Xem Nhiều 6/2023 #️ Văn Hóa Giao Thông Là Gì?Ý Nghĩa Việc Xây Dựng Văn Hóa Giao Thông # Top 15 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 6/2023 # Văn Hóa Giao Thông Là Gì?Ý Nghĩa Việc Xây Dựng Văn Hóa Giao Thông # Top 15 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Văn Hóa Giao Thông Là Gì?Ý Nghĩa Việc Xây Dựng Văn Hóa Giao Thông mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Văn hóa giao thông là một trong những yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông hay diễn ra hiện nay.

Nói về văn hóa giao thông có rất nhiều khái niệm khách nhau, đơn giản nhất đó là ý thức tuân thủ giao thông cũng như cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là sự chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông để đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

Văn hóa còn thể hiện trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các hình thức tổ chức đời sống, trong hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất, tinh thần mà do con người tạo ra.

Một khái niệm khác đó là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi tham gia giao thông.

Xây dựng văn hóa giao thông

Xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được. Để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, chúng ta cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. 

Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông…

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

Ý nghĩa việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. 

Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng ở đây là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

 

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.

Văn Hóa Giao Thông Là Gì? Những Ý Nghĩa Của Văn Hóa Giao Thông

Blog chúng tôi giải đáp ý nghĩa Văn hóa giao thông là gì

Định nghĩa Văn hóa giao thông là gì?

Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.

Văn hóa giao thông là ý thức, là thái độ của mọi người trong khi giao thông (nói 1 cách khác là trình độ phát triển của con người trong giao thông, biểu hiện qua các hành động di chuyển).

Ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Việc xây dựng văn hóa giao thông trước mắt sẽ có tác dụng góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, nhất là ở các đô thị lớn và các tuyến quốc lộ chưa theo kịp sự phát triển kinh tế xã hội. Về lâu dài, việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo nên cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

Để xây dựng văn hóa giao thông, ngoài trách nhiệm của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của người thực thi công vụ về giao thông thì việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông là một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Do vậy, ngay từ hôm nay, khi bước chân ra khỏi nhà bạn hãy bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất như: đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện; đi đúng phần đường, làn đường quy định; không đi xe trên vỉa hè; chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,… Qua đó cùng chung tay xây dựng văn hóa giao thông.

Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông là gì?

Chúng ta có thể hiểu cơ bản Văn hóa giao thông là yếu tố quan trọng để góp phần giảm thiểu các tình trạng tai nạn giao thông diễn ra hiện nay. Văn hóa giao thông có rất nhiều những khái niệm khác nhau và cách nói đơn giản đó là ý thức tuân thủ giao thông cùng với cách ứng xử, xử lý tình huống khi gặp những trường hợp tai nạn xảy ra. Đây cũng là mức chuẩn mực cho các đối tượng tham gia giao thông vì thế có văn hóa giao thông sẽ đảm bảo trật tự an toàn xã hội

Xây dựng văn hóa giao thông

Trước tiên về tính pháp lý chúng ta cần xây dựng văn hóa giao thông theo đúng với quy định cũng như giao thông đường bộ. Đây là sự tự giác cũng như nghiêm túc chấp hành theo đúng với quy định của pháp luật đề ra và nếu thiếu đi yếu tố này nền văn hóa giao thông sẽ khó có thể văn minh được.

Chính vì thể để xây dựng được nền văn hóa giao thông đúng nghĩa, các bạn cũng cần tuân thủ luật an toàn giao thông cũng như tự ý thức và tự giác chấp hành đầy đủ các quy định khi tham gia giao thông. Tránh được tất cả những hành vi không đúng pháp luật hay vi phạm chuẩn mực người lái xe. Các lỗi cơ bản cần lưu ý đối với người tham gia giao thông đó là, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, chen lấn, đánh võng, đi không đúng phần đường, uống rượu bia khi tham gia giao thông…

Khi tham gia giao thông cũng cần có tính cộng đồng, vì đây cũng thể hiện được mối quan hệ cũng như cách xử sự với những tình huống khi tham gia giao thông. Tùy thuộc từng trường hợp chúng ta cần thể hiện tình cộng đồng và sự cảm thông, tình thương để thể hiện được văn hóa tốt nhất khi tham gia giao thông.

Bạn hiểu thế nào về Văn hóa giao thông (mẫu 2)

Văn hóa giao thông là khái niệm được nhiều người nhắc đến nhưng để hiểu và tham gia giao thông một cách văn hóa thì không phải ai cũng biết. Chung tay xây dựng văn hóa giao thông là điều nhiều người mong muốn để hạn chế sự hỗn loạn, vốn đã thành đặc điểm cố hữu của giao thông Việt Nam. Vậy, văn hóa giao thông là gì và phải làm gì để xây dựng văn hóa giao thông?

Nói một cách tổng thể, văn hóa khi tham gia giao thông, một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông.

Trên thực tế, văn hóa giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố sau:

Tính pháp lý khi tham gia giao thông

Để làm được điều này, cần phải loại bỏ các hành động như vượt đèn đỏ, dừng đổ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều… Những hành vi trên không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tai nạn cho chính người vi phạm và những người xung quanh.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

Bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham gia giao thông.

Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.

Vì một tương lai giao thông tươi sáng, vì một thế hệ để con em noi gương và học tập, mỗi người hãy nỗ lực để cùng xây dựng văn hóa giao thông.

Biểu hiện của văn hóa giao thông

Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an toàn giao thông.

Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao thông.

Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp.

Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn giao thông.

Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.

Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em, người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông.

Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông.

Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn nhân tai nạn giao thông.

Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn giao thông. Không cổ vũ đua xe trái phép.

Song song với việc nâng cáo ý thức trong văn hóa giao thông là việc hiểu Luật giao thông và chấp hành đúng luật giao thông khi tham gia giao thông trên đường. Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông sẽ giúp bảo đảm sự an toàn cho bạn và những người tham gia giao thông.

Kết luận

Xây Dựng Và Hình Thành Văn Hóa Giao Thông Ở Việt Nam Nhằm Nâng Cao Trật Tự An Toàn Giao Thông Đường Bộ

1.1. Khái niệm về văn hóa

Như giới thiệu trong nhiều tài liệu, văn hóa là sản phẩm của con người; là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt so với những con vật khác trong thế giới động vật. Tuy nhiên, để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó có những định nghĩa khác nhau về Văn hóa.

Năm 1952, A.L. Kroeber và Kluckhohn xuất bản quyển sách Culture, a critical review of concept and definitions [Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa], trong đó tác giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra ở nhiều nước khác nhau. Điều này cho thấy, khái niệm “Văn hóa” rất phức tạp.

Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì ” Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…“[8]; còn hiểu theo nghĩa hẹp thì ” Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng“[9]…

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng. Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa. Như định nghĩa của Tylor và của Hồ Chí Minh thì xem văn hóa là tập hợp những thành tựu mà con người đạt được trong quá trình tồn tại và phát triển, từ tri thức, tôn giáo, đạo đức, ngôn ngữ,… đến âm nhạc, pháp luật… Còn các định nghĩa của F. Boas, Nguyễn Đức Từ Chi, tổ chức UNESCO… thì xem tất cả những lĩnh vực đạt được của con người trong cuộc sống là văn hóa. Chúng tôi dựa trên các định nghĩa đã nêu để xác định một khái niệm văn hóa cho riêng mình nhằm thuận tiện cho việc thu thập và phân tích dự liệu khi nghiên cứu. Tôi cho rằng, văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có những đặc trưng riêng.

Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên những loài động vật khác và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm mục đích sinh tồn.

1.2. Người có văn hóa

Con người có văn hóa luôn kết hợp hài hòa hai yếu tố căn bản gồm:

Một – Hành vi ứng xử đúng mực, luôn nhã nhặn lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm công dân;

Hai – Hành động thiết thực nhằm quảng bá lối sống đẹp, có tri thức cao nhưng phải biết khuếch tán giá trị tri thức với cộng đồng.

Như vậy, tri thức và lối sống tạo nên nhân cách hoàn chỉnh của con người có văn hóa, nhưng cái gốc vẫn là tính nhân bản sâu sắc.

II. VĂN HÓA GIAO THÔNG2.1. Khái niệm về văn hóa giao thông

Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn hoá nói chung…Văn hoá giao thông là một khái niệm khá mới mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có người bảo thực hiện tốt luật lệ giao thông là Văn hoá giao thông, có người lại bảo nội dung Văn hoá giao thông rộng hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói Văn hoá giao thông là cách ứng xử của mọi người khi tham gia giao thông…

Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: ” Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí:

Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông;

Hai là: có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác;

Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.

Theo báo Văn hoá: ” Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.

Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách ứng xử có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính là sự tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết nhường nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm…

Theo chúng tôi Hồ Sĩ Vịnh: ” Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô thị, của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du lịch là Văn hoá giao thông”.

Theo Giáo sư Hoàng Chương: Nhận thức về văn hóa giao thông (VHGT) trong xã hội hiện nay còn chưa thực sự chính xác, dường như chỉ tập trung vào ý thức văn hóa, tinh thần chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông mà chưa quan niệm đầy đủ các thành tố tạo nên văn hóa giao thông cũng như mối quan hệ biện chứng giữa các thành tố đó. Từ quan điểm lệch lạc đó dẫn đến các nội dung xây dựng Văn hoá giao thông cũng chỉ nhằm vào vận động mọi người chấp hành tốt luật giao thông và ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Đây cũng là một trong những lý do khiến việc xây dựng văn hóa giao thông chậm tiến triển, thiếu đột phá. Nói đến Văn hoá giao thông là nói đến cái phải, cái đẹp, cái thiện của con người trong quá trình xây dựng, sử dụng các công trình, phương tiện giao thông, trong xây dựng và thực thi pháp luật về giao thông và trong tham gia giao thông. Văn hóa giao thông vừa là động lực, vừa là mục tiêu tạo nên một hệ thống giao thông hiện đại, văn minh, hiệu quả, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện.

Văn hóa giao thông bao gồm cả hai mặt văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm các hạ tầng kỹ thuật giao thông (các loại đường giao thông, hệ thống chỉ dẫn giao thông), phương tiện giao thông, thiết bị diều hành giao thông. Văn hóa tinh thần bao gồm luật giao thông, cách thực thi luật giao thông, hành vi tham gia giao thông, trách nhiệm và tâm lý tham gia giao thông…

Khi bàn về văn hóa giao thông, lâu nay chúng ta thường chủ yếu nói đến yếu tố, ý thức, tinh thần mà cũng chỉ tập trung đến những yêu cầu, chuẩn mực văn hóa đối với những người trực tiếp tham gia giao thông. Muốn hiểu đúng về Văn hoá giao thông cần nhận thức về văn hóa giao thông với các mặt, các đối tượng các cấp độ. Văn hóa giao thông không chỉ là văn hóa vận hành giao thông mà còn là văn hóa pháp luật giao thông, văn hóa quy hoạch giao thông, văn hóa quản lý, quan trị giao thông.

Theo tác giả của bài báo này thì: Văn hóa giao thông là hành vi có văn hóa của con người khi tham gia hoạt động giao thông.

Văn hóa giao thông nằm trong phạm trù văn hóa chung. Có nghĩa là biểu hiện của văn hóa của con người trong quá trình tham gia hoạt động giao thông (giao thông ở đây bao gồm cả giao thông tĩnh và giao thông động). Đây cũng là nội dung thuộc về yếu tố con người trong chỉnh thể: Hạ tầng – Phương tiện – Con người.

Hành vi là sự biểu hiện của các hiện tượng tâm lý thông qua các thao tác, các hoạt động cụ thể góp phần đáp ứng và làm thỏa mãn nhu cầu của con người.

Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi cá nhân được thể hiện thông qua thái độ, hành vi, cử chỉ, lời nói của mỗi cá nhân đó. Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh và thậm chí ngay cả với chính bản thân họ. Hành vi ứng xử văn hóa là kết quả của quá trình nhận thức, tình cảm, ý chí, niềm tin của con người trong quá trình sống, học tập và lao động. Tuy nhiên hành vi ứng xử văn hóa của mỗi cá nhân là khác nhau, nó được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện và trưởng thành của mỗi cá nhân trong xã hội.

Ứng xử là thể hiện thái độ, hành động thích hợp trước những việc có quan hệ giữa mình với người khác. Là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau.

Những chủ thể (con người) tham gia trong hoạt động giao thông đường bộ:

1) Người tham gia giao thông gồm: Người điều khiển phương tiện, người sử dụng phương tiện tham gia giao thông đường bộ; Người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ; Người điều khiển phương tiện gồm: người điều khiển xe cơ giới, xe thô sơ, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. Người lái xe là người điều khiển xe cơ giới. Hành khách là người được chở trên phương tiện vận tải hành khách đường bộ, có trả tiền.

2) Người điều khiển giao thông: Là cảnh sát giao thông. Người được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông tại nơi thi công, nơi ùn tắc giao thông, ở bến phà, tại cầu đường bộ đi chung với đường sắt.

3) Người làm công tác quản lý, khai thác hạ tầng giao thông và thanh tra giao thông: Đảm bảo và duy trình khả năng khai thác của hạ tầng giao thông an toàn và đúng quy đinh. Như người quản lý đường hay tuần kiểm viên… thanh tra giao thông.

Văn hóa giao thông được thể hiện qua biểu hiện văn hóa trong các hành vi của các chủ thể nói trên.

Hành vi có văn hóa của người tham gia giao thông được thể hiện ở các nội dung sau:

– Thứ nhất, thể hiện sự hiểu biết nội dung quy định của pháp luật (Luật, nghị định, thông tư…) về loại hình giao thông mà mình tham gia. Giới thiệu, phổ biến cho người thân, bạn bè, đồng nghiệp và những người quen biết khác về những quy định của các văn bản, quy định nêu trên. Thường xuyên cập nhật và nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật giao thông.

– Thứ hai, hiểu đúng, tuân thủ báo hiệu khi tham gia hoạt động giao thông. Hướng dẫn những người cùng tham gia giao thông với mình hiểu, hiểu đúng và tuân thủ báo hiệu giao thông. Thông báo cho cảnh sát giao thông, người quản lý giao thông về những sai sót, khiếm khuyết, chất lượng của báo hiệu (nếu có). Cảnh báo cho người tham gia giao thông khác không rơi vào “bẫy” do lỗi của hệ thống báo hiệu, để vô tình trở thành người vi phạm Luật giao thông. Kiên trì bảo vệ quan điểm của mình khi bị cảnh sát giao thông phạt nếu lỗi do báo biệu giao thông không đúng hoặc không đúng hoàn toàn và kiến nghị CSGT phải có ý kiến với cơ quan quản lý hạ tầng.

– Thứ ba, sử dụng và điều khiển phương tiện an toàn. Có trình độ và kỹ năng sử dụng phương tiện giao thông (đã qua đào tạo tại các sơ sở uy tín và có bằng). Không sử dụng phương tiện không an toàn (kể cả đã đăng kiểm). Thông báo cho người cùng tham gia giao thông về tình trạng mất an toàn nếu có. Giới thiệu và hướng dẫn cho người khác sử dụng phương tiện an toàn. Không tham gia hoạt động mua bán bằng lái xe, hối lộ đăng kiểm.

– Thứ tư, sử dụng hạ tầng giao thông an toàn. Sử dụng đúng làn đường, không vượt quá tốc độ quy định và đi với tốc độ phù hợp với điều kiện đường và thông tin có được về tuyến đường. Khi chuyển làn, chuyển hướng và dừng đỗ phải có tín hiệu theo quy định, không đột ngột và lựa chọn phần xe chạy an toàn để thực hiện hành động này. Không hoặc hạn chế đi vào những đoạn đường có nguy cơ tiềm ẩn cao về tai nạn giao thông. Thông báo cho người cùng tham gia giao thông, cơ quan quản lý giao thông, cảnh sát giao thông về sự hỏng hóc, không an toàn của hạ tầng giao thông.

– Thứ năm, phối hợp với người điều khiển giao thông, cơ quan quản lý giao thông và những người tham gia giao thông khác thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông thông suốt và an toàn.

Hành vi có văn hóa của người điều khiển giao thông được thể hiện ở các nội dung sau:

– Chấp hành đúng điều lệnh, tác phong người chiến sỹ công an nhân.

– Tập trung vào nhiệm vụ hướng dẫn giao thông cho người tham gia giao thông hơn tập trung xử phạt vi phạm giao thông.

– Kiên quyết xử phạt nặng nhất với các đối tượng có hành vi cố tình vi phạm giao thông.

– Hướng dẫn và giáo dục tại chỗ đối với người không cố ý vi phạm giao thông.

– Thông báo các vi phạm của người tham gia giao thông về địa phương và cơ quan với người tham gia giao thông vi phạm ( cả cố tình và vô tình).

– Tiếp thu các ý kiến, thông báo của người tham gia giao thông về sự cố giao thông.

– Thông báo cho cơ quan quản lý và khai thác hạ tầng về sự cố, bất cập của hạ tầng giao thông.

– Đối với cán bộ làm công tác điều khiển giao thông của các đơn vị thi công nâng cấp cải tạo, bảo trì trên đường đang khai thác cần

Hành vi có văn hóa của người làm công tác quản lý, khai thác hạ tầng giao thông và thanh tra giao thông được thể hiện ở các nội dung sau:

– Thường xuyên tuần tra, kiểm tra nhằm phát hiện sự cố hỏng hóc, bất cập của hạ tầng có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giao thông và an toàn đối với người tham gia giao thông.

– Sửa chữa kịp thời các hỏng hóc, bất cập của hạ tầng giao thông tạo điều kiện cho người tham gia giao thông thực hiện hành vi giao thông thuận tiện và an toàn.

– Thanh tra các trường hợp vi phạm và xử phạt nghiêm minh.

– Phối hợp với cho cảnh sát giao thông để xử lý về sự cố, bất cập của hạ tầng để phối hợp hướng dẫn cho người tham gia giao thông được giao thông thuận tiện và an toàn.

2.2. Văn hoá giao thông hiện nay ở Việt Nam

Trong 9 tháng đầu năm 2012, lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản gần 5,2 triệu trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông; kho bạc Nhà nước thu 1.668,4 tỷ đồng; tạm giữ 19.091 xe ôtô, 467.865 xe môtô.

Theo phân tích, các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông chủ yếu tập trung ở các lỗi vi phạm như chở quá tải; đón, trả khách không đúng nơi quy định; không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy trên đường. Đặc biệt là vi phạm tốc độ; đi không đúng làn đường, tránh, vượt sai, sử dụng rượu, bia thường dẫn đến xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng.

Thực tế ở nhiều nơi, ý thức tự giác chấp hành luật giao thông của người tham gia giao thông cũng chưa cao, có cảnh sát thì người tham gia giao thông chấp hành nghiêm vì sợ bị xử phạt, không có cảnh sát thì không chấp hành mặc dù có tín hiệu đèn giao thông. Trong khi thực tế cảnh sát giao thông cũng không thể bố trí thường xuyên trên tất cả các tuyến, địa bàn để giám sát và xử phạt.

Thêm vào đó, tâm lý đôi khi người điều khiển phương tiện muốn đi nhanh do việc gấp, hay “vui một tý” bằng bia, rượu của người dân cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia giao thông của họ.

Nhìn vào số liệu phân tích tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2012, tai nạn giao thông do người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường chiếm 27,8%; vi phạm tốc độ chiếm 15,1%; vi phạm nồng độ cồn chiếm 4,7% tổng số vụ tai nạn giao thông xảy ra…

Thực tế cho thấy, những người tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm; những người chưa đủ tuổi đi xe gắn máy chở ba – chở bốn ngang nhiên vượt đèn đỏ; đi sai phần đường; đỗ xe không đúng qui định; hành vi uống rượu bia, phóng nhanh vượt ẩu; đi vào đường một chiều, đường cấm, bóp còi inh ỏi; phương tiện cũ kỹ, hàng hóa chở cồng kềnh; xe buýt tranh giành khách, chở quá số người qui định, chạy quá tốc độ, lên xe khách là chen chúc, xô lấn nhau để tranh chỗ ngồi tốt, móc túi, nói tục, chửi bậy; taxi phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn nhiều và còn xuất hiện những cuộc đua xe với tốc độ cao bất chấp cảnh sát giao thông và người đi đường để lạng lách, đánh võng; đinh tặc vẫn xảy ra thường xuyên… . Đây không đơn thuần là sự yếu kém về văn hóa giao thông mà thực sự là sự suy thoái đạo đức trong văn hóa ứng xử giữa người với người.

Bức tranh Văn hoá giao thông Việt Nam thời kỳ hội nhập rất đa dạng, phong phú, có mặt tích cực và cả mặt tiêu cực (mặt tiêu cực có phần nổi bật hơn). Tìm hiểu vấn đề Văn hoá giao thông ở Việt Nam cần phải có một cái nhìn toàn diện.

Giao thông đô thị ở Việt Nam, nhất là ở những đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh… rất dễ nhận ra những hành vi thiếu ý thức, kém văn hoá khi tham gia giao thông như: học sinh không có giấy phép lái xe vẫn sử dụng xe máy; không thắt dây an toàn khi đi xe ôtô; dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe không đúng quy định; đi xe búyt không nhường ghế cho người già, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người tàn tật; phóng nhanh; vượt ẩu; đi vào đường ngược chiều; uống rượu, bia trước khi điều khiển phương tiện cơ giới; không có tín hiệu xin đường khi chuyển làn chuyển hướng; không đi đúng phần đường của loại phương tiện điều khiển; đi xe quá tốc độ cho phép; vượt đèn đỏ; lạng lách; không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm mang tính chất đối phó; kẹp ba, kẹp bốn… thậm chí có trường hợp kẹp tám trên xe máy; vừa điều khiển phương tiện giao thông vừa nghe điện thoại, nghe nhạc; làm xiếc khi đi xe máy như đi xe máy một bánh; rúc còi inh ỏi; đua xe trái phép; vượt qua đường sắt khi tàu sắp tới, hành hung cảnh sát giao thông khi bị dừng xe vì vi phạm luật lệ giao thông… Đặc biệt nghiêm trọng là nạn rải đinh trên đường, nhất là đường Pháp Vân – Cầu Giẽ ( Hà Nội), trên đoạn đường Bình Dương ( Thị xã Thủ Dầu Một) và một số tỉnh thành khác; nạn trộm cắp nguyên vật liệu của cơ sở hạ tầng giao thông như nắp hố ga, dây cáp đèn đường…

2.4. Giải pháp xây dựng Văn hoá giao thông ở Việt Nam

Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm ơn…thì người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau thậm chí rượt đuổi đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong.

Ở Việt Nam hiện còn tồn tại rất nhiều hành vi gây cản trở giao thông như họp chợ, buôn bán trái phép, lấn chiếm lòng đường, vỉa hè; Mang vật liệu cồng kềnh quá giới hạn cho phép, gây cản trở tầm nhìn và tầm hoạt động cho các phương tiện khác; Đi bộ sai đường không đúng vạch vôi quy định; Tụ tập đông người dưới lòng đường, vỉa hè trước cửa trường học, bệnh viện,

Theo quan điểm của tác giả cần có những giải pháp cụ thể và bám sát thực tế:

– Xây dựng các phương án tổ chức giao thông hợp lý, phù hợp với điều kiện hạ tầng và lưu lượng, thành phần tham gia giao thông.

– Xây dựng hệ thống báo hiệu đường bộ trong tổ chức giao thông phải rõ ràng thân thiện và thuận tiện với người tham gia giao thông. Tạo điều kiện cho người tham gia giao thông tiếp cận và tuân thủ dễ dàng phương án tổ chức giao thông và người điều khiển giao thông.

– Tiếp tục xây mới, nâng cấp hạ tầng giao thông đường bộ nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, đồng thời xây dựng và phát triển hệ thống vận tải công cộng.

– Khuyến khích người tham gia giao thông sử dụng phương tiện vận tải công cỗng nhằm định hình tính cộng đồng trong ý thức của họ.

– Giáo dục văn hóa và đạo đức của người điều khiển phương tiện thông qua các khóa đào tạo lái xe.

– Công tác tuyên truyền về điều kiện giao thông trên các tuyến đường, tuyến phố và phương án tổ chức giao thông nhằm giúp người tham gia giao thông có được thông tin nhất định trong việc tham gia giao thông.

– Tăng cường công tác hướng dẫn việc giao thông cho người tham gia giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm người cố tình vi phạm trật tự ATGT. Tăng cường sử dụng các công nghệ hiện đại và thông minh như camera, hộp đen giám sát hành trình phương tiện đường dài. Thu tiền phạt tự động qua thẻ, tài khoản ngân hàng…

Quan trọng là xử phạt nghiêm đối với các trường hợp cố tình vi phạm. Đối với các trường hợp vô tình vi phạm thì cần nhắc nhở hướng dẫn không nên nặng về xử phạt. Bổ sung các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm về trật tự ATGT mang tính nghiêm trọng như thu hồi vĩnh viễn giấy phép lái xe, tạm giữ phương tiện, truy tố trước pháp luật, xét xử công khai nơi công cộng để răn đe, giáo dục các đối tượng khác…

– Tích cực và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực, thoái hoá của một bộ phận công chức, viên chức tham gia điều hành, quản lý hệ thống giao thông để tạo ra môi trường văn hoá giao thông trong sạch, an toàn.

Hiện có nhiều quan niệm về Văn hóa giao thông với sự khác biệt lớn. Do vậy việc xây dựng và hình thành văn hóa giao thông sẽ có nhiều phương thức và kết quả là khác nhau. Chính vì vậy việc thống nhất quan niệm về văn hóa giao thông là rất cần thiết.

Tình trạng bất cập về văn hóa giao thông thấp một phần là do có quá nhiều phương tiện cá nhân, thiếu hụt giao thông công cộng. Bản thân người tham gia giao thông sử dụng các phương tiện vận tải hành khách công công sẽ có ý thức cộng đồng cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Xây dựng “Văn hóa giao thông” được coi như một giải pháp hữu hiệu vừa là nhiệm vụ cấp bách, vừa là nhiệm vụ chiến lược lâu dài nhằm tạo dựng một môi trường giao thông thân thiện, trong đó các chủ thể cùng phối hợp giải quyết những vấn đề giao thông nhằm hạn chế tai nạn, ùn tắc, nâng cao khả năng thông hành trong bối cảnh hạ tầng giao thông còn yếu kém, bất cập.

Cần nghiên cứu cơ sở hình thành hành vi của người tham gia giao thông trên sơ sở tâm sinh lý của con người Việt Nam nhằm xây dựng các giải pháp về văn hóa giao thông đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện đặc thù ở Việt Nam. ■

[1]. Đào tạo tư vấn thẩm tra ATGT đường bộ, 2009, TS. Đào Huy Hoàng.

[2]. Tài liệu đào tạo thẩm tra ATGT Đương bộ, 2012, Trung tâm ĐT&TT – Viện Khoa học và Công nghệ GTVT.

[3] Tài liệu Hội nghị Quốc tế về ATGT tại Việt Nam năm 2012, Ủy ban ATGT Quốc gia

Khái Niệm Văn Hóa Giao Thông Là Gì Tại Việt Nam

Văn hóa giao thông là gì? văn hóa giao thông của người Việt hiện nay như thế nào? Văn hóa tham gia giao thông tại Việt Nam có tốt không?

Chú ý: Bạn có nhu cầu học lái xe ô tô hãy tham khảo khóa học lái xe ô tô B2

Khái niệm văn hóa giao thông là gì tại Việt Nam

Biết bao những khẩu hiệu với mục đích tuyên truyền trên khắp các tuyến phố của thủ đô như ” Tuổi trẻ Thủ đô với văn hóa giao thông” , “Tuổi trẻ nói không với tai nạn giao thông”, hay những câu slogan kiểu như “Văn hóa giao thông ? Hãy không lơ là!”. Từ cờ đuôi nheo đến tấm áp phích tuyên truyền về văn hóa giao thông nhưng có vẻ chúng không đem lại được quá nhiều hiệu quả. Nguyên nhân là tại sao?

Học bằng lái xe là yêu cầu nếu bạn muốn điều khiển xe cơ giới

Theo các bạn, liệu có mấy người hiểu được cái khái niệm ” văn hóa giao thông là gì?”. Khi được hỏi về khái niệm văn hóa giao thông. Thì có rất nhiều quan niệm khác nhau về tầm cỡ, quy mô của nó.

Từ đây mới thấy, vẫn còn một khoảng cách rất xa giữa những câu khẩu hiệu đối với những hành động cụ thể. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến công tác tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông tại Việt Nam vẫn chưa thể đạt được hiệu quả cao nhất.

Văn hóa giao thông của người Việt

Việc nói một cách rất chung chung, không cụ thể, rõ ràng, chi tiết thì làm sao người khác hiểu được vấn đề. Việc tuyên truyền khẩu hiệu mà không đi kèm hướng dẫn chi tiết, cụ thể thì làm sao người tham gia giao thông hiểu hết được ý nghĩa của các tấm áp phích này chứ. Chẳng hạn tại những đoạn đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, ngã 3, ngã tư, nguyên nhân xảy ra ùn tắc chủ yếu là do văn hóa nhường đường, văn hóa xếp hàng của người Việt. Cứ thấy trống là phi xe lên mặc dù chặn ngang xe đi ngược chiều, không ai chịu nhường ai…mà thiếu văn hóa hơn là những lời nói không dễ nghe một chút nào

Nếu tại những địa điểm này, có một câu hướng dẫn chi tiết đi kèm với những câu khẩu hiệu rất hay như ” văn hóa nhường đường, văn hóa xếp hàng giảm ùn tắc giao thông ” hay những lời nhắc người tham gia giao thông về tính nhường nhịn, hòa nhã, không chen lấn khi tham gia giao thông thì tốt biết bao. Nhường đường cho người đi bộ, người già, trẻ nhỏ, người khuyết tật…là một nét đẹp văn hóa mà người Việt Nam cần có.

Còn theo các bạn, văn hóa giao thông là gì? Hãy để lại ý kiến của bạn và cùng nhau xây dựng một Việt Nam với văn hóa giao thông văn minh. Học lái xe ô tô Hà Nội 83 Group

Bạn đang xem bài viết Văn Hóa Giao Thông Là Gì?Ý Nghĩa Việc Xây Dựng Văn Hóa Giao Thông trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!