mặt tiếp xúc của nước với chất cháy, dẫn đến tổng lượng nhiệt mà nước hấp thụ từ đám cháy tăng lên, do đó hiệu quả chữa cháy của nước sẽ tăng lên. Để làm giảm sức căng bề mặt của nước, người ta pha thêm vào nước chất tăng độ thẩm thấu của nước. Chất tăng độ thấm tốt nhất được sử dụng phổ biến hiện nay là chất tạo bọt PO-1

Khi pha thêm chất thấm vào nước với nồng độ (0,5 – 2)%, sức căng bề mặt của nước giảm, lưu lượng phun cần thiết giảm , hiệu suất chữa cháy của nước tăng lên đáng kể, thời gian chữa cháy giảm.

Tương tác với chất lỏng cháy (dầu, mỡ,..): Đối với các đám cháy chất lỏng cháy là sản phẩm dầu mỏ nếu sử dụng nước để chừa cháy, đặc biệt là tia nước có thể gây ra hiện tượng bắn tung chất lỏng cháy ra ngoài và gây cháy lan.

Tính chất hóa học của nước

Tác dụng với các kim loại kiềm và kiềm thồ

Các kim loại kiềm và kiềm thổ có phản ứng khi tiếp xúc với nước. Khi đó trên bề mặt các kim loại sẽ được bao phủ bởi lớp màng hyđrôxit dễ tan. Sản phẩm của phản ứng tạo rạ khí hyđrô.

2Na + 2H20 → 2NaOH + H2 ↑

2K + 2H2O → 2KOH+H2↑

Nếu việc hình thành khí hyđrô có thể đẫn đến nổ .

Do đặc điểm này nên các kim loại kiềm và kiềm thổ được bảo quản trong dầu hỏa.

Tác dụng với magiê (Mg) và nhôm (Al)

Ở nhiệt độ của đám cháy, magiê và nhôm phản ứng dễ dàng với nước và tạo ra khí hyđrô:

4A1 + 3H20 → 2A12O3+        3H2 ↑

Mg + H20 → MgO + H2 ↑

Tác dụng với sắt (Fe) và than nóng đỏ(C)

Sắt nóng đỏ và than hồng (than đá cháy) tác dụng với nước giải phóng ra khí hyđrô (có thể dẫn đến nổ) và khí CO (độc cho quá trình hô hấp):

Ở trên 570°C: Fe+ H2O → FeO + H2↑

Ở dưới 570°C; Fe + H20 → Fe304 +        H2↑

C + H20 → CO + H2↑

Tác dụng với nhiều chất như: đất đèn, A14C3; P2O5; CaO (vôi sống)… ví dụ canxicacbua (CaC2)

Canxicacbua tác dụng với nước tạo thành khí cháy axetylen (C2H2)

CaC2 + 2H2O → Ca(OH)2 + C2H2 ↑

Axetylen tạo thành là một khí cháy và có khả năng gây nổ.

Tính ăn mòn của nước

Nước có tạp chất có thể ăn mòn các thiết bị chứa bằng kim loại. Tính ăn mòn tăng lên khi thêm vào nước các chất thấm ướt, chất tạo bọt. Để chống sự ăn mòn trên, có thể phủ bên trong bình hoặc các thiết bị chứa một lớp vật liệu bảo vệ (như nhựa hóa học) hay bằng cách cho thêm vào nước các chất chống ăn mòn.

Tác dụng chữa cháy của nước

Dập tắt đám cháy là kết quả của nhiều tác dụng đồng thời như tác dụng làm lạnh, tác dụng làm loãng hồn hợp cháy của hơi nước, tác dụng cách ly…Song tác dụng chữa cháy chủ yếu của nước là tác dụng làm lạnh.

Tác dụng làm lạnh

Tác dụng làm lạnh là tác dụng chữa cháy chủ yếu của nước. Khi phun vào đảm cháy, nó hấp thụ nhiệt của vùng cháy và chất cháy, làm giảm nhiệt độ của chúng. Khi nhiệt độ giảm xuống thấp hơn giá trị duy trì sự cháy thì quá trình cháy sẽ ngừng và đám cháy sẽ được dập tắt.

Lượng nước phun vào đám cháy đã hấp thụ lượng nhiệt sinh ra từ đám cháy, do đó nhiệt lượng cháy giảm, dẫn đến nhiệt độ đám cháy giảm dần. Khi nhiệt độ đám cháy giảm, cường độ bức xạ nhiệt của ngọn lửa trên bề mặt chất cháy giảm, các khí cháy thoát ra từ bề mặt chất cháy giảm dần. Khi các chất khí cháy thoát ra không đủ đề tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy thì sự cháy không được duy trì và đám cháy được dập tắt.

Tác dụng làm loãng của hơi nước

Hơi nước được tạo thành do tác dụng nhiệt của đám cháy có tác dụng làm loãng hơi, khí cháy. Khi hóa hơi, cứ 1 lít nước tạo thành 1700 lít hơi nước. Hơi nước hòa trộn với hỗn hợp hơi, khí cháy và không khí làm giảm nồng độ nguy hiểm cháy nổ của hỗn hợp hơi chất cháy. Khi nồng độ nguy hiểm cháy nổ của hổn hợp chất cháy giảm xuống dưới giới hạn nồng độ bắt cháy thấp, thì lúc này sự cháy không được duy trì và đám cháy sẽ được dập tắt.

Khi chữa cháy ở thể tích kín hơi nước ở vùng cháy sẽ chiếm chỗ và đầy không khí (oxy) ra bên ngoài. Khi nồng độ oxy giảm xuống dưới 14% thể tích thì không duy trì sự cháy, đám cháy được dập tắt.

Nồng độ dập cháy của hơi nước chiếm khoảng 30 – 35% theo thể tích.

Tác dụng cách ly

Dưới tác dụng cơ học của tia nước làm tách chất cháy khỏi nguồn nhiệt. Mặt khác khi phun nước vào đám cháy, nước đã bao phủ bề mặt và ngấm vào trong chất cháy, nó vừa có tác dụng làm lạnh vừa có tác dụng cách ly sự xâm nhập của oxy trong không khí đến chất cháy, ngăn cản sự bay hơi của các chất khí cháy để tạo thành hỗn hợp nguy hiểm cháy, nổ.

Ứng dụng chữa cháy của nước

Trong chữa cháy, nước được sử dụng trong các trường hợp sau:

Đối với các đám cháy vật liệu như gỗ, tre, rơm rạ . cốt ép, vải sợi… nước được phun dưới dạng tia nước, tia nước phân tán.

Đối với các đám cháy dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ có nhiệt độ sôi cao hơn 80°c, nước được phun dưới dạng sương mù.

Đối với đám cháy các thiết bị điện đã được cắt điện và khử điện lưu (nếu có), nước được phun dạng tia nước phân tán hoặc sương mù.

Đối với các đám cháy giếng phun dầu khí, nước được phun dưới dạng tia nước.

Nước được sử dụng để làm mát cán bộ chiến sĩ, cấu kiện xây dựng; để pha chất tạo bọt.

Ưu điểm của nước khi sử dụng để chữa cháy:

Nước có khả năng hấp thụ nhiệt lớn, dẫn đến làm ga nhiệt độ của đám cháy nhanh.

Về phương diện hóa học, nước là một chất tương đối trơ đối với các điều kiện của phần lớn các đám cháy thông thường (không bị phân tích, không tham gia phản ứng với chất cháy hoặc chất oxy hóa).

Nước có môi trường trung tính, không độc.

Có thể sử dụng nước để kết hợp với các chất chữa cháy khác.

Có thể phun vào đám cháy ở khoảng cách xa mà cán bộ chiến sỹ không thể tiếp cận gần được.

Nước có ở hầu hết mọi nơi, giá thành thấp.

Nước có thể gây hư hỏng cho một số đồ đạc, tài sản, máy móc trong khi chữa cháy.

Đối với nhiều chất có khả năng hút nước mạnh, khi phun nước vào trọng lượng của chúng có sẽ tăng lên, có nguy cơ làm sập sàn nhà.

Sử dụng nước để chữa cháy các sản phẩm cao su, than nâu, bông vải sợi hiệu quả thấp vì nước không thấm hoặc khó thấm vào chất cháy do sức căng bề mặt lớn.

Khi chữa cháy chất cháy lỏng trong bể chứa, sử dụng tia nước mạnh có thể gây trào và bắn tung chất lỏng cháy ra ngoài, gây cháy lan.

Đối với đám cháy các chất cháy dạng bụi, khi chữa cháy không nên phun nước dưới dạng tia nước. Dưới tác động của tia nước đặc, bụi đang cháy bị sới túng lên, tạo điều kiện cho đám cháy phát triển lớn hơn. Do vậy, khi chữa các đám cháy dạng này nên điều chỉnh các lăng phun nước dưới dạng phun mưa hoặc phun sương .

Khi chữa cháy các vật nóng đỏ trong phòng kín, việc phun nước vào có thể gây bỏng cho chiến sỹ chữa cháy do tạo thành hơi nước nóng mạnh đột ngột.

Khi chữa cháy các chất kim loại kiềm, kiềm thổ, axit sunphuaric, có thể gây nổ do nước tác dụng với các hóa chất là kim loại kiềm dẫn đến giải phóng khí H2 có thể gây nổ.

Khí chữa cháy các đám cháy có Ti, TiO2 xúc tác cho phản ứng phân hủy giải phóng H2 có thể gây nổ.

2H2O → 2H2↑ + O2↑

Đối với các đám cháy thiết bị điện, nếu điện chưa được cắt, khi phun có thể dẫn đến điện giật gây nguy hiểm cho người trực tiếp cầm lăng chữa cháy.

Đuối Nước Là Gì? Cách Phòng Tránh Tai Nạn Đuối Nước Xảy Ra Tại Việt Nam

Giai đoạn từ 2015 – 2019, ước tính trên thế giới có khoảng 320.000 người chết vì đuối nước, chiếm phần trăm lớn trong tỷ lệ tử vong toàn cầu. Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, số tai nạn do đuối nước xảy ra nhiều hơn 10 lần so với các nước phát triển. Cụ thể, năm 2019 ở Việt Nam có khoảng 2000 trẻ em chết do đuối nước. Những số liệu đáng báo động.

1. Đuối nước là gì?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, đuối nước được định nghĩa là hiện tượng suy hô hấp xảy ra ở người lớn hoặc trẻ nhỏ khi bị chất lỏng (thường là nước) xâm nhập vào khí quản gây khó thở. Hậu quả gây ngạt thở lâu dẫn tới tử vong (chết đuối) hoặc gây ra những tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

Không chỉ ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới, tai nạn đuối nước có thể xảy ra ngay tại bể bơi, bồn tắm, bể cảnh, giếng nước, ao hồ, sông, biển… Tai nạn này có thể xảy ra với bất cứ đối tượng nào, nhưng thường ở trẻ em và những người không biết bơi. Thậm chí nhiều người lớn, bơi giỏi vẫn có nguy cơ đuối nước nếu như lơ là, chủ quan.

Số trẻ em bị đuối nước xảy ra tại Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng đuối nước

Việt Nam là một quốc gia sở hữu đường bờ biển dài với số lượng ao hồ, sông suối, kênh rạch khá nhiều, có trên 2.300 con sông với chiều dài khoảng 198.000 km và gần 3.300 km đường bờ biển. Chính vì vậy, các hoạt động trên sông nước diễn ra hàng ngày, tiềm ẩn nhiều tai nạn đuối nước.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đuối nước: không biết bơi, hay vui chơi những khu vực nguy hiểm như: ao hồ, sông suối, các khu công trình xây dựng, bể bơi, giếng nước… Hoặc tập bơi ở những khu vực không có biển báo nguy hiểm, các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng trong quá trình bơi lội, hay những tai nạn do thiên tai, lũ lụt gây ra; du lịch sông nước…

Tình trạng đuối nước xảy ra nhiều ở trẻ em và những người không biết bơi

Theo thống kê thì:

– Hơn một nửa số ca tử vong do đuối nước xảy ra trong bể bơi.

– Một phần tư nạn nhân bị đuối nước đã biết bơi.

– Trẻ sơ sinh nhỏ hơn một tuổi thường bị chết đuối trong bồn tắm

– Trẻ em từ 1 – 4 tuổi thường bị chết đuối trong bể bơi.

– Khi trẻ lớn hơn, tỷ lệ chết đuối trong nước tự nhiên như sông, hồ, ao và đại dương bắt đầu tăng lên. Đối với những người lớn tuổi hơn 15 tuổi, 65% trường hợp đuối nước xảy ra trong nước tự nhiên.

– Rượu là một yếu tố gây ra một nửa số ca tử vong do đuối nước ở tuổi vị thành niên và người trưởng thành.

3. Cách cứu người bị đuối nước đúng cách

Theo các chuyên gia, cấp cứu tại chỗ là việc làm quan trọng nhất, quyết định sự sống còn của nạn nhân đuối nước, nếu xử trí chậm nạn nhân dễ bị thiếu Oxy não, rất khó cứu sống. Nên thực hiện theo 3 bước sau để sơ cứu người đuối nước:

– Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước một cách an toàn và nhanh chóng.

– Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm cơ thể. Nếu nạn nhân bất tỉnh, cần kiểm tra nạn nhân còn thở không bằng việc áp tai vào lồng ngực.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở cần nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: 

+ Đặt nạn nhân nghiêng mình sang trái, dùng gạch hoặc khăn sạch kiểm tra và loại bỏ các dị vật trong miệng và mũi của nạn nhân.

+ Tiến hành hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân, kết hợp với ép tim ngoài lồng ngực. Với công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện hoặc tỉ lệ 30/2 nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.

Bước 3: Khi nạn nhân đã thở được sẽ nôn ra nhiều nước, cần tiến hành đặt ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối tránh bị ngạt.

Bước 4: Sau khi sơ cứu thành công, cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.

Hướng dẫn cứu nạn nhân tránh tình trạng đuối nước

– Tuyệt đối không được dốc ngược người nạn nhân hay vác lên vai rồi chạy.

– Không hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực cần thực hiện ngay khi đưa nạn nhân lên bờ. Hãy nhớ bước sơ cứu đầu tiên sẽ quyết định đến sự sống cũng như nguy cơ gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.

4. Cách phòng tránh tai nạn đuối nước xảy ra

Có nhiều hành động để ngăn chặn đuối nước và nâng cao kỹ năng phòng chống đuối nước:

– Học bơi nên là ưu tiên hàng đầu của mọi trẻ em và mọi người ở mọi lứa tuổi.

– Lắp đặt các rào chắn (ví dụ che giếng, sử dụng rào chắn và cửa ra vào, rào chắn hồ bơi, các khu vực gia đình gần ao, hồ, sông…) để kiểm soát mức độ tiếp cận với nước, làm giảm đáng kể nguy cơ và rủi ro xảy ra.

– Luôn giám sát trẻ, không cho trẻ chơi ở những nơi gần sông, hồ, bể bơi, bãi biển,… khi không có người lớn.

– Sử dụng áo phao bơi, áo phao cứu hộ khi tham gia các hoạt động sông nước.

– Sử dụng các biển báo, biển cảnh báo độ sâu hay khu vực cấm bơi để hạn chế tai nạn.

– Siết chặt các quy định về vận tải tàu thuyền và an toàn sông nước. 

– Xây dựng khả năng chống chịu lũ lụt và quản lý rủi ro lũ lụt thông qua lập kế hoạch phòng chống thiên tai, lập kế hoạch sử dụng đất và hệ thống cảnh báo sớm có thể ngăn chặn đuối nước trong thảm họa lũ lụt. Trang bị đầy đủ các thiết bị cứu hộ để kịp thời sử dụng.

Học bơi là cách phòng chống đuối nước quan trọng nhất

Không những vậy, cần đảm bảo những nguyên tắc an toàn khi bơi: 

+ Không nhảy cắm đầu ở những nơi không có chỉ dẫn

+ Không tắm, bơi ở những nơi có nước sâu, chảy xiết, xoáy và không có người lớn biết bơi và cứu đuối.

+ Không bơi khi trời đã tối, có sấm chớp, mưa.

+ Không nên tắm vào thời điểm từ 11h trưa đến 3h chiều.

+ Tuyệt đối tuân theo các bảng chỉ dẫn nguy hiểm.

+ Phải khởi động trước khi xuống nước.

+ Không ăn uống khi đang bơi để tránh sặc nước.

+ Không dùng các phao bơm hơi.

+ Không đi tắm, bơi lội ở ao hồ một mình mà không có người lớn biết bơi đi kèm.

+ Cần thực hiện nghiêm túc về an toàn giao thông đường thủy như: An toàn về phương tiện, có đầy đủ phao cứu sinh, áo phao, chở đúng số người quy định.

Bạn đang xem bài viết Vận Dụng Định Luật Bernoulli Để Phòng Tránh Tai Nạn Khi Tham Gia Giao Thông – Trường Đại Học Phòng Cháy Chữa Cháy trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!