Xem Nhiều 5/2023 #️ Viết Mục Tiêu Bài Học # Top 6 Trend | Tvzoneplus.com

Xem Nhiều 5/2023 # Viết Mục Tiêu Bài Học # Top 6 Trend

Cập nhật thông tin chi tiết về Viết Mục Tiêu Bài Học mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

“Mục tiêu” được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong hoạt động giáo dục. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu (trình bày được) và thực hiện được việc viết mục tiêu tốt (ở đây giới hạn trong lĩnh vực giáo dục).

Để viết mục tiêu tốt, ngoài việc hiểu (trình bày được) còn cần kinh nghiệm. Bài viết này chỉ trình bày về mặt kiến thức và một số ví dụ mà tôi đọc được. Về phần kinh nghiệm có lẽ chỉ có tự trải nghiệm mới tích lũy được (bản thân tôi không phải là một chuyên gia về vấn đề này). Thực tế, nhiều khi người ta cũng chỉ viết đối phó nên cũng không cần tốt!?

Mục tiêu là gì?

Theo từ điển tiếng Việt:

Mục tiêu (danh từ) là: chỗ, điểm để nhắm vào

Ví dụ: bắn trúng mục tiêu; phát hiện đúng mục tiêu

Theo từ điển Hán – Nôm (Trung tâm Công nghệ Thông tin Thừa Thiên Huế):

1. Cái đích nhắm. 2. Tiêu chuẩn (muốn đạt tới, trong công việc hoặc kế hoạch). 3. Địa khu hoặc địa điểm mà quân đội muốn tiêu diệt hoặc đánh chiếm.

Như vậy có thể hiểu: Mục tiêu trong giáo dục là cái đích nhắm đến của hoạt động giáo dục.

Mục tiêu khác với mục đích: mục đích thường chỉ cái chung chung, không rõ ràng – trong khi mục tiêu là cụ thể, rõ ràng.

Theo Robert F. Mager [1], bản chất của mục tiêu trong giáo dục là “những gì người học có thể làm được”, tức là kết quả đầu ra (outcomes). Mà theo Benjamin S. Bloom [2] thì gồm: kiến thức, kỹ năng, thái độ của học sinh, tức là mục tiêu giáo dục được mô tả bởi ba lĩnh vực là kiến thức, kỹ năng, thái độ.

Lưu ý rằng: mục tiêu giáo dục là những gì người học có thể làm được sau khi học, chứ không phải nội dung khóa học hay những gì giáo viên dự định sẽ làm.

Cấp độ mục tiêu trong giáo dục

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu của chương trình đào tạo

Mục tiêu trung gian: Mục tiêu của môn học/mô-đun

Mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phần/bài học

Tại sao cần viết đúng mục tiêu?

Giúp học sinh định hướng học tập.

Giúp giáo viên xác định chính xác nội dung giảng dạy (thống nhất).

Giúp đảm bảo chất lượng đào tạo (đánh giá đúng, đủ đối với học sinh và giáo viên).

Mục tiêu gồm có những gì?

Theo Robert F. Mager [1]: Mục tiêu gồm ba thành phần là:

Một hoạt động (a performance): thực hiện bởi người học.

Các điều kiện (conditions): trong các điều kiện đó người học thực hiện hoạt động trên.

Tiêu chí đánh giá (criteria): các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện hoạt động trên, hay nói cách khác là người học thực hiện hoạt động trên ở mức độ nào.

Như vậy, mục tiêu trả lời ba câu hỏi:

Người học sẽ thực hiện được hoạt động gì (sau khi học xong)?

Người học thực hiện hoạt động đó trong điều kiện nào?

Kết quả thực hiện của người học như thế nào (ở mức độ nào)?

Mager cũng cho rằng: không nhất thiết phải có đặc tính thứ hai (điều kiện) và thực tế không phải lúc nào cũng cần phải chỉ ra đặc tính thứ ba (tiêu chí đánh giá) nhưng nếu có đầy đủ thì mục tiêu sẽ tốt hơn.

Hoạt động (performance)

Mager lưu ý: hoạt động (performance) nêu ra ở đây phải là hoạt động mà người khác có thể chứng kiến được (là người học thực hiện được hay không). Mager đưa ra hai hoạt động sau:

Có thể viết một bài báo

Có thể phát triển sự đánh giá âm nhạc

Hoạt động 1 là một hoạt động phù hợp trong viết mục tiêu vì người khác có thể thấy được người học thực hiện được hoạt động này hay không. Hoạt động 2 là một hoạt động mà người khác không thể thấy được người học có đạt được hay không (làm sao ta biết một người khác đã phát triển khả năng đánh giá âm nhạc của họ hay không?)!

Điều kiện (conditions)

Điều kiện cho người học biết rằng (nguyên văn của Magner):

Tôi có thể dùng những gì để thực hiện hoạt động trên? Ví dụ: Cho 100 que tăm và một tuýp keo, hãy làm một cái cầu treo.

Những gì tôi không được phép dùng? Ví dụ: Viết bảng cửu chương mà không dùng máy tính.

Thực hiện hoạt động đó trong hoàn cảnh nào? Ví dụ: Chạy 100m trên một cánh đồng lầy lội.

Mager cũng lưu ý: Không nhất thiết luôn phải có điều kiện, nhưng nếu có thì tốt hơn.

Tiêu chí đánh giá (criteria)

Mô tả mức độ thực hiện hoàn thành hoạt động của người học. Ví dụ:

Xác định được 4 trong số 5 khuyết tật sản phẩm trên dây chuyền  sản xuất đang hoạt động.

Đóng được 10 hộp trong 1 phút.

Mager cũng lưu ý: Thực tế không nhất thiết luôn phải có tiêu chí đánh giá, nhưng nếu có thì tốt hơn.

Mức độ thực hiện hoạt động

Theo Benjamin S. Bloom[3], một hoạt động  (cần đánh giá) có thể mô tả qua ba lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Từ tiếng Anh gốc của B. Bloom là: 1) cognitive – nhận thức (about knowing); 2) affective – tình cảm, cảm xúc (about attitudes, feelings); 3) psychomotor – tâm vận (about doing).

MỨC ĐỘ THỰC HIỆN

Kiến thức Thái độ Kỹ năng

Đánh giá (evaluation) Tập hợp giá trị (characterization by a value complex) Tự nhiên hóa (naturalization)

Tổng hợp (synthesis)

Phân tích (analysis) Tổ chức (organisation) Liên kết (articulation)

Vận dụng (application) Hình thành giá trị (valuing) Làm chuẩn xác (precision)

Thông hiểu (comprehension) Đáp ứng (responding) Thao tác (manipulation)

Nhận biết (knowledge) Tiếp thu (receiving) Bắt chước (imitation)

Vài gợi ý sử dụng động từ khi viết mục tiêu [4]

1/ Đối với kiến thức: 

Mức nhận biết: nêu lên; trình bày; phát biểu; kể lại; liệt kê; nhận biết; chỉ ra; mô tả; định nghĩa; gọi tên;…

Mức thông hiểu: xác định; so sánh; phân biệt; phát hiện; phân tích; tóm tắt; đánh giá; cho ví dụ;…

Mức vận dụng: giải thích; chứng minh; liên hệ; vận dụng; xây dựng; giải quyết;…

2/ Đối với kỹ năng: viết được, vẽ được, đo được; lập được, tính được; làm được; thực hiện được; tổ chức được; thu thập được; làm thí nghiệm; phân loại được;…

Một vài ví dụ viết mục tiêu (sưu tầm)

Bài lý thuyết “Một số chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng đối với cơ thể” (sách hướng dẫn dạy môn Khoa học lớp 4 giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Sắp xếp được thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật; – Phân loại được thức ăn dựa vào lượng các chât dinh dưỡng chứa trong mỗi loại thức ăn; – Kể được tên những thức ăn có chứa nhiều chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ. – Trình bày được vai trò của chất đạm, chất bột đường, chất béo, các vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và nước đối với cơ thể.

Bài lý thuyết: “Đảng công sản Việt Nam ra đời” (sách hướng dẫn dạy học môn Lịch sử lớp 5 giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Nêu được bối cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập của Đảng Công sản Việt Nam; – Nêu được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng; – Trình bày được ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng; – Có tình cảm và lòng biết ơn đối với lãnh tụ Nguyễn Ái quốc, có niềm tin vào vai trò lãnh đạo của Đảng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Bài lý thuyết “Nước” (sách hướng dẫn dạy môn Hóa học lớp 8 bổ túc THCS): Học xong bài này người học có thể: – Trình bày được thành phần định tính, định lượng của nước; – Trình bày được tính chất vật lý của nước; – Viết được các phương trình hóa học thể hiện tính chất của nước; – Trình bày được các nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng, chống ô nhiễm; – Có ý thức sử dụng nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.

Bài thực hành “Đo huyết áp” (nghề Điều dưỡng): Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Đo huyết áp của bệnh nhân thật (hoặc bệnh nhân giả định) trong tua thăm bệnh nhân thường lệ, trong thời gian 5 phút. Kết quả đo phải trong phạm vi sai số ±2 mmHg so với kết quả đo của giáo viên; – Huyết áp ngoài phạm vi bình thường phải báo ngay cho y tá trưởng; – Kết quả đo huyết áp phải được ghi rõ ràng trên phiếu bệnh nhân.

Bài tích hợp “Chiết cành”: Học xong bài này người học sẽ có khả năng: – Trình bày được trình tự thao tác chiết cành; – Nêu được tác dụng của một số loại thuốc kích thích ra rễ đối với cành chiết; – Chiết được cành cho 2 loài cây ăn quả theo đúng qui trình và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật đã nêu trong phiếu “Tiêu chuẩn thực hiện công việc”.

Việc viết mục tiêu bài học không dễ, hy vọng rằng bài viết này cung cấp được một phần nào đó kiến thức cho việc viết mục tiêu bài học (được tốt hơn).

[1] https://www.convergencetraining.com/blog/robert-magers-performance-based-learning-objectives [2] http://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/H%E1%BB%87_th%E1%BB%91ng_ph%C3%A2n_lo%E1%BA%A1i_c%C3%A1c_m%E1%BB%A5c_ti%C3%AAu_c%E1%BB%A7a_Bloom [3] https://lvluat.wordpress.com/2014/02/23/he-thong-phan-loai-cac-muc-tieu-cua-bloom-st/ [4] Nguyễn Đăng Trụ (viện Chiến lược và Chương trình giáo dục, Bộ GD&ĐT), bài giảng Biên soạn mục tiêu bài dạy, https://nvspdn.files.wordpress.com/2013/11/bien-soan-muc-tieu-bai-day.pdf. [5] Nguyễn Hương Lan, Nguyễn Thị Bích Liên (2016), Nâng cao năng lực lập kế hoạch dạy học của giáo viên giáo dục thường xuyên,  NXB Giáo dục.

[1] http://www.cdkttctn.edu.vn/kinhte-taichinh-thainguyen/tin-tuc/tabid/89/CatID/147/ArticleID/2527/Default.aspx [2] http://cdhh.edu.vn/?p_id=tin&id=ky-thuat-viet-muc-tieu-bai-giang-508 [3] https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/L%E1%BB%B1a_ch%E1%BB%8Dn_c%C3%A1ch_d%E1%BA%A1y_th%C3%ADch_h%E1%BB%A3p

Chia sẻ:

Facebook

Twitter

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Mục Tiêu Bài Học Có Đúng Là Mục Tiêu Bài Học?

Tất cả chúng ta đều chẳng xa lạ gì với câu chuyện “Thầy bói xem voi”, nhưng với kinh nghiệm là một giáo viên, tôi cho rằng chính chúng ta đang lặp lại một sai lầm. Sai lầm đó có tên là “MỤC TIÊU BÀI HỌC”.

Để tôi bắt đầu câu chuyện:

Bạn là giáo viên, một ngày kia, bạn được giao nhiệm vụ soạn một giáo án “XEM VOI” (chuyện thường như ở huyện), không ngần ngại gì cả trong đầu bạn nghĩ đến MỤC TIÊU BÀI HỌC và bạn đặt cho học sinh một MỤC TIÊU rất chính xác đó là: “Sau bài học học sinh có thể mô tả được con voi”. Giờ học bắt đầu, bạn nói với học sinh: Cô muốn sau buổi học ngày hôm nay các con sẽ mô tả được cho cô hình dáng của con voi. Các con học hành rất chăm chỉ, chúng hào hứng tham gia vào giờ học. Đứa sờ vòi, đứa sờ ngà, đứa sờ đuôi đến nỗi cả ngài Bộ trưởng Bộ giáo dục cũng phải thừa nhận bạn “không phải dạng vừa đâu”. Cuối giờ học bạn thấy tự hào lắm, chuẩn bị cả livestream để post lên facebook khoe cùng đồng nghiệp. Để chắc chắn bạn còn hỏi thêm chúng ở phần “Củng cố”: Các con có hiểu bài không? Bạn nào có thể miêu tả cho cô hình dáng của con voi? Cả lớp nhao nhao, đồng thanh: có ạ! con! con! Nhưng câu trả lời nhận được khiến bạn tụt cả… cảm xúc: – Cô ơi, con voi như con đỉa – Cô ơi, con voi như cột nhà – Cô ơi con voi như cái quạt… (bla, bla…)

Bạn thất vọng lắm vì chẳng hiểu vì sao có cái việc đơn giản thế mà chúng cũng làm không xong. Tại sao sản phẩm mà học sinh trả bạn không đúng như những gì bạn mong muốn. Câu trả lời ư, thật đơn giản: bởi vì bạn là người sáng mắt. Bạn hiểu rất rõ con voi gồm những bộ phận nào. Điều này cũng giống như việc bạn đã trải qua 4 năm đại học với vốn kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành bạn đang giảng dạy. Thật chẳng khó khăn gì để bạn có thể biết được phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân gồm có mấy ý hay phân tích bài “vội vàng” thì cần những ý nào. Nhưng học sinh của bạn thì khác. Chúng như những ông thầy bói mù, trước mắt chúng chỉ là chân trời tri thức bao la, mờ mịt. Chúng chẳng hiểu thế nào là “hiểu đầy đủ về nguyên nhân cách mạng tháng Tám” “nắm chắc về tác giả Nam Cao” “có nhận thức sâu sắc về nghệ thuật thơ Tố Hữu”…. cái chúng nhìn thấy, học được chỉ là các bộ phận riêng lẻ mà cái bạn cần thì lại là một chỉnh thể hoàn chỉnh. Vì thế việc đặt mục tiêu bài học trở thành việc đánh đố người học vì họ chẳng biết phải làm như thế nào để đạt được nó và như thế nào thì mới là đạt yêu cầu của giáo viên.

Từ câu chuyện trên, tôi muốn các bạn hiểu đúng về khái niệm “Mục tiêu bài học”. Đó là tuyên bố về những gì học sinh phải chỉ ra, phải thể hiện, phải làm được sau bài học. Mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ người học để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía các học sinh chứ không phải ở phía giáo viên. “Mục tiêu thực hiện là một lời phát biểu mô tả kết quả thực hiện đã dự định của học sinh vào cuối buổi dạy”.(Robert F. Mager, 1994). Nó không chỉ đơn giản là cái đích cần đạt đến mà còn là con đường cách thức để đạt đến kiến thức. Ví dụ: “Sau buổi học ngày hôm nay học sinh có thể sử dụng phần mềm Microsoft word để gõ được 60 từ/ phút mà không quá 3 lỗi sai” hay “Cuối buổi học hôm nay học sinh có thể liệt kê 5 phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh”…

Khác với mục tiêu bài học, “MỤC ĐÍCH” là điều mà người giáo viên mong muốn về kết quả khái quát của bài học đối với học sinh. Còn”mục tiêu” là điều mong muốn học sinh phải đạt được trong quá trình dạy cho tới khi kết thúc bài học một cách cụ thể, quan sát và đo lường và đánh giá được. Để viết đúng được “mục tiêu bài học” thật không dễ dàng chút nào khi hiện nay phần lớn các giáo án đều nhầm lẫn giữa “mục tiêu bài học” và “mục đích dạy học”. Để bước đầu giúp các bạn có thể viết được một mục tiêu bài học, tôi xin đưa ra một nguyên tắc cực kì quan trọng viết tắt là “SMART” Nguyên tắc SMART là gì? Đó là nguyên tắc THÔNG MINH giúp giáo viên định hình một mục tiêu bài học:

1. Thứ nhất: Specific (cụ thể)

Cụ thể, dễ hiểu – thường thì khi đặt mục tiêu bài học, các thầy cô thường bắt đầu bằng các cụm từ như “Học sinh hiểu được về nguyên nhân của cuộc cách mạng tháng Tám” “Nắm được đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Xuân Diệu… Khi viết mục tiêu như vậy, giáo viên hiểu rất rõ những yêu cầu cần đạt nhưng giáo viên lại quên mất rằng học trò của chúng ta là những ông thầy bói mù và vì vậy chúng chẳng hiểu thế nào là “hiểu, biết hay nắm được…”. Thay vì như vậy, các bạn hãy cụ thể hóa mục tiêu một cách tối đa ví dụ: Trình bày/ liệt kê được 3 nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tháng Tám, Kể tên được 5 đặc điểm phong cách nghệ thuật của Xuân Diệu…

2. Thứ hai: Mesurable (có thể đo được)

Đo lường được – khi bạn đặt mục tiêu cho học sinh, bạn phải biết được mục tiêu của mình có đo lường được hay không. Bởi vì, nền giáo dục hiện đại cần chúng ta phải có bằng chứng cho những điều chúng ta làm. Phụ huynh học sinh và hiệu trưởng muốn nhìn thấy sự tiến bộ được thể hiện qua các sản phẩm hay các con số cụ thể. Mà mục tiêu bài học của bạn đặt cho học sinh thường là “hiểu đầy đủ” “nắm chắc kiến thức” “có kĩ năng làm việc nhóm”. Nếu bạn là giáo viên dạy môn Văn, còn hiệu trưởng của bạn là giáo viên dạy hóa. Thử hỏi cuối giờ học làm sao hiệu trưởng có thể biết được việc giảng dạy của bạn có thu được hiệu quả hay không khi sản phẩm bạn tạo ra không đo được? và hiệu trưởng cũng không có kiến thức sâu về văn học?

3. Thứ ba: Attainable (có thể đạt được)

5. Thứ năm: Time-bound (giới hạn thời gian)

Khi một mục tiêu bài học được viết ra, nghĩa là sự cam kết được hình thành giữa Giáo viên – Kiến thức – Học sinh. Bạn phải có giới hạn thời gian cụ thể cho từng mục tiêu. Khi nào thì học sinh đạt được mục tiêu đó? Kết thúc hoạt động 1 hay kết thúc bài học học sinh sẽ đạt được… Bạn biết đấy khi chúng ta giới hạn thời gian cho những mục tiêu bài học, học sinh sẽ có ý thức hoàn thành nhanh hơn và có kỷ luật hơn để hoàn thành mọi việc đúng hạn. Tóm lại, mỗi khi chúng ta bắt đầu cho công việc giảng dạy, thay vì việc nghĩ đến những mục đích cao xa, hay cách thức dạy như thế nào, mỗi giáo viên cần bắt đầu tập trung vào “đối tượng của việc giảng dạy” để làm sao, bằng con đường, biện pháp nào để người học có thể đạt được các “mục tiêu” đó và làm sao để “lượng hóa” “đo được” các sản phẩm của người học. Chỉ như vậy học sinh mới nhận ra chúng đang là những ông thầy bói mù, cái mà chúng đang “sở hữu” chỉ là bộ phận của con voi và chúng biết làm như thế nào để mô tả được con voi với các bộ phận đầy đủ.

– Nguyễn Hữu Long –

Mục Tiêu Nghề Nghiệp Là Gì? Cách Viết Mục Tiêu Công Việc

MỤC LỤC: I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì? II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp III. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên? IV. Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp V. Những lỗi cần tránh khi viết Mục tiêu nghề nghiệp VI. Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc VII. Một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành nghề phổ biến

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp được sự quan tâm của nhiều ứng viên

I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh được gọi là Career Objective. Thực ra chúng ta có rất nhiều cách định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp. Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến mà bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận.

II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

Đặt mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá định hướng, tham vọng của bạn đối với sự nghiệp và tương lai của mình, mà còn giúp chính bản thân bạn có động lực, khuôn khổ để đạt được mơ ước. Nói cách khác, vai trò của mục tiêu nghề nghiệp là một đỉnh núi bạn cần vượt qua và thúc đẩy bạn không ngừng tiến về phía thành công.

Xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn:

Biết rõ mình muốn gì, cần làm gì, sau đó tập trung vào việc hoàn thành: Có mục tiêu nghĩa là bạn sẽ ưu tiên cho các hành động quan trọng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng, cảm thấy hài lòng hơn với công việc và thành công hơn.

Sử dụng thời gian hiệu quả hơn: Bạn sẽ tự thay đổi, sắp xếp, quản lý thời gian của mình tốt hơn, hạn chế lãng phí vào những công việc vô ích.

Tự tin hơn, tương tác tốt hơn: Khi bạn đã hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ thấy tự tin hơn, dễ dàng truyền đạt niềm đam mê và định hướng của mình tới đồng nghiệp và bạn bè, gia đình.

Giúp bạn biết chịu trách nhiệm với bản thân và công việc.

III. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Về cơ bản, viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một trong những cách giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên tích cực với nhà tuyển dụng. Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm tới mục tiêu của bạn hay chưa? Trên thực tế, họ muốn biết liệu bạn có kế hoạch ở lại công ty một thời gian dài hay sẽ nhanh chóng rời đi? Họ cũng muốn biết định hướng của bạn, từ đó đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn.

Việc tuyển dụng và đào tạo một nhân viên rất công phu, tốn kém. Do đó, nhà tuyển dụng muốn chắc chắn hơn về thái độ với công việc và tiềm năng thực sự của bạn, thể hiện qua những gì bạn viết trên CV.

Viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào cho chuẩn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

IV. Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp

1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Khi viết mục tiêu ngắn hạn, bạn nên đề cập tới các mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian ngắn, chẳng hạn như từ 6 tháng tới 1 năm. Hãy viết về những gì bạn thực sự có thể làm được và nhớ rằng mục tiêu ngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dài hạn, làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn.

Gợi ý viết về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn:

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn:

4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp 3 – 5 năm

Mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 đến 5 năm của bạn phải thể hiện rõ được định hướng và tầm nhìn của bạn. Về cơ bản, bạn nên giữ câu trả lời chung chung, đặc biệt nếu bạn không biết nhiều về con đường thăng tiến điển hình tại công ty; Nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đối với sự nghiệp lâu dài tại công ty (đặc biệt nếu bạn có những khoảng thời gian làm việc ngắn trong hồ sơ xin việc).

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp 3 – 5 năm:

5. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc, do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, có một số điều bạn cần chú ý như:

Trình bày ngắn gọn và súc tích.

Điều chỉnh theo mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng (vì đôi khi sinh viên mới tốt nghiệp chưa thể xác định bản thân thực sự muốn gì).

Trung thực.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường:

“Tôi đang tìm kiếm một cơ hội để sử dụng các kỹ năng và kiến thức tích lũy được trong quá trình đào tạo tại trường để đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty cũng như hỗ trợ các đồng nghiệp tương lai. Tôi muốn những nỗ lực của mình có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho công ty”.Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường chi tiết

“Tôi muốn sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để có được sự tiếp xúc thực tế trong công việc và hiểu được hoạt động bên trong của công ty. Tôi muốn học hỏi và hoàn thiện trong một môi trường chuyên nghiệp”.

6. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm

Với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, trình bày mục tiêu nghề nghiệp có thể dễ dàng hơn. Bạn có thể coi kinh nghiệm và những thành tích trước đây của mình là nền tảng và bàn đạp giúp bạn tự tin tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thành công.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm:

V. Những lỗi cần tránh khi viết Mục tiêu nghề nghiệp

Một số sai lầm cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp bao gồm:

Đánh giá thấp thời gian hoàn thành: Trong một số trường hợp, bạn có thể phạm phải sai lầm khi viết mục tiêu khó đạt được trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều này không chỉ khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn, mà còn có khả năng khiến mục tiêu của bạn thất bại. Do đó, khi đề ra mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng đồng thời phải tự lập kế hoạch thực hiện, luôn sắp xếp các mốc thời gian hợp lý.

Không cân nhắc đến khả năng thất bại: Cho dù bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, vẫn sẽ có khả năng bạn không thể đạt được không đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Vì vậy, ngay khi đề cập tới các mục tiêu, bạn hãy nghĩ về trường hợp không đạt được hoặc muộn hơn so với dự tính. Điều đó sẽ giúp bạn có động lực cố gắng hơn, đồng thời rèn luyện tâm lý vững chắc để đối phó với các tình huống phát sinh.

Tránh những lỗi sai cơ bản để mục tiêu công việc của bạn được nhà tuyển dụng đánh giá cao

VI. Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc

1. Mục tiêu nghề nghiệp nên viết ở đâu trong sơ yếu lý lịch?

Mục tiêu nghề nghiệp là phần mà nhà tuyển dụng muốn đọc đầu tiên khi họ cầm trên tay sơ yếu ký lịch của bạn. Trong sơ yếu lý lịch, hầu hết mục tiêu nghề nghiệp được viết sau phần tên và thông tin cá nhân, trước khi bạn bắt đầu đi chi tiết về trình độ học vấn, kỹ năng hay kinh nghiệm làm việc. Thực tế nhà tuyển dụng quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của bạn để qua đó họ có thể đánh giá sơ qua về con người cũng như ý chí phấn đấu và cố gắng của bạn cùng với những dự định trong tương lai của mình.

2. Viết ngắn gọn

Mục tiêu nghề nghiệp đóng vai trò như phần mô tả ngắn về bạn, do đó bạn không nên viết quá dài hoặc mô tả chi tiết về phần này để tránh làm nhà tuyển dụng cảm thấy chán nản trước khi đọc phần còn lại của sơ yếu lý lịch. Viết ngắn gọn, trình bày tóm lược về mục tiêu công việc của bạn chính là cách mà bạn làm hài lòng nhà tuyển dụng khi tìm việc.

3. Trung thực với mục tiêu của bạn

Rõ ràng và trung thực về những tham vọng, mong muốn của bạn sẽ có lợi cho cả bạn và nhà tuyển dụng bởi lẽ khi bạn trình bày trong sơ yếu lý lịch những mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, khả thi và phù hợp với khả năng của bạn, nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng sắp xếp vị trí phù hợp với bạn để giúp bạn sớm đạt được những mục tiêu đó.

Hầu hết nhà tuyển dụng nào cũng mong muốn tìm kiếm được ứng viên thật thà và trung thực, chính vì thế khi nêu mục tiêu của mình bạn hãy thực tế và nói ra mục đích chính mình có thể thực hiện được chứ đừng cố gắng vẽ ra một tương lai thật đẹp mà không thể thực hiện và đáp ứng chính mục tiêu mình đề ra. Cũng đừng quá khoa trương, khoe mẽ tránh gây mất lòng tin đối với nhân viên tuyển dụng của doanh nghiệp.

4. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp cụ thể đối với từng vị trí ứng tuyển

Trong thực tế, mục tiêu của các tổ chức, doanh nghiệp hoặc thậm chí từng vị trí là khác nhau. Do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp lên sơ yếu lý lịch của bạn, bạn cần tìm hiểu thông tin về tổ chức và vị trí bạn ứng tuyển để có thể giúp bạn kết nối tốt hơn với tổ chức và vị trí mà nhà tuyển dụng đang có nhu cầu.

Biết cách viết phần mục tiêu nghề nghiệp chuyên nghiệp sẽ rất hữu ích cho bạn

5. Kiểm tra lại

Cuối cùng, sau khi viết xong mục tiêu nghề nghiệp cũng như các nội dung khác trên sơ yếu lý lịch của bạn, hãy thử tưởng tượng xem nếu bạn đánh sai hoặc viết sai ngay cả những từ đơn giản chắc chắn nhà tuyển dụng sẽ đánh giá sơ yếu lý lịch của bạn đã được viết vội vàng, chuẩn bị sơ sài, thiếu chuyên nghiệp và nguy cơ bị loại hồ sơ xin việc của bạn chắc hẳn là không hề thấp, đặc biệt trong bối cảnh thị trường việc làm đang ngày càng cạnh tranh cao.

VII. Một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành nghề phổ biến

1. Mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng

Để viết phần mục tiêu nghề nghiệp cho vị trí chăm sóc khách hàng, bạn cần tìm hiểu về các nhiệm vụ chính cần thực hiện trong công việc. Bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc của nhà tuyển dụng, sau đó kết hợp kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết mà bạn có với các nhiệm vụ đó.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp chăm sóc khách hàng:

2. Mục tiêu nghề nghiệp lễ tân

Khi viết mục tiêu công việc cho vị trí lễ tân, điều quan trọng là bạn phải quen thuộc với những gì nhà tuyển dụng yêu cầu để cá nhân hóa các mục tiêu, phản ánh kỹ năng, kiến ​​thức và kinh nghiệm phù hợp với công việc.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp lễ tân:

3. Mục tiêu nghề nghiệp Marketing

Tùy thuộc vào vị trí cụ thể mà bạn ứng tuyển trong lĩnh vực marketing mà mục tiêu nghề nghiệp bạn viết có thể thay đổi cho phù hợp.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp marketing:

“Một cá nhân tháo vát có kinh nghiệm thực hiện nhiều chiến lược marketing thành công, có khả năng SEO và SEM tốt muốn làm việc tại công ty [tên công ty] để tối đa hóa nhận thức về thương hiệu và tăng doanh thu thông qua truyền thông tiếp thị tích hợp”.

Tham khảo mẫu trả lời mục tiêu nghề nghiệp Marketing để biết cách viết CV cuốn hút

“Thạc sĩ có chuyên môn về tiếp thị trực tuyến, quen thuộc với Google Analytics và Google Adwords, 4 năm kinh nghiệm trong việc phát triển và quản lý các chiến dịch tiếp thị muốn đảm nhận vai trò quản lý bộ phận marketing tại công ty [tên công ty], định hướng tăng doanh thu của công ty lên 15% trong vòng 1 năm”.

4. Mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật

Có rất nhiều việc làm khác nhau trong ngành kỹ thuật. Tùy vào vị trí bạn ứng tuyển, hãy điều chỉnh phần mục tiêu nghề nghiệp phù hợp nhất có thể.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp ngành kỹ thuật:

5. Mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh

Không giống như các vị trí chính thức, thực tập sinh là người chưa có kinh nghiệm nên khi trình bày mục tiêu nghề nghiệp, bạn hãy tập trung vào các mục tiêu ngắn hạn, chủ yếu là học hỏi, tích lũy.

Gợi ý viết mục tiêu nghề nghiệp thực tập sinh:

Thực tập sinh nên viết mục tiêu công việc như thế nào?

Hiện nay thường các ứng viên khi xin việc thường làm hồ sơ trực tuyến trên các trang tuyển dụng, CV online cũng có đầy đủ các mục từ thông tin cá nhân đến mục tiêu nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, kỹ năng… Tất cả đều được cập nhật chi tiết các bạn ứng viên chỉ việc điền thông tin đầy đủ và đúng với thực tế của bản thân để ửng tuyển các vị trí như mong đợi. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường. Đây là những lưu ý cơ bản nhất để những ai chưa có kinh nghiệm làm việc hay viết CV cũng có thể ghi điểm trước nhà tuyển dụng.

Bàn Về Mục Tiêu Dạy Học

Quá trình đào tạo trong nhà trường sẽ tạo ra sự phát triển nhân cách cho học viên. Ví dụ, sau 3 năm đào tạo tại Trường Cao đẳng quân y 1, một thanh niên trúng tuyển kỳ thi tuyển sinh sẽ trở thành một điều dưỡng viên trình độ Cao đẳng. Kết quả của quá trình đào tạo sẽ đem lại sự thay đổi đã được định trước về nhân cách của học viên.

Mục tiêu dạy học là trạng thái phát triển nhân cách được dự kiến trước của học viên sau một quá trình đào tạo, dựa trên yêu cầu phát triển của đất nước, của thị trường lao động.

Trạng thái phát triển nhân cách được thể hiện ở phẩm chất và năng lực của người được đào tạo. Hệ thống phẩm chất và năng lực này lại thể hiện ở việc hoàn thành nhiệm vụ được giao sau khi tốt nghiệp.

Vì vậy: mục tiêu dạy học là những nhiệm vụ, công việc mà học viên phải làm được sau một quá trình học tập mà trước đó họ chưa làm được.

Quá trình học tập có thể là quá trình học tập một bài học, một môn học, hoặc một khóa học. Mục tiêu dạy học xác định những kết quả cần đạt được ở học viên (chứ không phải ở giảng viên; ví dụ: giảng viên hoàn thành bài giảng, khoa mục huấn luyện…). Mục tiêu dạy học cũng không phải là sự liệt kê hay mô tả nội dung dạy học.

2. Tầm quan trọng của mục tiêu dạy học.

Muốn học viên sau khi tốt nghiệp hoàn thành được chức trách, nhiệm vụ, công việc được giao, cần phải xây dựng được mục tiêu dạy học chính xác và triển khai việc dạy học theo mục tiêu này. Mục tiêu dạy học sẽ quyết định chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.

2.2.1. Mục tiêu dạy học là cái đích mà người dạy và người học cần hướng tới.

Khi giảng viên và học viên thống nhất được mục tiêu dạy học thì họ sẽ cùng cộng tác, nỗ lực cùng nhau để tiến tới cái đích đó. Ngạn ngữ có câu: “Nếu không biết mình định đi tới đâu, làm sao biết được mình đã đi đến đích”.

2.2.2. Mục tiêu dạy học quyết định việc học tập của học viên

Vì căn cứ vào mục tiêu học tập, học viên có thể biết mình phải học những gì để có đủ khả năng thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, công việc gì sau khi học. Lựa chọn được phương pháp học tập thích hợp, chủ động tổ chức việc học tập phù hợp với điều kiện học tập và những đặc điểm tâm, sinh lý của bản thân. Tự đánh giá được kết quả học tập của mình khi so sánh với mục tiêu. Từ đó tự điều chỉnh việc học tập cho phù hợp để sớm đạt được mục tiêu.

2.2.3. Mục tiêu dạy học quyết định việc giảng dạy của giảng viên

Căn cứ vào mục tiêu, giảng viên có thể xác định chính xác những gì cần phải dạy và dạy đến mức độ nào, lựa chọn và thực hiện được những phương pháp dạy học phù hợp để học viên học tập có kết quả nhất; Đánh giá được kết quả học tập của học viên một cách khách quan, chính xác, từ đó giúp học viên học tập một cách hiệu quả; Tự đánh giá được năng lực và kết quả giảng dạy của mình để cải tiến phương pháp dạy học, tự hoàn thiện năng lực của mình.

Như vậy,chúng ta thấy mục tiêu dạy học rất quan trọng: giúp cho giảng viên thiết kế nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá học viên, giúp cho học viên biết mình cần học cái gì, chủ động lập kế hoạch học tập và tự đánh giá kết quả học tập.

Mục tiêu dạy học sẽ tăng cường sự cộng tác giữa giảng viên và học viên trong quá trình dạy học.

Người giảng viên phải viết được mục tiêu dạy học sau khi phân tích các nhiệm vụ học tập và trước khi thiết kế quá trình dạy học.

3. Các loại mục tiêu dạy học

– Mục tiêu chung của nền giáo dục.

– Mục tiêu của bậc học (tiểu học, trung học, đại học…).

– Mục tiêu của trường học (mục tiêu đào tạo của từng nhà trường).

– Mục tiêu của ngành học.

– Mục tiêu của môn học (học phần).

– Mục tiêu của bài học (còn gọi là mục tiêu chuyên biệt).

Các loại mục tiêu trên đều do cơ quan (hoặc người được phân công) xây dựng, sau đó phải được phê duyệt và thống nhất. Quan trọng nhất đối với giảng viên là các mục tiêu chuyên biệt. Giảng viên căn cứ vào các mục tiêu lớn, xây dựng các mục tiêu chuyên biệt, đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy được phân công.

Mục tiêu chuyên biệt là mục tiêu học tập cụ thể của từng bài học lý thuyết hoặc thực hành. Mục tiêu chuyên biệt phải xuất phát từ mục tiêu môn học (học phần) phản ánh và cụ thể hóa được mục tiêu môn học (học phần). Đối với giảng viên và học viên thì mục tiêu chuyên biệt là loại mục tiêu quan trọng nhất vì nó quyết định trực tiếp kết quả giảng dạy học tập của từng bài học. Giảng viên phải dành nhiều thời gian nghiên cứu soạn thảo; học viên phải nắm vững mục tiêu chuyên biệt trước khi bắt đầu học tập từng bài học.

Mối quan hệ giữa các loại mục tiêu dạy học cơ bản được thể hiện trên sơ đồ

4.2. Các thành phần của mục tiêu chuyên biệt

Mỗi mục tiêu chuyên biệt có bốn thành phần là: hành động, nội dung, điều kiện, tiêu chuẩn.

Hành động là động từ yêu cầu học viên phải thực hiện bằng ngôn ngữ (thí dụ: nói được, trình bày được, giải thích được, liệt kê được…); bằng hành động cơ bắp (làm được, tiêm được, cấp cứu….) hoặc bằng hành động giao tiếp (giải thích, an ủi, giải quyết).

Vì mục tiêu biểu hiện ý định, điều mong muốn học viên phải đạt được sau khi học cho nên tránh dùng các động từ tĩnh, động từ có ý nghĩa không rõ ràng.

Thí dụ: hiểu được, biết được…. (không rõ mức độ đến đâu); nắm được, quán triệt được, thông suốt… (mơ hồ, không định lượng được).

Một số động từ thường được dùng để mở đầu cho mục tiêu là: liệt kê ra, kể ra, phát biểu, mô tả, định nghĩa, giải thích, phân biệt, so sánh, minh họa, đánh gái, xác định vị trí, cho vài thí dụ, vẽ ra, tính toán… Những động từ này đề thể hiện bằng một việc làm có thể quan sát, kiểm tra được cho nên nó rất rõ ràng.

Nội dung mô tả nhiệm vụ cần làm, hoặc đôi khi là kết quả của một công việc, một sản phẩm. Phần này diễn đạt yêu cầu của động từ hành động, làm bổ ngữ cho động từ. Thí dụ: kể ra, mô tả (cái gì?), phân biệt, so sánh (cái gì với cái gì?), xác định vị trí (cái gì so với những cái gì?).

Điều kiện là các yếu tố xác định hoàn cảnh hay phương tiện để thực hiện mục tiêu. Thường rất cần cho mục tiêu thực hành.

Thí dụ: dùng phương tiện, thiết bị gì; thực hiện trên vật thực hay trên mô hình; sử dụng phương pháp gì; được mở sách hay không; thực hiện ở đâu (giảng đường hay phóng thí nghiệm, thực địa…), ban ngày hay ban đêm, trong thời gian bao lâu.

Điều kiện càng cụ thể, rõ ràng thì học viên dễ thực hiện và giáo viên đánh giá càng đúng, càng dễ dàng.

Tiêu chuẩn là mức độ, yêu cầu phải đạt được. Tiêu chuẩn cần ghi rõ làm như thế nào và đến mức độ nào thì đạt số lượng, thời gian, số lần, phẩm chất.

Học viên hiểu rõ tiêu chuẩn của mục tiêu, họ sẽ tự đánh giá được việc học tập của mình.

Tóm lại: một mục tiêu chuyên biệt có đủ bốn thành phần, đó là: (1) Hành động thể hiện bằng động từ; (2) Nội dung là bổ ngữ của động từ; (3) Điều kiện để thực hiện; (4) Tiêu chuẩn phải đạt.

Tùy theo bài giảng (lý thuyết, thực hành), giảng viên không nhất thiết phải luôn luôn viết đủ cả bốn thành phần của tất cả các mục tiêu, nhưng phải viết rõ ràng, chính xác để học viên có thể làm được. Không nên viết các mục tiêu ôm đồm nhiều nội dung.

Vậy giảng viên làm gì để xác định được mục tiêu?

4.3. Các phẩm chất của một mục tiêu chuyên biệt

Khi viết một mục tiêu chuyên biệt, cần bảo đảm có đủ sáu phẩm chất sau:

Sát hợp. Mục tiêu phải xuất phát từ nhiệm vụ mà học viên sẽ phải thực hiện sau khi học. Dù là mục tiêu kiến thức hay mục tiêu thực hành cũng là để phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ sắp tới của học viên.

Logic. Nội dung của một hay nhiều mục tiêu trong một bài học gồm nhưng yêu cầu (mong muốn) học viên phải đạt được, những điều kiện và những tiêu chuẩn đối với những yêu cầu đó. Tất cả phải có mối quan hệ hữu cơ chặt chẽ, trật tự; nghĩa là phải mang tính logic, không chứa đựng mâu thuẫn nội tại trong hệ thống mục tiêu cũng như từng mục tiêu.

Chính xác. Việc chọn từ và đặt câu phải rõ ràng, sáng sủa, không tối nghĩa, không khó hiểu, không gây nhầm lẫn (nhiều cách hiểu khác nhau). Học viên đọc mục tiêu xong có thể hiểu được ngay, không cần hỏi lại (vì không phải lúc nào cũng có giảng viên để hỏi và cũng không cần thiết).

Thực hiện được. Các mục tiêu, nhất là mục tiêu thực hành, phải đảm bảo có điều kiện để học viên thực hành và thực hành được.

Quan sát được. Việc thực hiện mục tiêu phải được thể hiện ra bằng các hành vi có thể thấy được; nói ra được, viết ra được hoặc thao tác được.

Đo lường được. Có thể dùng các đơn vị thời gian, trọng lượng, chiều dài, mức chuẩn, độ chính xác để đo được kết quả thực hiện mục tiêu của từng học viên.

Hai phẩm chất “quan sát được’ và “đo lường được” rất cần cho các mục tiêu thực hành và cho việc tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập sau khi học.

Tóm lại, một mục tiêu chuyên biệt, cần và nên có sáu phẩm chất nêu trên, nhưng không nhất thiết lúc nào cũng phải có đủ cả sáu phẩm chất đó. Tuy nhiên, khi viết mục tiêu thì cần phải đạt được tối đa các phẩm chất đã nêu. Vì có như vậy giáo viên mới bám sát được những điều học viên cần học, cần đạt được để giảng dạy; học viên cũng tập trung trí lực học đúng yêu cầu, đồng thời có thể tự đánh giá xem mình đã đạt được đến mức độ nào.

Mục tiêu quy định những điều phải học, phải đạt được, nhưng không hạn chế tư duy và tầm hiểu biết của từng cá nhân. Ngoài mục tiêu học tập, giảng viên cần phát huy khả năng của từng cá thể học viên để họ có thể tự lực học được càng nhiều càng tốt.

Hình 4.2. Phân bổ kiến thức trong bài giảng

Nguồn: Nhà xuất bản quân đội nhân dân

Bạn đang xem bài viết Viết Mục Tiêu Bài Học trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!