Cập nhật thông tin chi tiết về Xác Lập Triết Lý Văn Hóa Công Vụ Trong Cải Cách Hành Chính Nhà Nước mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Thứ hai, 23 Tháng 1 2017 18:22
(LLCT) – Trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cải cách hành chính nhà nước được lấy làm trọng tâm. Bắt đầu từ những mô hình thí điểm về chấn chỉnh thủ tục hành chính đến Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020, được xây dựng một cách quy mô cho đến nay, diễn ra đã hơn 20 năm. Tuy nhiên, nhìn tổng thể, cải cách hành chính nhà nước tiến hành chậm, những kết quả đạt được còn hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, đổi mới toàn diện theo chủ trương của Đảng.
Câu hỏi đặt ra là chúng ta thiếu gì: một chương trình được hoạch định ưu việt hay một hệ thống các nguồn lực đủ sức để triển khai; tầm nhìn hay cam kết; khung thể chế hay năng lực thực thi công vụ; giá trị hay đo lường… Câu trả lời thỏa đáng phải được tìm từ những lĩnh vực, những phương diện của mỗi lĩnh vực khác nhau. Nhưng trước hết và bao quát là làm sao cho văn hóa thẩm thấu vào nền công vụ, làm cho nền công vụ sáng ra với triết lý minh định, tầm nhìn xuyên suốt, hệ thống giá trị được chia sẻ và tôn vinh, cách nhìn nhận, đánh giá về thực thi công vụ được đồng thuận và chấp nhận. Điều đó có nghĩa, vấn đề kế thừa, xây dựng và phát triển văn hóa công vụ phải được đưa lên hàng đầu(1).
Văn hóa công vụ là tập hợp các giá trị, thái độ, chuẩn mực, niềm tin và các định hướng tinh thần có ý nghĩa định hình và quyết định hành vi của nền công vụ.Văn hóa công vụ không phải là tập hợp giản đơn hai lĩnh vực văn hóa và công vụ, mà đó là sự thẩm thấu của văn hóa vào công vụ, là công vụ đậm chất văn hóa. Văn hóa công vụ chính là tinh thần nhân văn trong xử lý các quan hệ giữa cơ quan công quyền với tổ chức, công dân nhằm thúc đẩy sự phát triển, tiến bộ xã hội vì mục đích phục vụ nhân dân.
Mục tiêu của xây dựng văn hóa công vụ là chủ động hình thành lối sống tích cực, tác động tốt đến môi trường công vụ, nuôi dưỡng sự phát triển của cá nhân và tổ chức, tạo động lực, cộng hưởng, đồng lòng, sáng tạo và cống hiến của các thành viên, tạo được bản sắc, dấu ấn tích cực của tổ chức trong hệ thống công vụ.
1. Vai trò của văn hóa công vụ đối với cải cách hành chính
Ngay sau khi Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, nói về thiên chức của văn hóa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra một luận điểm nổi tiếng: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”. Những năm đầu đổi mới, nguyên Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Văn hóa là đổi mới, đổi mới là văn hóa, như vậy hai là một và một thành hai”(2). Tổng Giám đốc UNESCO, F.Mayor đã lập luận rằng, bất luận ở trình độ phát triển kinh tế nào hoặc theo xu hướng chính trị nào, văn hóa và phát triển là hai mặt gắn liền với nhau. Trọng tâm, động lực và mục đích của phát triển phải được tìm trong văn hóa(3).Rường cột kết nối các hoạt động trong quản lý nhà nướckhông phải chỉ là các thiết chế, định chế, thể chế mà quan trọng hơn là sự kết nối về văn hóa. Văn hóa công vụ là môi trường mà cán bộ, công chức(CBCC)tìm thấy sự chia sẻ, niềm tin, giá trị của mình. Khi không tạo dựng được môi trường văn hóa công vụ lành mạnh thì những hiện tượng không lành mạnh sẽ soán chỗ và sự đánh tráo các giá trị sẽ dồn ép những chuẩn mực hành xử bình thường đáng có đến tình trạng lẻ loi như những việc bất thường.
Văn hóa công vụ tác động mạnh mẽ đến động lực làm việc của CBCC. Sự tăng cường các giá trị của khu vực công phải làm cho CBCCthấy giá trị của mình trong hoạt động công vụ. Điều này đòi hỏi văn hóa công vụ cần phải thay đổi, cần làm cho CBCCthấy định hướng giá trị của mình có trong định hướng giá trị của nền công vụ. Họ tìm thấy được sự sẻ chia, sự đồng điệu và tinh thần quyết tâm chỉ trong môi trường văn hóa công vụ phù hợp(4).
Văn hóa là lăng kính để CBCCnhìn nhận về hoạt động công vụ. CBCCvới các yếu tố văn hóa công vụ không phù hợp sẽ chống đối trực tiếp hoặc gián tiếp, làm cho nỗ lực cải cách trở nên vô nghĩa.Khi tin vào điều mới mẻ, CBCC sẽtiên phong trong thực hiện những giải pháp cải cách. Cải cách công vụ thực chất là hoàn thiện, phát triển các giá trị văn hóa công vụ mới(5).
Sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đang đặt ra hàng loạt các vấn đề cần giải quyết,đòi hỏi phải mở rộng và gia tăng phương diện văn hóa của nền công vụ.
Văn hóa công vụ mang trong mình những giá trị, thuộc tính cơ bản. Các giá trị cơ bản được tập hợp thành hệ thống sẽ tạo ra triết lý của công vụ. Triết lý công vụ là cơ sở lý luận nền tảng trong thực thi công vụ(6).
Một nền công vụ được xây dựng một cách căn bản và phát triển bền vững là nền công vụ hình thành trên cơ sở triết lý phát triển văn hóa công vụ xuyên suốt.
Một triết lý văn hóa công vụ vững vàng được hình thành trên cơ sở tầm nhìn, hệ thống giá trị và sự cam kết.Thiếu tầm nhìn làm cho cải cách công vụ khó tỏ hướng đi, lộ trình. Không có hệ thống giá trị dẫn tới tình trạng hụt hẫng cơ sở để chia sẻ, đánh giá và huy động, tập hợp trong xã hội. Chưa có sự cam kết sẽ không bảo đảm tính minh bạch về trách nhiệm và tính khả thi trong thực hiện.
Hiện nay, nhận thức về văn hóa công vụ, trước hết là triết lý phát triển văn hóa công vụ còn chưa rõ ràng, chưa biến thành biểu tượng để định hướng, đánh giá và điều chỉnh hành vi trong hoạt động công vụ, trong cải cách hành chính nhà nước.
Hội nghị Trung ương 8 khóa VII (1-1995) đánh dấu một bước phát triển mới của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và phát triển nền hành chính nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước được xác định là trọng tâm của công cuộc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước, với mục tiêu là xây dựng một nền hành chính hiện đại để quản lý có hiệu lực, hiệu quả công việc của Nhà nước, thúc đẩy xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng, phục vụ đắc lực đời sống nhân dân, xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật.
Tuy nhiên, quá trình thể chế hóa các quan điểm của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước diễn ra chậm. Ngày 17-9-2001, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 136/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Ngày 2-8-2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước. Ngày 8-11-2011, Chính phủ ra Nghị quyết số 30C/NQ-CP ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020. Trong các quyết định, chương trình này, thuật ngữ “văn hóa công vụ”chưa được sử dụng nên cũng chưa đưa ra triết lý minh định về văn hóa công vụ, nhưng những nội dung cơ bản của văn hóa công vụ đã được đề cập. Trong Chương trình, Chính phủ nêu rõ: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước. Hoàn thiện quy định của pháp luật về đánh giá CBCC, viên chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; thực hiện cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín. Quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của CBCC tương ứng với trách nhiệm và có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, vi phạm đạo đức công vụ. Nâng cao trách nhiệm, kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức CBCC nhà nước.
Tuy nhiên, những nội dung này mới chỉ phản ánh mong muốn chủ quan của phía Nhà nước đối với CBCC, viên chức thông qua việc hoạch định chính sách là chủ yếu; vấn đề là làm thế nào để thực hiện đạt kết quả thì chưa được chú ý đúng mức. Đồng thời, ở đây vẫn còn thiếu triết lý cơ bản và chưa nêu rõ được yêu cầu cũng như nội dung của văn hóa công vụ cần xây dựng.
Mặc dù đã có Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 2-8-2007 về ban hành Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, nhưng đây là những quy định tập trung vào văn hóa ứng xử công vụ, chưa chú ý tới năng lực, phẩm chất và hiệu quả của hoạt động công vụ trong mối quan hệ tương tác với xã hội, với nhân dân.
Hiện nay, đã có những tiến bộ nhất định trong xây dựng văn hóa công sở. Nhưng phần lớn sự chăm chút dành cho thủ tục, bài trí, trang bị, chưa xây dựng triết lý chung để thẩm thấu từ bên trong, tức là đã có hình dung về kỹ thuật văn hóa công vụ nhưng chưa thật sự chú trọng vấn đề con người văn hóa công vụ.
Các nỗ lực cải cách hành chính tập trung vào vấn đề thể chế, thủ tục hành chính, tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính. Vấn đề văn hóa công sở đã được đặt ra nhưng dường như đó mới là lớp vỏ bên ngoài. Cuộc chạy đua mang tính chất phong trào, xây dựng công sở nguy nga chỉ làm cho tình trạng “thừa hiện đại thiếu văn hóa” bộc lộ thêm. CBCC có thể được trang bị ngày càng đầy đủ hơn về bằng cấp, chứng chỉ, nhưng các giá trị về khát vọng cống hiến, trách nhiệm công vụ, đạo đức công vụ, sự liêm chính vẫn còn một khoảng cách lớn với kỳ vọng của nhân dân.
Như vậy, làm rõ khái niệm văn hóa công vụ, những nội dung chủ yếu của xây dựng và phát triển văn hóa công vụ, minh định triết lý phát triển văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay là vấn đề cần được thống nhất trong nhận thức lý luận để chỉ đạo trong thực tiễn.
2. Các yêu cầu cơ bản của việc xác lập, thực hiện triết lý phát triển văn hóa công vụ ở Việt Nam hiện nay
Một là, thay đổi tư duy phục vụ Nhà nước sang phục vụ nhân dân
Thay đổi tư duy phục vụ Nhà nước sang phục vụ nhân dân là yêu cầu đầu tiên, mang tính tất yếu từ bản chất của vấn đề, tiếp nối truyền thống trọng dân và theo xu thế chung của thời đại.
Mục đích của hoạt động công vụ là phụng sự nhân dân, vì phúc lợi của nhân dân. Hoạt động của bộ máy nhà nước nói chung và hoạt động công vụ của CBCCkhông có mục đích tự thân. Hoạt động công vụ là hoạt động hành chính nhà nước. Trong nhà nước dân chủ nhân dân, hoạt động công vụ phục vụ vì nhân dân, và những người thi hành công vụ là công bộc -tôi tớ của nhân dân.
Truyền thống văn hóa công vụ Việt Nam luôn gắn với tinh thần trọng dân.Truyền thống văn hóa (ý dân là ý trời; dân là quý; dân là gốc) được tiếp tục phát huy và nâng lên một tầm cao mới trong thời đại Hồ Chí Minh, đã kế thừa và phát triển tư tưởng công vụ quý giá của ông cha, các học thuyết tinh hoa của phương Đông, phương Tây, của chủ nghĩa Mác – Lênin để hình thành nên quan niệm về một nền công vụ công bằng, trong sạch gần dân, tin dân, trọng dân và học dân. Hồ Chí Minhcho rằng, Chính phủ phải thi hành một nền công vụ liêm khiết. Có như thế, dân chúng mới đoàn kết chung quanh Chính phủ(7). Đồng thời, Người đưa ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm xây dựng một nền công vụ liêm khiết, coi đó là “đạo nghĩa” của Chính phủ đối với dân chúng.
Tinh thần dân chủ trong văn hóa công vụ của Đảng được thể hiện rất rõ ở tư tưởng lấy “dân làm gốc”, và, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Một nền công vụ nhân văn phải là nền công vụ tôn trọng quyền lợi của đa số nhân dân, thực sự do nhân dân làm chủ, Nhà nước là cơ quan được ủy quyền để thực thi quyền lực nhân dân, để thực hiện lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Chuyển đổi nền hành chính từ truyền thống sang cấp tiến. Tiến trình cải cách công vụ, trong xu thế chung, là sự chuyển đổi nền hành chính từ hành chính công mang tính quan liêu đến quản lý công thông qua nhiều nỗ lực, trong đó nổi bật là mô hình quản lý công mới và tiến tới quản trị tốt. Văn hóa công vụ được thay đổi, từ kiểu văn hóa hành chính thư lại của nền công vụ truyền thống nhấn mạnh vào giấy tờ, thủ tục, thiếu thông tin và xa rời thực tế, hướng tới một nền văn hóa công vụ kiểu quản lý nhấn mạnh vào kết quả đầu ra, trên nền tảng của các giá trị then chốt như đề cao minh bạch, sự sáng tạo và trách nhiệm giải trình.
Trong cách thức đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động công vụ cần có sự thay đổi tích cực theo hướng lấy sự hài lòng của người dân làm cơ sở quyết định. Thay vì chỉ đánh giá khép kín bên trong mang tích chủ quan, thông qua báo cáo định kỳ, kiểm tra, đôn đốc, cần huy động sự cộng tác, hỗ trợ của các nhà khoa học, chuyên gia, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, đo lường để ghi nhận sự phản hồi từ phía người dân.
Sự xoay chiều trong cách làm này cho thấy sự thay đổi có tính chất quyết định trong tư duy về quản trị công, đi gần với những giá trị chung trong điều kiện hội nhập, có ý nghĩa sâu sắc cho môi trường văn hóa công vụ. Cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho việc phát triển năng lực thiết lập mạng lưới gắn kết công dân, doanh nghiệp và cộng đồng cùng các đối tác trong thực thi công vụ, trong đó, Chính phủ đóng vai trò điều phối, kết nối, tạo cơ hội và cũng là một bên tham gia.Đối với từng cá nhân công dân, trong từng vụ việc, thực hiện phương châm “người dân không bao giờ gõ nhầm cửa”.
Hai là, xây dựng hệ tiêu chí văn hóa công vụ sát hợp
Hệ tiêu chí văn hóa công vụ cần xây dựng trên những cơ sở cơ bản sau đây:
Tiêu chí văn hóa công vụ cần xây dựng trên cơ sở đặc điểm của hoạt động công vụ. Công vụ là hoạt động mang tính quyền lực và pháp lý do đội ngũ CBCCthực thi, sử dụng ngân sách nhà nước để tiến hành các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong việc quản lý toàn diện các mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của một quốc gia, vì mục đích phục vụ nhân dân.
Tiêu chí văn hóa công vụ cần xây dựng trên cơ sở những giá trị cốt lõi của nền công vụ. Các giá trị nền công vụ Việt Nam hiện nay là sự kết tinh của của kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa, thực sự đại diện cho lương tri, cho tâm hồn, cho cốt cách của dân tộc, đồng thời tiếp thu những tinh hoa nhân loại, hội nhập với thời cuộc quốc tế; bảo đảm hài hòa giữa kiên định để giữ vững nền tảng truyền thống, bảo tồn để duy trì các giá trị trường tồnvà năng động, linh hoạt để thích ứng với sự thay đổi.
Xây dựng tiêu chí văn hóa công vụ có tính tới nền công vụ Việt Nam đậm nét truyền thống văn hóa phương Đông, với những dị biệt so với nền công vụ phươngTây. Đó là nền công vụ tôn vinh đức trị trong cán cân với pháp quyền; đặt ý thức cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân; đưa sự liêm chính lên nấc thang cao hơn so với năng lực; hướng nội, nghiêng về đúc kết kinh nghiệm hơn là hướng ngoại, mạnh về du nhập kỹ thuật; cố thủ ổn định hơn là linh hoạt thay đổi cho thích ứng; đề cao sự mẫu mực của người thừa hành công vụ hơn sự cam kết phục tùng những nguyên tắc chung. Những dị biệt ấy cần được nghiên cứu thỏa đáng để không vấp phải những bất cập khi tiếp thu máy móc kinh nghiệm nước ngoài vào nền công vụ nước ta, để hướng tới những tương đồng trong điều kiện hội nhập.
Những giá trị cơ bản mà các nền công vụ cần hướng đến, đó là: Phục vụ nhân dân; Tự tôn dân tộc, Liêm chính; Minh bạch; Công bằng; Dân chủ; Trọng pháp; Trách nhiệm; Chuyên nghiệp.
Ba là, phát triển văn hóa công vụ theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Thượng tôn pháp luật là tinh thần quán xuyến của nền công vụ Việt Nam, bên cạnh tinh thần trọng dân. Trong lịch sử lập pháp, trong luật thực định đã có những quy định về công vụ với những nguyên tắc manggiá trị lớn,đặc biệt là những quy định về quan chế, về thiết lập hệ thống ngăn ngừa, ngăn chặn(hồi tỵ), về khảo quan, khảo khóa. Ở nước ta, thuật ngữ nhà nước pháp quyền tuy mới xuất hiện gần đây trong các văn kiện, trong văn bản quy phạm pháp luật, nhưng tinh thần trọng pháp, ý tưởng nhà nước pháp quyền đã cắm rễ từ lâu trong lịch sử lập pháp và trị nước.
Văn hóa pháp quyền – đó là toàn bộ những giá trị do con người tạo ra, được kết tinh và thẩm thấu trong toàn bộ lĩnh vực pháp quyền: trình độ văn minh cao trong hoạt động pháp lý; tính hiện thực của các giá trị văn hóa trong hoạt động pháp lý; tính nhân văn được thực hiện trong các quan hệ pháp quyền.
Bốn là, hệ thống giá trị văn hóa công vụ phải được thể chế hóa
Triết lý văn hóa công vụ phải được hiện thực hóa trong thực tiễn, bắt đầu bằng việc tạo lập thể chế, hệ thống hóa các giá trị tốt đẹp của văn hóa công vụ.
Hình thức thể chế hóa hệ thống giá trị phải là: đạo luật cơ bản, tượng trưng cho chủ quyền thiêng liêng của nhân dân, có hiệu lực tối thượng (Hiến pháp), một văn bản quy phạm pháp luật có tính pháp điển, có hiệu lực tối cao (Luật Công vụ), bộ quy chế làm việc, quy tắc ứng xử mẫu của cơ quan hành chính, của cán bộ, công chức (có thể ban hành nghị định) và được cụ thể hóa đến từng lĩnh vực, từng cấp quản lý.
Tạo lập thể chế, hệ thống hóa các giá trị của văn hóa công vụ hiện nay cần tiến hành: đưa vào Hiến pháp hệ thống giá trị của văn hóa công vụ trong Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; hệ thống hóa các quy định của pháp luật về chế độ công vụ.
Cần xúc tiến đề án xây dựng Luật Công vụ. Trên cơ sở của tập hợp hóa các văn bản quy phạm pháp luật về công vụ, về cán bộ, công chức, loại bỏ những nội dung trùng lắp, tiến tới ban hành Luật Công vụ. Luật này cần phải điều chỉnh toàn bộ hoạt động công vụ và chế độ cán bộ, công chức nhà nước, bao gồm các nguyên tắc của hoạt động công vụ, quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức nhà nước, trình tự tuyển dụng, chế độ quản lý, sử dụng, chế độ khen thưởng và trách nhiệm cán bộ, công chứcnhà nước.
Quy định trong luật thực định nghĩa vụ, trách nhiệm của người đứng đầu trong lĩnh vực văn hóa công vụ. Quy định bổn phận của người đứng đầu trong việc đổi mới, phát triển văn hóa công vụ ở mỗi cơ quan, đơn vị: chia sẻ, truyền đạt về sứ mệnh, tầm nhìn, các giá trị của cơ quan; quan tâm đến đội ngũ chuyên viên, cán bộ, công chức trẻ, đặc biệt là những người mới làm việc trong cơ quan nhà nước, tạo môi trường tương trợ, hợp tác, giúp đỡ nhau; hình thành văn hóa tổ chức thích ứng với đổi mới, có khả năng ứng phó linh hoạt, huy động sự đồng thuận để cùng giải quyết những vấn đề đặt ra; cần xây dựng hệ thống đánh giá công việc thực chất.
Năm là, làm rõ hơn vai trò của các đơn vị đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong nghiên cứu, giảng dạy văn hóa công vụ
Trong thực tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức chỉ mới chú trọng truyền thụ kiến thức, kỹ năng, chưa quan tâm đúng mức đến bồi dưỡng để nâng cao nhận thức về văn hóa công vụ. Chưa xây dựng các khung chương trình, giáo trình, tài liệu và cách thức truyền thụ đa dạng, phù hợp về văn hóa công vụ cho các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Cần đưa văn hóa công vụ vào nội dung các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức. Bên cạnh các nội dung về kiến thức, kỹ năng, nội dung văn hóa công vụ sẽ tạo ra sự thay đổi trong thái độ, hành vi công vụ, là một yếu tố quan trọng để kiến thức, kỹ năng thực thi công vụ được thể hiện đầy đủ trong hoạt động công vụ. Văn hóa công vụ sẽ tạo ra sự thay đổi trong diện mạo của hoạt động công vụ, hình ảnh của hoạt động công vụ. Bên cạnh đó, cần lồng ghép các nội dung về văn hóa công vụ vào các nội dung kiến thức, kỹ năng để thực sự tạo ra sự chuyển biến trong định hướng giá trị của hành vi công vụ.
Triết lý văn hóa công vụ được xác định trong mục tiêu của cải cách công vụ, hình thành trên cơ sở hệ thống tiêu chí văn hóa công vụ, thành phương châm hành động, thống nhất từ chủ trương đến thể chế hóa, được chia sẻ, đồng thuận và đưa vào chương trình hành động cụ thể của các cơ quan quản lý nhà nước.
Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016
(1) Xem: TS Huỳnh Văn Thới: “Quan điểm tiếp cận trong đánh giá văn hóa công vụ”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 11, 2015, tr.21.
(2) Phạm Văn Đồng: Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.43.
(3) Ủy ban quốc gia về Thập kỷ quốc tế phát triển văn hóa: Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa, Bộ Văn hóa Thông tin và Thể thao, Hà Nội, 1992, tr.23.
(4) Karen Prokopec: Strengthening public sector value through culture change, Centre for Innovation and Workplace Culture in the government of Ontario, Volume: 19 Issue: 2, 2013.
(5) Patrick Keuleers: Key issues for consideration when assisting civil service personnel management reforms in developing countries, UNDP, Sub-Regional Resource Facility for thePacific, Northeast, and Southeast Asia, Bangkok SURF.
(6) Acunã -Alfaro, Jairo: Public asdministration reform and Anti – corruption: Where Does Civil Service Reform Fit in, UNDP Vietnam Policy Brief, 2010.
(7) Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.258-259.
TS Huỳnh Văn Thới
Học viện Hành chính quốc gia
Khái Niệm Cải Cách Và Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
– Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,…
– Cải cách hành chính, theo đó, được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình. Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
– Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao. Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển.
Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,… Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam , bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới.
Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước
Admin Mr.Luân
Với kinh nghiệm hơn 10 năm, Luận Văn A-Z nhận hỗ trợ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ một cách UY TÍN và CHUYÊN NGHIỆP. Liên hệ: 092.4477.999 – Mail : luanvanaz@gmail.com ✍✍✍ Báo giá dịch vụ viết thuê luận văn thạc sĩ ✍✍✍
Những Vấn Đề Chung Về Cải Cách Hành Chính Nhà Nước
Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Cùng tìm hiểu về khái niệm cải cách hành chính là gì và ý nghĩa của cải cách hành chính nhà nước trong bài viết sau đây:
1. Khái niệm cải cách và cải cách hành chính nhà nước là gì?
1.1 Khái niệm cải cách
Theo cách hiểu chung nhất, cải cách là những thay đổi có tính hệ thống và có mục đích nhằm làm cho một hệ thống hoạt động tốt hơn. Điều đó làm phân biệt cải cách với những hoạt động khác cũng chỉ sự biến đổi như sáng kiến, thay đổi,…
1.2 Cải cách hành chính nhà nước là gì?
Cải cách hành chính là gì?
Theo đó, cải cách hành chính được hiểu là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình.
Như vậy, cải cách hành chính nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đích tăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước. Cải cách hành chính nhà nước là một trong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận mà còn mang tính thực tiễn cao.
Mọi hoạt động cải cách hành chính nhà nước đều hướng tới việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn phát triển. Vì bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận không tách rời của bộ máy nhà nước nói riêng và hệ thống chính trị của một quốc gia nói chung nên cách thức tổ chức và hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố chính trị, mức độ phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các yếu tố mang tính chất đặc trưng khác của mỗi quốc gia như truyền thống văn hoá, lịch sử,…
Cải cách hành chính nhà nước ở các nước khác nhau, vì vậy, cũng mang những sắc thái riêng, được tiến hành trên những cấp độ khác nhau, với những nội dung khác nhau. Ở Việt Nam, có thể xem cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng của công cuộc đổi mới, là trọng tâm của tiến trình xây dựng và hoiàn thiện Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam1, bao gồm các thay đổi có chủ đích và lâu dài nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước để đáp ứng những đòi hỏi của tiến trình đổi mới.
Cải cách hành chính nhà nước là gì
Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm trong việc viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp. Bạn cần đến dịch vụ nhận làm luận văn cao học Cần Thơ , Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, … để giúp mình hoàn thành những bài luận đúng deadline? Khi gặp khó khăn về vấn đề viết luận văn, luận án hay khóa luận tốt nghiệp, hãy nhớ đến Tổng đài tư vấn luận văn 1080, nơi giúp bạn giải quyết những khó khăn mà chúng tôi đã từng trải qua.
2. Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước là gì?
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội theo định hướng của nhà nước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cho lợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội.
Chính vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia. Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng, không có mục đích tự thân mà nhằm tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước trong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, định hướng và điều tiết sự phát triển kinh tế – xã hội và duy trì trật tự của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo ở nước ta gần 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế – xã hội của đất nước. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp đã từng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Những thành công kể trên có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong toàn bộ tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến cải cách nền hành chính nhà nước.
Cải cách hành chính nhà nước đã trở thành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển và đổi mới. Khẳng định tầm quan trọng của cải cách hành chính nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời và quyết định thành công của đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: cải cách hành chính là nội dung trọng tâm của công cuộc đổi mới và cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Vai trò và mục đích của cải cách hành chính nhà nước là gì
3. Sự cần thiết phải cải cách hành chính ở Việt Nam
Cải cách hành chính ở nước ta hiện nay diễn ra trong khuôn khổ của cải cách nhà nước theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công quá trình đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng. Vậy đối với nước ta, những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước là gì?
– Quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN Cải cách hành chính hướng tới việc nâng cao khả năng hoạt động của bộ máy hành chính để giúp cho quá trình quản lý xã hội của Nhà nước được tốt hơn, trước hết là quản lý nền kinh tế, định hướng cho nền kinh tế phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước. Mỗi nền kinh tế cần phải được quản lý theo cách thức riêng. Quản lý nhà nước đối với kinh tế là để cho nền kinh tế phát triển ổn định, theo đúng định hướng, khắc phục và giảm thiểu những nhược điểm của cơ chế thị trường. Sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời kỳ mới đòi hỏi Nhà nước, mà trực tiếp là nền hành chính phải hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực pháp lý theo cơ chế mới để đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt phải điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính trong việc thực hiện chức năng quản lí nhà nước.
– Những bất cập còn tồn tại của nền hành chính Nền hành chính nhà nước ở nước ta trong quá trình đổi mới vẫn còn tồn tại nhiều biểu hiện tiêu cực, chưa đáp ứng được những yêu cầu của cơ chế quản lý mới cũng nhu cầu của nhân dân trong điều kiện mới, hiệu lực, hiệu quả quản lý chưa cao, thể hiện trên các mặt:
+ Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ máy hành chính trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa được xác định thật rõ và phù hợp; sự phân công, phân cấp giữa các ngành và các cấp chưa thật rành mạch;
+ Hệ thống thể chế hành chính chưa đồng bộ, còn chồng chéo và thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp; trật tự, kỷ cương chưa nghiêm;
+ Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc; phương thức quản lý hành chính vừa tập trung quan liêu lại vừa phân tán, chưa thông suốt; chưa có những cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức làm dịch vụ công;
+ Đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính; phong cách làm việc chậm đổi mới; tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân còn diễn ra trong một bộ phận cán bộ, công chức;
+ Bộ máy hành chính ở các địa phương và cơ sở chưa thực sự gắn bó với dân, không nắm chắc được những vấn đề nổi cộm trên địa bàn, lúng túng, bị động khi xử lý các tình huống phức tạp. + Chế độ quản lí tài chính không phù hợp với cơ chế thị trường. Việc sử dụng và quản lí nguồn tài chính công chưa chặt chẽ, lãng phí và kém hiệu quả.
– Quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế Toàn cầu hoá là một quá trình khách quan có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các quốc gia. Quá trình này khiến cho các quốc gia trên toàn thế giới trở nên gần nhau hơn, quan hệ với nhau chặt chẽ hơn và sự thẩm thấu, phụ thuộc vào nhau cũng nhiều hơn. Các quốc gia đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức mới ở tầm quốc tế. Hội nhập quốc tế là một đòi hỏi đối với các quốc gia để có thể tận dụng được cơ hội, đồng thời hạn chế những thách thức trong toàn cầu hoá để có thể phát triển. Bộ máy hành chính của các quốc gia phải vận động nhanh nhạy hơn để tăng cường khả năng cạnh tranh của quốc gia trong quá trình hội nhập và phân công lao động mang tính toàn cầu. Điều đó đòi hỏi thể chế hành chính và đội ngũ cán bộ phải thích ứng với pháp luật và thông lệ quốc tế, đồng thời giữ vững độc lập, tự chủ, bảo vệ lợi ích quốc gia.
– Sự phát triển của khoa học-công nghệ Những ảnh hưởng của cách mạng kỹ thuật – công nghệ có ảnh hưởng tới mọi mặt của đời sống xã hôi, trong đó có hoạt động quản lý. Những biến đổi này đặt ra trước nền hành chính truyền thống những thách thức mới. Điều đó đòi hỏi phải cải cách nền hành chính, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới phương pháp quản lí nhân sự để theo kịp những tiến bộ chung của thế giới.
Quản Lý Hành Chính Nhà Nước Là Gì? Đặc Điểm Quản Lý Hành Chính Nhà Nước
Quản lý hành chính nhà nước là gì? Khái niệm và đặc điểm quản lý hành chính nhà nước. Nội dung của quản lý hành chính nhà nước. Lấy ví dụ và phân tích về quản lý hành chính nhà nước.
Việt Nam đang tập trung phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo mục tiêu này, bên cạnh việc tập trung các nguồn lực thì việc củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó phải kể đến vai trò của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây là hoạt động tổ chức và điều hành nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cơ bản nhất của nhà nước trong quản lý xã hội. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phân cấp quản lý hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết, bởi đây sẽ là một nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức hành chính công ở Việt Nam.
Vậy, có thể hiểu như thế nào về quản lý hành chính nhà nước? Dưới góc độ pháp lý, quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm gì?
Luật Dương Gia sẽ cùng quý bạn đọc tìm hiểu về vấn đề này.
Theo cách hiểu chung một cách khái quát nhất, quản lý chính là việc tác động định hướng lên một hệ thống nào đó nhằm đảo bảo hệ thống đó phát triển một cách trật tự và phù hợp với những quy luật được hướng tới. Trên cơ sở này có thể hiểu quản lý nhà nước là một hình thức của quản lý xã hội tuy nhiên có chứa đựng tính quyền lực của nhà nước và sử dụng chính quyền lực đó để điều chỉnh quan hệ nhằm đảm bảo mục tiêu duy trì và phát triển một cách trật tự. Từ đó đảm bảo cho việc thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp. Tuy hệ thống các cơ quan: quyền lực, xét xử và kiểm sát thực hiện quyền lập pháp và tư pháp không thuộc hệ thống quản lý hành chính nhà nước nhưng trong cơ chế vận hành của nó cũng có công tác hành chính như chế độ công vụ, công tác tổ chức cán bộ… và phần công tác này cũng phải tuân thủ những quy định thống nhất của nền hành chính nhà nước. Quyền hành pháp có 2 nội dung:
– Một là lập quy được thực hiện bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thực hiện pháp luật.
– Hai là quản lý hành chính nhà nước tức là tổ chức, điều hành, phối hợp các hoạt động kinh tế – xã hội để đưa luật pháp vào đời sống xã hội.
Như vậy, có thể hiểu quản lý hành chính nhà nước bản chất chính là hoạt động thực thi quyền hành pháp của Nhà nước, đó là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực pháp luật nhà nước đối với các quan hệ xã hội và trật tự pháp luật nhằm thực hiện những chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa, do các cơ quan trong hệ thông quản lý hành chính từ Chính phủ ở Trung ương xuống Uỷ ban nhân dân các cấp ở địa phương tiên hành.
2. Đặc điểm quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau đây:
2.1. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước
Tính quyền lực nhà nước là đặc điểm cơ bản nhất để thông qua đó phân biệt được hoạt động quản lý hành chính nhà nước với hoạt động quản lý mang tính xã hội khác. Quyền lực nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước trước hết thể hiện ở việc các chủ thể có thẩm quyền thể hiện ý chí nhà nước thông qua phương tiện nhất định, trong đó phương tiện cơ bản và đặc biệt quan trọng được sử dụng là văn bản quản lý hành chính nhà nước. Bằng việc ban hành văn bản, chủ thể quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí của mình dưới dạng các chủ trương, chính sách pháp luật nhằm định hướng cho hoạt động xây dựng và áp dụng pháp luật; dưới dạng quy phạm pháp luật nhằm cụ thể húa các quy phạm pháp luật của cơ quan quyền lực nhà nước và của cấp trên thành những quy định chi tiết để có thể triển khai thực hiện trong thực tiễn; dưới dạng các mệnh lệnh cá biệt nhằm áp dụng pháp luật vào thực tiễn, trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý; dưới những dạng mệnh lệnh chỉ đạo cấp dưới trong hoạt động, nhằm tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn; dưới dạng những thông tin hướng dẫn đối lập với cấp dưới nhằm đảm bảo sự thống nhất, có hệ thống của bộ máy hành chính nhà nước.
Theo quy định của pháp luật, chủ thể quản lý hành chính nhà nước Việt Nam bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước và công chức của những cơ quan này; thủ trưởng của cơ quan nhà nước; các công chức nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức xã hội được nhà nước ủy quyền quản lý hành chính đối với một số loại việc nhất định. Như vậy, đối tượng của quản lý hành chính nhà nước là các quan hệ xã hội phát sinh trên mọi lĩnh vực, thuộc đời sống dân cư, đời sống pháp luật và trong nội bộ của các cơ quan nhà nước. Thông qua đó, có thể xác định khách thể mà hoạt động quản lý hành chính nhà nước hướng đến là trật tự quản lý nhà nước trên lĩnh vực hành pháp.
Hành pháp là một trong ba quyền của quyền lực nhà nước thống nhất mang tính quyền lực chính trị. Chính phủ với tư cách là cơ quan hành pháp cao nhất (cơ quan chấp hành của Quốc hội) thực hiện quyền hành pháp cao nhất đối với toàn dân, toàn xã hội. Nhưng, Chính phủ thực hiện chức năng của mình thông qua hệ thống thể chế hành. chính của nền hành chính nhà nước cao nhất. Hành pháp là quyền lực chính trị; quản lý hành chính nhà nước là thực thi quyền hành pháp, nó phục tùng và phục vụ quyền hành pháp nhưng bản thân nó không phải là quyền lực chính trị.
2.3. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước
Có thể nói sự kết hợp giữa tính chấp hành và điều hành đã tạo thành một chỉnh thể thống nhất trong nội dung của hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Đây cũng là đặc điểm cơ bản để phân biệt quản lý hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp và tư pháp.
2.4. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo
Tính chủ động sáng tạo còn thể hiện rõ nét trong hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước. Đây là đặc điểm tồn tại bởi chính bản thân sự phức tạp, đa dạng, phong phú của đối tượng quản lý hành chính nhà nước; đồng thời đòi hỏi chủ thể quản lý phải áp dụng biện pháp giải quyết mọi tình huống phát sinh một cách có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chủ động và sáng tạo không vượt ra ngoài phạm vi pháp luật quy định.
2.5. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục
Có thể nói hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước được liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên; đồng thời, cấp trên cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, cấp dưới có quyền chủ động sáng tạo, tổ chức thực hiện pháp luật phù hợp.
Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội. Chính điểm đặc thù này được coi là một cơ sở quan trọng trong việc xác lập quy định về tổ chức và hoạt động, quy chế công chức, công vụ của bộ máy hành chính nhà nước; tạo ra bộ máy hành chính gọn nhẹ, có sự linh hoạt trong tổ chức, có đội ngũ công chức năng động sáng tạo, quyết đoán và chịu sự ràng buộc trách nhiệm đối với hoạt động của mình.
Mặt khác, việc tổ chức cơ cấu cơ quan quản lý hành chính nhà nước thành một khối thống nhất cũng góp phần bảo đảm tính pháp chế trong hoạt động hành pháp. Khác với hoạt động lập pháp và tư pháp, quản lý hành chính nhà nước luôn cần có tính liên tục, kịp thời và linh hoạt để đáp ứng sự vận động không ngừng của đời sống xã hội.
Bạn đang xem bài viết Xác Lập Triết Lý Văn Hóa Công Vụ Trong Cải Cách Hành Chính Nhà Nước trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!