Cập nhật thông tin chi tiết về Ý Nghĩa Lịch Sử Và Bài Học Kinh Nghiệm Trong Thắng Lợi Vĩ Đại Của Cách Mạng Tháng Tám Và Quốc Khánh 2 mới nhất trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn cuối. Hồng quân Xô Viết liên tiếp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường châu Âu, giải phóng một loạt nước và tiến thẳng vào sào huyệt phát xít Đức tại Béc-lin. Ngày 9-5-1945, phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc ở châu Âu. Ngày 8-8-1945, Hồng quân Liên Xô tiến công như vũ bão vào quân đội Nhật. Ngày 14-8-1945, phát xít Nhật đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc. Theo thỏa thuận của các nước Đồng minh, sau khi phát xít Nhật đầu hàng, quân đội Anh và Tưởng sẽ vào Đông Dương để giải giáp quân đội Nhật. Trong khi đó, thực dân Pháp lăm le dựa vào Đồng minh hòng khôi phục địa vị thống trị của mình; đế quốc Mỹ đứng sau các thế lực này cũng sẵn sàng can thiệp vào Đông Dương; những phần tử phản động, ngoan cố trong chính quyền tay sai Nhật đang âm mưu thay thầy đổi chủ, chống lại cách mạng.
Ở trong nước, trải qua các cuộc diễn tập, đến năm 1945, phong trào cách mạng dâng cao. Ngày 9-3-1945, phát xít Nhật làm cuộc đảo chính hất cẳng Pháp. Ngay trong đêm đó, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng quyết định phát động một cao trào cách mạng làm tiền đề cho tổng khởi nghĩa, thay đổi các hình thức tuyên truyền, cổ động, tổ chức và đấu tranh cho thích hợp. Tháng 3-1945, Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Tháng 4-1945, Trung ương triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, thống nhất các lực lượng vũ trang thành Việt Nam giải phóng quân. Ngày 16-4-1945, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị tổ chức các Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp và chuẩn bị thành lập Ủy ban giải phóng dân tộc Việt Nam, tức Chính phủ lâm thời cách mạng Việt Nam.
Từ tháng 4-1945 trở đi, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra mạnh mẽ, phong phú về nội dung và hình thức. Đầu tháng 5-1945, Bác Hồ từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân Trào làm căn cứ chỉ đạo cách mạng cả nước và chuẩn bị Đại hội quốc dân. Ngày 4-6-1945, Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban chỉ huy lâm thời, trở thành căn cứ địa của cả nước. Tháng 8-1945, Hội nghị đại biểu toàn quốc của Đảng họp tại Tân Trào (Tuyên Quang) khẳng định: “Cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới” và quyết định phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương; đề ra ba nguyên tắc bảo đảm tổng khởi nghĩa thắng lợi, đó là: Tập trung, thống nhất, kịp thời. 23 giờ ngày 13-8-1945, Ủy ban Khởi nghĩa ra Quân lệnh số 1 hiệu triệu toàn dân tổng khởi nghĩa. Ngày 16-8-1945, Đại hội Quốc dân họp tại Tân trào thông qua “10 chính sách lớn của Việt Minh”; thông qua “Lệnh tổng khởi nghĩa”; quy định quốc kỳ, quốc ca; thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Trung ương, tức Chính phủ Lâm thời do đồng chí Hồ Chí Minh làm Chủ tịch. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi nhân dân cả nước tổng khởi nghĩa, trong đó chỉ rõ: “Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân cả nước đồng loạt vùng dậy, tiến hành tổng khởi nghĩa, giành chính quyền. Từ ngày 14 đến ngày 18-8, cuộc tổng khởi nghĩa nổ ra giành được thắng lợi ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, đại bộ phận miền Trung, một phần miền Nam và ở các thị xã: Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Hội An, Quảng Nam… Ngày 19-8, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội. Ngày 23-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Huế và ở Bắc Cạn, Hòa Bình, Hải Phòng, Hà Đông, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Gia Lai, Bạc Liêu… Ngày 25-8, khởi nghĩa thắng lợi ở Sài Gòn – Gia Định, Kon Tum, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Biên Hòa, Tây Ninh, Bến Tre… Ở Côn Đảo, Đảng bộ nhà tù Côn Đảo đã lãnh đạo các chiến sĩ cách mạng bị giam cầm nổi dậy giành chính quyền.
Chỉ trong vòng 15 ngày cuối tháng 8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa đã giành thắng lợi hoàn toàn, chính quyền trong cả nước về tay nhân dân.
Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) lịnh sử, trước cuộc mít tinh của gần một triệu đồng bào, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Từ đó, ngày 2-9 là Ngày Quốc khánh của nước ta.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công mau lẹ do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng, có ý nghĩa quyết định là sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt, khéo léo của Đảng; là sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của nước ta một cách đúng đắn, độc lập, tự chủ và sáng tạo. Đảng có phương pháp, chiến lược, chiến thuật cách mạng phù hợp, linh hoạt; nhận thức được thời cơ, chủ động đón thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ, tiến hành tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
Cách mạng Tháng Tám thành công là do tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí quật cường của các tầng lớp nhân dân ta, không chịu sống mãi kiếp nô lệ của người dân mất nước; một lòng đi theo Đảng và được Đảng lãnh đạo qua các cuộc tổng diễn tập, đã quyết vùng lên giành độc lập cho dân tộc. Trải qua 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ và anh dũng dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã có biết bao đồng bào, chiến sĩ đã không hề tiếc máu xương, hy sinh oanh liệt vì mục tiêu độc lập dân tộc.
Cách mạng Tháng Tám được tiến hành trong bối cảnh quốc tế có những thuận lợi nhất định. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật đã bị đánh bại, phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức và của các lực lượng tiến bộ trên thế giới phát triển mạnh.
Cách mạng tháng Tám thành công để lại nhiều ý nghĩa lịch sử, cụ thể:
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo, mở ra bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chính quyền về tay nhân dân, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời – Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á; chấm dứt chế độ quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn 80 năm nhân dân ta dưới ách đô hộ của thực dân, phát xít. Nhân dân Việt Nam từ thân phận nô lệ trở thành người dân một nước độc lập, làm chủ vận mệnh của mình. Nước Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa phong kiến trở thành một nước độc lập, tự do và dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền. Từ đây, đất nước, xã hội, dân tộc và con người Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi của chủ nghĩa Mác-Lênin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam; là thắng lợi của tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng ta gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một nước thuộc địa ở châu Á. Đây còn là quá trình phát triển tất yếu của lịch sử dân tộc trải qua mấy nghìn năm phấn đấu, đỉnh cao của ý chí quật cường, sức mạnh của cộng đồng, tầm cao trí tuệ của dân tộc hòa quyện với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với xu thế của thời đại vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ xã hội, vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước bị chủ nghĩa đế quốc thực dân áp bức, thống trị. Nó khẳng định rằng, trong điều kiện trào lưu của cách mạng vô sản, cuộc cách mạng do một đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo không chỉ có thể thành công ở một nước tư bản kém phát triển, nơi mắt xích yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc mà còn có thể thành công ở ngay một nước thuộc địa nửa phong kiến lạc hậu để đưa cả dân tộc đó đi lên theo con đường của chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, nổi bật là:
Bài học thứ nhất là có một đảng tiên phong thật sự cách mạng, tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin, được tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng đã nắm vững hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử, đề ra đường lối cách mạng đúng đắn, có phương pháp và hình thức đấu tranh phù hợp; biết nắm bắt thời cơ, xây dựng lực lượng và tổ chức, sử dụng lực lượng; phát huy được sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để dẫn dắt quần chúng đứng lên giành và giữ chính quyền.
Bài học thứ hai là vấn đề giành và giữ chính quyền. Đảng ta đã biết chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng, làm cho lực lượng cách mạng đủ mạnh, thu hút được đông đảo quần chúng tham gia, từ đó làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch, tạo ra thời cơ cách mạng để đưa cuộc cách mạng đến thành công. Để giữ vững chính quyền, Đảng và Nhà nước ta đã dựa chắc vào nhân dân, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần để đấu tranh thắng lợi với thù trong giặc ngoài. Đảng ta biết kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng thích hợp và đúng lúc để đập tan bộ máy nhà nước cũ, lập ra nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Bài học thứ ba là vấn đề nắm bắt được thời cơ, đề ra được những quyết định chính xác và kịp thời. Nghệ thuật chỉ đạo tài tình của Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong việc chọn đúng thời cơ, ra quyết định Tổng khởi nghĩa đúng lúc thể hiện cụ thể trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng tháng 3-1945 “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và bản Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc phát đi đêm 13-8-1945.
Cũng nhờ chọn đúng thời cơ mà sức mạnh của nhân dân ta trong Cách mạng Tháng Tám được nhân lên gấp bội, đã tiến hành tổng khởi nghĩa thành công trong phạm vi cả nước trong thời gian ngắn.
Kỷ niệm 72 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh mùng 2-9, chúng ta càng nhận thức đầy đủ trách nhiệm của các thế hệ hôm nay trong việc vận dụng và phát triển những bài học kinh nghiệm quý giá của Cách mạng Tháng Tám, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 72 năm qua vào sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đai hóa đất nước và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Thượng tá, TS Hoàng Giang Nam
Phó Trưởng phòng Công tác Chính trị
Vị Trí Và Vai Trò Của Văn Hóa Trong Thắng Lợi Của Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945
Vị trí và vai trò của văn hóa trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1. Đặt vấn đề
GS Trần Văn Giàu, người đã giành nhiều thời gian, tâm sức để nghiên cứu về cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, trong một lần về thăm khoa Lịch sử, trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, nơi ông đã từng có nhiều năm giữ cương vị Chủ nhiệm khoa, tâm sự: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của nước ta kỳ lạ lắm, có thể còn cần phải nghiên cứu rất nhiều nữa, còn cần làm sáng tỏ nhiều khía cạnh nữa để nhận thức hết được sự vĩ đại của một đường lối, sự tài giỏi của một phương thức tổ chức, sự kỳ diệu của một phương thức vận động xã hội. Bởi chỉ với hơn 5000 đảng viên, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh mà nòng cốt là Đảng cộng sản đã giành được độc lập cho một quốc gia ở một tình huống đặc biệt. Nhưng, ông cũng lại còn day dứt một điều, vì sao có những thời điểm vận nước rơi vào những tình huống bi đát đến thế, sức mạnh của đất nước dường như bị triệt tiêu, không còn có cả khả năng phòng thủ, khả năng tự bảo vệ. Cuối đời, do sức khỏe không còn được như xưa, ông không dám tập trung cho những công trình dài hơi, nhưng vẫn cố gắng đi tìm lời giải đáp cho một câu hỏi từ lâu khiến ông day dứt. Đó là vì sao chỉ với 25 lính, trong đó có một tên bị bệnh, không thể tham chiến nhưng đám lính Pháp này vẫn có thể lấy được tỉnh Ninh Bình? Với lực lượng ấy, theo ông, chỉ cần trai tráng trong một làng cũng có thể tiêu diệt được nếu họ đồng lòng. Và, trong một lần khác, khi nói chuyện về tình hình thời sự, ông cũng kể rằng “tôi đã từng đặt ra câu hỏi cho ba đảng viên Đảng Cộng sản Liên Xô cũ: vì sao với hơn 14 triệu đảng viên mà khi người ta mổ thịt các chú, các chú không có phản ứng gì, kể cả giẫy giụa?”. Bài viết này chỉ tập trung lý giải về vai trò của văn hóa trong cuộc cách mạng này, với tư cách là một bộ phận của cuộc cách mạng giải phóng, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng trong một hoàn cảnh xã hội đặc biệt.
2. Bối cảnh văn hóa, xã hội và vị trí của văn hóa trong cuộc cánh mạng giải phóng
Từ 1930, khi được thành lập, Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định vai trò của văn hóa như là một bộ phận của cuộc cách mạng xã hội mà người đảng viên phải hoạt động. Trong điều kiện lịch sử ấy, lại là một nội dung trong một tài liệu mang tính cương lĩnh, văn bản này chưa có điều kiện để nhận thức đầy đủ về bản chất, vai trò, các phương thức của hoạt động văn hóa và điểm mấu chốt trong quan niệm của Đảng lúc này là vẫn nhìn nhận, đánh giá sự đóng góp của văn hóa đối với quá trình phát triển xã hội từ góc nhìn ý thức hệ. Điều này được thể hiện rất rõ trong khi chỉ đạo các phong trào cách mạng sau đó. Từ phong trào Xô Viết – Nghệ Tĩnh những năm 1930-1931 cho đến thời kỳ Mặt trận Bình Dân 1936-1939, về phương diện văn hóa, quan điểm của Đảng Cộng sản lộ rõ xu hướng đánh giá cao những giá trị thực tiễn, trước mắt của các giá trị văn hóa, phong trào văn hóa, tổ chức văn hóa, các nhà hoạt động văn hóa, nếu như các hoạt động ấy đều tập trung cho sự nghiệp đấu tranh với đế quốc phong kiến, khơi dậy thái độ phản kháng của quần chúng nhân dân, tập trung cho cuộc cách mạng xã hội nhằm đánh đổ đế quốc, phong kiến, giành độc lập cho dân tộc. Đến những năm tiền khởi nghĩa, vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn, thiết thực hơn. Nói cho công bằng thì từ khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, phát xít Nhật hất cẳng Pháp, thiết lập chế độ cai trị của Nhật trên toàn cõi Đông Dương thì lý thuyết Đại Đông Á không phải không có những ảnh hưởng đến tâm thế xã hội, đến những xu hướng văn hóa-xã hội khác nhau của các phong trào văn hóa. Trong thực tiễn, bên cạnh những nhận thức đúng và đủ về chính sách văn hóa chính thống, không ít nhà tư tưởng, nhà hoạt động văn hóa vẫn còn có những mơ hồ, lệch lạc trước những chính sách văn hóa và triển vọng của văn hóa Việt Nam. Chính vì vậy Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 do đồng chí Trường Chinh với tư cách là Tổng Bí thư của Đảng khởi thảo, đã thể hiện khá đầy đủ quan niệm của Đảng về vai trò của văn hóa đối với cuộc cách mạng giải phóng. Mục tiêu cứu quốc được đặt ra đầu tiên và gần như xuyên suốt bản Đề cương văn hóa 1943, tư tưởng cứu quốc, cương lĩnh của một nền văn hóa cứu quốc được xác định, lý giải, yêu cầu gắn liền với cuộc cách mạng xã hội. Tình hình chính trị, xã hội đang có nhiều diễn biến phức tạp. Trên lĩnh vực văn hóa, nhiều xu hướng khác nhau đang chi phối đời sống tinh thần của dân tộc. Nhiều người phân vân trước học thuyết Đại Đông Á của Nhật, không ít người đã lầm tưởng rằng, đây chính là một cơ hội để văn hóa Việt Nam phục hưng, do được hưởng lợi từ quan niệm “đồng chủng đồng văn” của người Nhật, được “trở về” với nguồn gốc Á đông sau một thời gian dài bị nô dịch bởi người Pháp. Những tư tưởng triết học của phương tây được giới thiệu ở Việt Nam lúc này như triết học Đêcác, Berson, Căng, Nitsơ cũng đang có nguy cơ gây lạc đường cho nhiều trí thức trẻ chán ghét những tư tưởng cũ nhưng chưa tìm ra được hướng đi mới cho đời mình. Xu hướng nệ cổ, xu hướng cực đoan trong học thuật, những bế tắc của văn chương…(chủ nghĩa lãng mạn đã đi vào bế tắc, chủ nghĩa hiện thực đã đi đến giai đoạn cuối của nó và dần lộ ra những dấu hiệu không còn tính chiến đấu mạnh mẽ như giai đoạn đầu và những năm 36-39) tạo ra một không khí ngột ngạt, bế tắc trong đời sống tinh thần. Trong “đêm trước của cuộc cách mạng”, bản Đề cương văn hóa Việt Nam mà chúng ta hay gọi là Đề cương văn hóa 1943 ra đời đã đem lại một không khí mới cho văn hóa Việt Nam. Với Đề cương văn hóa Việt Nam, lần đầu tiên Đảng Cộng sản đưa ra một cương lĩnh văn hóa, mà ở đó nội dung, tính chất, tổ chức, định hướng phát triển của một cuộc cách mạng văn hóa chỉ có thể gắn với cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và tương lai của nền văn hóa ấy sau khi cách mạng đã thành công. Đề cương văn hóa Việt Nam, vì vậy, có tác dụng định hướng cả về hướng đi, cách thức xây dựng và hoạt động nên nó có tác dụng lâu dài với cách mạng Việt Nam.Vì trong điều kiện hoạt động bí mật, bản Đề cương dù sao cũng mới chỉ dừng lại ở những định hướng lớn, những nguyên tắc mang tính chất nền tảng, nhiều vấn đề cũng mới chỉ được nêu ra ở những định hướng lớn mà chưa có điều kiện đi sâu vào những nội dung cụ thể, những quan hệ phức tạp trong nội hàm khái niệm. Sau khi cách mạng thành công, đồng chí Trường Chinh đã viết một bài tiểu luận dài có nhan đề Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc này và báo cáo Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam nhằm giải thích rõ hơn nhiều vấn đề trước đó Đề cương chưa có điều kiện làm rõ. Sở dĩ phải nói thêm như vậy, vì thứ nhất, do tính chất ngắn gọn của Đề cương, nhiều vấn đề chưa được cụ thể, nhiều định hướng chưa có dịp trình bày chi tiết và cũng có cả những vấn đề chưa được nói tới. Ở những văn bản sau này, tác giả của Đề cương đã trình bày kỹ hơn, giải thích rõ thêm nhiều nội dung của Đề cương, nhưng ở trong bài viết này, chúng tôi vì tôn trọng tính lịch sử của văn bản, sẽ không mở rộng, bàn thêm, bàn ra ngoài những điều đã được nói tới, cho dù những điều đó hoàn toàn có logic về mặt nội dung khoa học, về sự liền mạch của tư tưởng và trên thực tế, những gợi mở, đề xuất đầu tiên này đã được triển khai, vận dụng trong suốt chiều dài vận động của văn hóa Việt Nam từ bấy đến nay. Thêm nữa, sau khi chính quyền đã thuộc về nhân dân, Đảng Cộng sản đã thực hiện quyền lãnh đạo của mình nên đã phát triển thêm nhiều nội dung mà Đề cương chỉ mới đề cập đến mà chưa có sự luận giải hoặc luận giải chưa thuyết phục. Sự nhất quán của quan điểm chỉ đạo ở trong mấy văn bản này là điều dễ nhận thấy và những nguyên tắc về một nền văn hóa thuộc về tương lai, tầm nhìn và sự minh triết của nó đã đặt nền tảng cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam từ bấy đến nay là sự thực lịch sử không thể không thừa nhận.
3. Tư tưởng về một nền văn hóa mới mang tính cách mạng trong Đề cương văn hóa 1943
Nhiều người đã nói tới việc từ trước khi Đề cương ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ít lần nói tới vấn đề văn hóa và cách mạng văn hóa trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Nói như thế là đúng với lịch sử nhưng cũng cần phải khẳng định rằng, chỉ đến Đề cương, những vấn đề về một nền văn hóa mới do Đảng lãnh đạo mới được đặt ra một cách công khai, đầy đủ, toàn diện và mang tính chiến lược. Tính chất cách mạng của nền văn hóa mới được nhấn mạnh. Nhưng điều cũng cần nói rõ hơn ở đây là Đảng coi cuộc cách mạng của nền văn hóa ấy phải gắn liền với cuộc cách mạng xã hội sắp diễn ra, cần tập trung toàn bộ sức lực, hoạt động cho mục tiêu cứu quốc. Tính chất cứu quốc của Đề cương, vì vậy rất đậm nét.Bản Đề cương bao gồm nhiều nội dung lớn, sau mỗi vấn đề lại được chia ra thành những nội dung nhỏ hơn nhưng có khả năng bao quát nhiều lĩnh vực, nhiều nội dung, trong đó có cả những giả thuyết của văn hóa Việt Nam trong tương lai, tính chất của nền văn hóa ấy và những phương thức lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực văn hóa. Cũng trong văn bản này, lần đầu tiên Đảng đặt vấn đề về văn hóa trong cách mạng dân tộc dân chủ, đánh giá (sơ lược) lịch sử văn hóa Việt Nam, những nguy cơ của văn hóa Việt Nam dưới ách đô hộ của ngoại bang, vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam, những nguyên tắc vận động văn hóa mới, tính chất của nền văn hóa mới, những phương thức vận động văn hóa mới trong cuộc cách mạng sắp diễn ra và sau khi đã thành công v.v…, nghĩa là lần đầu tiên, Đảng nêu ra một Đề cương vận động, một Cương lĩnh (có thể nói như thế) về một nền văn hóa phải có, sẽ có trong và sau khi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ hoàn thành và tiếp đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa như là một bước tiếp theo tất yếu phải có của cuộc cách mạng xã hội. Đề cương nói về một cuộc cách mạng văn hóa trong tương lai, hoàn toàn khác trước đây cũng như hiện tại từ một cách nhìn hoàn toàn mới, mang tinh thần cách mạng chứ không phải là những cải cách, thay đổi. Bởi vậy, phải nhìn nhận nó từ những quan điểm mới: cách nhìn theo quan điểm mác xít về một nền văn hóa mới được xây dựng dưới thể chế chính trị-xã hội hoàn toàn mới. Những tư tưởng văn học mới cũng được xem như một bộ phận, một lĩnh vực của văn hóa mới Việt Nam. Ở đây, nên chú ý tới luận điểm của GS Đào Duy Anh trong Việt Nam văn hóa sử cương, tới một sự gặp gỡ không phải do những tương đồng về nhận thức chính trị nhưng từ cách nhìn mang đậm cảm thức yêu nước và tinh thần dân tộc, GS Đào Duy Anh trong công trình viết năm 1938, trước cương lĩnh về văn hóa của Đảng 5 năm, đã cho rằng, đứng trước một cuộc vận động xã hội, một cuộc đảo lộn lớn cần “soát xét lại” những di sản văn hóa của dân tộc để biết mình, biết người, biết lựa chọn ra cái gì hữu dụng để đương đầu với thử thách mới, biết cái gì cần loại bỏ để cho mình mạnh lên. Tư tưởng ấy thể hiện sự minh triết của nhà khoa học. Đồng thời cũng cần nói thêm rằng từ sau năm 30, GS Đào Duy Anh không hoạt động chính trị nữa, chỉ thuần túy làm khoa học, nhưng có lẽ nhãn quan chính trị, bản lĩnh chính trị đã giúp GS có một quan điểm rất gần với quan niệm của Đảng về các vấn đề của văn hóa truyền thống, đời sống văn hóa bấy giờ. Không có tư liệu để khẳng định rằng, Trường Chinh đã có đọc Việt Nam văn hóa sử cương và chịu ảnh hưởng quan niệm này, nhưng rõ ràng về quan niệm, cách tiếp cận các vấn đề của văn hóa, xã hội, con người của hai công trình này có rất nhiều điểm tương đồng. Đó là điều đáng mừng vì qua hiện tượng này có thể có thêm bằng chứng để khẳng định, vì sao cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 có sức lôi cuốn nhiều trí thức, các nhà hoạt động xã hội có xu hướng chính trị khác với Đảng Cộng sản đến với cuộc cách mạng do Đảng lãnh đạo như vậy.
Một nội dung khác, rất quan trọng cần được nhận thức và đánh giá đúng mức là vấn đề “học thuật, nghệ thuật”. Có người sẽ đặt vấn đề: tại sao nội hàm của khái niệm văn hóa, bao gồm nhiều nội dung khác nữa như di sản văn hóa, đời sống văn hóa, con người và những quan hệ của nó… cũng rất cần thiết trong giai đoạn lịch sử này, nhưng Đề cương lại chỉ nhấn mạnh ba lĩnh vực “tư tưởng, học thuật và nghệ thuật” và coi đó như một “mặt trận” người cộng sản cần hoạt động và nắm lấy quyền lãnh đạo? Qua hồi ức của những người trong cuộc, đối chiếu với tình hình thực tiễn của đời sống học thuật và nghệ thuật (chủ yếu là văn học) bấy giờ, có thể thấy Đề cương đã nêu ra rất trúng tính cấp thiết và yêu cầu phải tập trung toàn bộ sức lực cho mục tiêusắp tới của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Bởi vậy mà ba lĩnh vực nói trên, nơi thể hiện rõ nhất, tập trung nhất tư tưởng chính thống của chế độ xã hội bấy giờ (thể chế thực dân nửa phong kiến)-cơ sở sẽ đẻ ra nền văn hóa tương ứng với nó là nền văn hóa nô dịch. Mục tiêu đầu tiên, quan trọng nhất là đánh đổ thể chế ấy nên Đề cương cũng phải tập trung cho nó và “bỏ quên” những lĩnh vực khác cũng là điều có thể hiểu được. Đồng chí Trần Quốc Hương viết trong hồi ký về sự ra đời của Đề cương đã chứng minh thêm cho lập luận này: ” vấn đề văn hóa mới của dân tộc…Đảng ta đã quan tâm từ lâu rồi. Trong Luận cương do đồng chí Trần Phú khởi thảo, vấn đề này đã được đặt ra. Trong thời kỳ cách mạng Mặt trận Dân chủ, có điều kiện tương đối thuận lợi, Đảng ta đã dành chỗ trên sách báo công khai của mình phổ biến những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về văn hóa, văn nghệ, giới thiệu các nhà văn cách mạng hoặc tiến bộ trên thế giới và trong nước, đề xướng một nền văn nghệ mới, đấu tranh chống những khuynh hướng văn nghệ lạc hậu đương thời…Nhưng phải đến Hội nghị Trung ương lần thứ tám năm 1941, cuộc vận động văn hóa này mới được Trung ương bàn luận và giải quyết toàn diện cả về đường lối cả tổ chức. Do đó, mới có bản Đề cương về văn hóa Việt Nam và Hội Văn hóa Cứu quốc”. Riêng về văn học và những vấn đề học thuật trên sách báo công khai, những năm này cũng thể hiện tính chất đi xuống, lầm lẫn, chịu ảnh hưởng những quan điểm không lành mạnh của những quan điểm tư tưởng siêu hình, duy tâm, nệ cố, “mượn màu duy vật” có thể gây hại cho đời sống văn học, nên ở Đề cương, vấn đề này nêu ra như một nguy cơ phải đấu tranh, loại bỏ.
– Khi bàn về việc phân kỳ và xác định tính chất của văn hóa Việt Nam, Đề cương khẳng định: có 3 giai đoạn rõ rệt là “từ thời Quang Trung trở về trước” “văn hóa Việt Nam có tính chất nửa phong kiến nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hóa Tầu”. Thời kỳ thứ hai tính “từ Quang Trung cho đến khi Đế quốc Pháp xâm chiếm” là “văn hóa phong kiến có xu hướng tiểu tư sản” và thời kỳ “từ Pháp xâm chiếm cho đến nay” văn hóa Việt Nam mang tính chất “nửa phong kiến, nửa tư bản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa” (có chú thêm cần “phân biệt mấy giai đoạn trong thời kỳ này”). Về cách phân kỳ và xác định tính chất của mỗi thời kỳ ấy của văn hóa Việt Nam, trên những nét lớn không phải là không có căn cứ. Đề cương căn cứ vào nền tảng kinh tế-xã hội và chế độ kinh tế xây dựng cũng với những hệ thống thiết chế tinh thần của nó để xác định tính chất nền văn hóa. Do đó mới có những kết luận về sự phân kỳ dựa trên những mốc lịch sử như thời kỳ Quang Trung trở về trước, thời kỳ Pháp xâm lược v.v…Ở đây, cách phân kỳ của các giai đoạn phát triển văn hóa, cũng như xác định tính chất của nền văn hóa ấy chủ yếu dựa trên những tiêu chí của những triều đại phong kiến và phương thức tổ chức chế độ xã hội, trong đó có đời sống tinh thần. Cũng có thể do đây chỉ là bản Đề cương, nên tác giả không có điều kiện giải thích rõ hơn luận điểm của mình nhưng rõ ràng tính chất đơn giản, chỉ mới nhìn thấy những mạch, dòng chính thống mà chưa thấy được những dòng chảy ngầm, chưa thấy “những yếu tố dân chủ và chủ nghĩa xã hội” hay chưa thấy “dòng văn hóa thuộc về nhân dân” như cách nói của V.Lênin về văn hóa ở những thời kỳ trước cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ cũng như cách nhìn nhận vấn đề vẫn có phần đơn giản, như gắn tính chất văn hóa Việt Nam với những kiểu tổ chức xã hội, với thể chế chính trị mà chưa nhìn nhận những giai đoạn phát triển của văn hóa theo những quy luật nội tại của nó. Vấn đề ở đây là: Đề cương phân kỳ văn hóa và xác định tính chất của văn hóa chủ yếu dựa trên cơ sở tổ chức xã hội về mặt chính trị và nền kinh tế được tổ chức trên nền tảng chính trị của xã hội ấy. Dấu ấn của mỗi thời kỳ lịch sử tương ứng với mỗi triều đại chưa được nói đến như văn hóa Lý-Trần, Lê, Nguyễn v.v..Đánh giá về tính chất của văn hóa Việt Nam hiện tại, chỉ ra những âm mưu về văn hóa của chính quyền cai trị và đế quốc Pháp, phát xít Nhật và nêu những giả thuyết về tương lai của văn hóa Việt Nam v.v… Đề cương hoàn toàn xuất phát từ góc độ chính trị của vấn đề. Những kết luận như “văn hóa Việt Nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản” rõ ràng chưa chặt chẽ về mặt khoa học cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu. Đây là những kết luận căn cứ trên những tiêu chí chính trị-xã hội của một thời đại, trên những biểu hiện bề nổi của văn hóa Việt Nam bởi văn hóa hợp pháp, thứ văn hóa được bảo trợ và khuyến khích đúng là đã mang những biểu hiện như vậy. Song mặt khác, những dòng chìm, những mạch ngầm của văn hóa dân tộc mang ý nghĩa tích cực cũng chưa được ghi nhận. Sau này, trong Mấy nguyên tắc lớn…đồng chí Trường Chinh nói rõ hơn, vì sao lúc đó, Đề cương chưa thể nói rộng hơn, sâu hơn về những mặt này nhưng lại phải công khai, trực tiếp khẳng định tính chất của văn hóa Việt Nam, vạch trần những hậu quả tai hại của chính sách văn hóa nô dịch của Pháp Nhật, kêu gọi thành lập mặt trận văn hóa chống lại xu hướng này: ” dưới quyền thống trị của đế quốc Pháp; văn hóa Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tai hại làm cho nó bị nô dịch và chia rẽ, phát triển không đều; thiếu hẳn tinh thần độc lập, tự do và dân tộc thống nhất”, “có xu hướng Pháp hóa hay Nhật hóa đến nỗi có có khi mất cả bản sắc tốt đẹp của dân tộc”. Những chính sách văn hóa công khai của Pháp-Nhật, dù ở góc độ nào cũng chỉ gây hại cho văn hóa dân tộc. Trong luận điểm này, do tính chất và hoàn cảnh lịch sử bấy giờ, khó có thể tìm thấy một thái độ nào khác ngoài sự phủ định quyết liệt. Hồi ký của một số nhà hoạt động văn hóa thời đó đã kể lại rằng, chính sách văn hóa của Pháp -Nhật bấy giờ, nhấtlà tuyên truyền văn hóa ngu dân, chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mù quáng, thuyết Đại Đông Á…không phải là không tạo ra những lầm lạc bởi sự ngộ nhận trong đội ngũ những nhà văn, nhà hoạt động xã hội. Quan điểm của Đề cương hết sức rõ ràng, đã có ảnh hưởng không nhỏ tới nhận thức của một số người, nhất là “ức thuyết văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới”. Do những điều kiện còn phải hoạt động bí mật mà bản Đề cương chưa thể nói rõ hơn nhiều nội dung cụ thể của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới, nhưng những cơ sở mang tính quyết định về một nền văn hóa mới được xây dựng trên một cơ sở kinh tế, một phương thức xã hội được tổ chức theo những nguyên tắc mới đã được xác lập. Nói như Giáo sư Đặng Thái Mai thì dựa trên nền tảng này mà Văn học khái luận của ông (ra đời một năm sau) đã phân tích, lý giải, giới thiệu nhiều vấn đề của văn học theo tinh thần mác xít này. Có thể nói, đây là công trình đầu tiên viết về các vấn đề của văn học theo quan điểm mác xít hệ thống nhất, như là sự giải thích, nói rõ thêm những tư tưởng của bản Đề cương. Bảy chương sách, bao gồm những vấn đề thiết yếu nhất, như định nghĩa văn học, nguyên tắc văn học thể hiện ý thức hệ và phát triển gắn với sự tiến hóa của nhân loại, vấn đề sáng tác, tính giai cấp của các hình thái xã hội, các vấn đề về nội dung và hình thức, điển hình và cá tính, tự do sáng tác và tính dân tộc, tính quốc tế của văn học. Hiển nhiên là Văn học khái luận cũng không tránh khỏi những bất cập bởi trình độ lý luận mác xít lúc đó được tiếp thu cũng còn ở mức độ cơ bản, dưới dạng nguyên lý chứ chưa đi sâu vào các vấn đề lý luận văn nghệ. Nhưng dù sao, Văn học khái luận cũng góp phần không nhỏ trong việc tuyên truyền những tư tưởng lớn của Đề cương vào đời sống xã hội. Nó đã để lại những ảnh hưởng tích cực như hồi ký của những người tham gia tổ chức Văn hóa cứu quốc kể lại.
Cần phải nhấn mạnh điều này: lần đầu tiên với Đề cương, vấn đề bản chất xã hội của văn học, rộng hơn là của văn hóa được chỉ ra từ nguồn gốc, từ những quan hệ máu thịt của nó với đời sống và vai trò, vị trí quan trọng của nó tham gia vào công cuộc cải tạo xã hội. Nó hoàn toàn không phải là thứ tháp ngà của nghệ sĩ, muốn thoát ly khỏi thực tế, chỉ để theo đuổi những ước vọng cá nhân như nhiều người đã ngộ nhận do sự bế tắc về sự nhận đường. Một điều đáng chú ý nữa là trong hoàn cảnh xã hội như thế (trong nước là ách đô hộ của Pháp-Nhật, tình hình quốc tế là chiến tranh thế giới đang diễn ra) nhưng Đề cương đã nói đến “những ảnh hưởng của văn hóa tân dân chủ, xu trào văn hóa mới của Việt Nam đang cố vượt qua hết mọi trở lực để nảy nở (văn nghệ bất hợp pháp). Quan điểm biện chứng hướng đến tương lai mang tính dự cảm sáng suốt của Đề cương đã được chính lịch sử chứng minh nên sức hấp dẫn bởi cách đặt vấn đề mới mẻ, căn cứ trên những điều kiện chính trị, xã hội cụ thể là cơ sở cho những phân tích đầy sức thuyết phục của tác giả.
-Vấn đề cách mạng văn hóa Việt Nam: Phần này nêu ra 5 nội dung lớn, mang ý nghĩa quan trọng về một cuộc cách mạng văn hóa sẽ diễn ra trong tương lai. Đó là thái độ của Đảng Cộng sản đối với cuộc cách mạng tinh thần. Đề cương khẳng định: cuộc cách mạng văn hóa rất cần cho một cuộc cách mạng xã hội, nó sẽ xảy ra khi cuộc cách mạng xã hội nổ ra và tất yếu phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo, những phương thức tổ chức của nền văn hóa mới bây giờ chỉ là “dọn đường cho cuộc cách mạng triệt để mai sau”. Lần đầu tiên và cũng mang tính hệ thống hơn cả, Đảng Cộng sản khẳng định, trên “mặt trận” văn hóa, không phải và không thể làm một cuộc “cải cách văn hóa” mà phải là một cuộc “cách mạng” và cũng cần tận gốc, triệt để như cuộc cách mạng xã hội. Sau này, trong Mấy nguyên tắc lớn của cuộc vận động văn hóa Việt Nam lúc này (Tạp chí Tiên phong, số 2 năm 1945), đặc biệt là Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam, đồng chí Trường Chinh trình bày rõ hơn, đầy đủ hơn vấn đề kế thừa di sản văn hóa dân tộc, đánh giá di sản văn hóa dân tộc và mục tiêu cụ thể cũng như nội dung của một nền văn hóa mới mang tính chất dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Văn bản khẳng định tầm quan trọng của cách mạng văn hóa ở chỗ nó làm nhiệm vụ “cải tạo xã hội”, góp phần xây dựng một xã hội mới, theo những nguyên tắc tổ chức và tính chất mới nên nó phải là “văn hóa xã hội chủ nghĩa”, chỉ có “dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển” và chỉ có như vậy, văn hóa Việt Nam mới có thể “tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới”. Lần đầu tiên, Đảng Cộng sản nêu rõ nền văn hóa mới ” Về xã hội, lấy giai cấp công nhân làmgốc. Về chính trị, lấy dân tộc, dân chủ, nhân dân và chủ nghĩa xã hội làm gốc. Về tư tưởng, lấy học thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm gốc. Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa làm gốc”. Quan niệm này, về mặt văn hóa, hoàn toàn mang quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tuy không nói ra bằng lời, nhưng thấm đẫm tinh thần về mô hình và mối quan hệ của một hình thái kinh tế-xã hội của Mác. Khi xem xét các quan hệ kinh tế, xã hội và xác định tính chất của mô hình kinh tế-xã hội và những hình thái ý thức xã hội được xây dựng trên cơ sở của các quan hệ kinh tế-xã hội, Mác đã khẳng định tuy có những biểu hiện không hoàn toàn giống nhau ở nơi này hay nơi kia, nhưng trên những nét lớn nhất, những đặc điểm dễ nhận thấy nhất thì nhân loại đã trải qua 5 hình thái tổ chức kinh tế-xã hội, là dân chủ sơ khai, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản và xã hội chủ nghĩa. Và ở mỗi hình thái kinh tế-xã hội ấy lại nảy sinh ra những hình thái tư tưởng thuộc kiến trúc thượng tầng (mà văn hóa là một trong những hình thái ý thức ấy) tương ứng với nó. Do vậy tính chất “dân chủ” hay “xã hội chủ nghĩa” của văn hóa mới mà Đề cương nói đến ở đây chính là mô hình văn hóa hoàn toàn mới, tính chất của nền văn hóa ấy được xác định trên cơ sở tổ chức kinh tế-xã hội mới, nói cụ thể hơn là thuộc một chế độ xã hội được tổ chức sau khi cuộc cách mạng dân chủ nhân dân hoàn thành, bắt tay vào xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa theo mô hình Liên bang Xô Viết.
Đề cương nêu ra ba phương châm lớn (văn bản gọi là ba nguyên tắc) của cuộc “vận động văn hóa mới Việt Nam trong giai đoạn này” là dân tộc hóa, đại chúng hóa và khoa học hóa, ở mỗi mục đều có giảithích rõ nội dung cơ bản của phương châm đó là gì. Dân tộc hóa là “chống mọi ảnh hưởng nô dịch, thuộc địa, khiến cho văn hóa Việt Nam phát triển độc lập”, đại chúng hóa là “chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đại chúng hoặc xa đông đảo quần chúng” và khoa học hóa là “chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ”. Ba nguyên tắc lớn này phải thắng trong cuộc đấu tranh chống lại “những xu hướng bảo thủ, triết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm v.v…”đồng thời cũng chống cả “xu hướng văn hóa quá trớn của bọn Tờ rốt kít”. Rõ ràng, ba nội dung, ba phương châm, ba nguyên tắc này đã vạch ra những đường hướng cơ bản cho một nền văn hóa mới ở mục tiêu phải đạt đến, tính chất phải có và cả những nội dung cơ bản của nó. Ở những nguyên tắc lớn này, những yêu cầu về mặt chính trị, tư tưởng hệ được đặt ra ở bình diện thứ nhất. Nó mang tính nguyên tắc cao, rạch ròi nhưng vì thế cũng dễ thành khuôn cứng, dễ bỏ quan những vấn đề, hiện tượng nằm giữa những ranh giới ấy hoặc những nội dung mang tính kế thừa hoặc giao thoa giữa những nguyên tắc, lĩnh vực, giai đoạn. Ví dụ, nếu xét về mặt bản thể, những tư tưởng nhân văn của các thời kỳ văn hóa trước đó thuộc về những xu hướng, trào lưu, dòng văn hóa ngoài văn hóa tân dân chủ hay xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, có những giá trị văn hóa cũng mang tính lịch sử, có thể không phù hợp với tính chất, nội dung, yêu cầu của một nền văn hóa mới, nhưng đồng thời trong nó cũng có những yếu tố, nói như V. Lê nin, lại thuộc về nhân dân, mang tính chất dân chủ và xã hội chủ nghĩa. Vấn đề là ở chỗ tiếp thu và “khước từ di sản nào” theo cách nói của V.Lênin ở đây chưa được vạch ra một cách thuyết phục. Vạch một đường ngăn giữa các giai đoạn, dòng…như thế dễ dẫn đến những cứng nhắc, những thiệt thòi và lúng túng khi phải giải quyết những trường hợp cụ thể. Điều này đã xảy ra trong thực tiễn khi đánh giá, phê phán, tiếp thu những di sản văn hóa quá khứ hoặc đụng đến những vấn đề đương đại vốn không đơn giản. Đề cương đặt vấn đề ba phương châm, thực chất là ba tính chất là gắn với truyền thống dân tộc, thuộc về nhân dân và thấm nhuần tinh thần khoa học như ba trụ cột cơ bản, đảm bảo cho văn hóa Việt Nam phát triển. Sau này, khi đã giành được chính quyền, Đảng Cộng sản đã nói rõ hơn thái độ của mình trong lĩnh vực văn hóa là phải gắn bó chặt chẽ với đời sống dân tộc, với truyền thống di sản của ông cha, gắn bó với đời sống nhân dân, phục vụ nhân dân và tất cả thái độ tiếp cận từng vấn đề, cả trong tiếp nhận di sản, trong nghiên cứu khoa học hay sáng tạo thì tư tưởng vì dân tộc, đại chúng với một thái độ khách quan, đúng đắn của một nhãn quan khoa học vẫn là những nguyên tắc quan trọng nhất. Nếu chỉ nhìn nhận văn bản này như là sự chuẩn bị trong đêm trước của cuộc cách mạng xã hội, đã thấy tính chất thực tiễn và khoa học của cách tiếp cận vấn đề, mà nếu nhìn lại lịch sử hơn 70 năm ra đời và tác động đến đời sống của những quan điểm văn hóa này, mới thấy hết tầm nhìn xa trông rộng của những tư tưởng lớn về văn hóa.
Không phải là một văn bản nghiên cứu mà là một đề cương các nội dung, nguyên tắc chỉ đạo cho một cuộc vận động, đề cương hành động mà cái đích của nó là một cuộc cách mạng văn hóa trên cơ sở gắn với một cuộc cách mạng xã hội, không nhắm vào mục tiêu “cải cách văn hóa” mà là “cách mạng văn hóa”, Đề cương đã nêu ra những “nhiệm vụ cần kíp” của những nhà văn hóa mác xít trong thực tiễn là bằng mọi cách “chống lại văn hóa phát xít phong kiến, thoái hóa, nô dịch, văn hóa ngu dân và văn hóa phỉnh dân” để “phát huy văn hóa dân chủ”, trong đó “tranh đấu về học thuật, tư tưởng” (các trường phái triết học sai lầm “có ảnh hưởng tai hại” như triết học Khổng, Mạnh, chủ nghĩa duy tâm của Đêcac, Becson, Căng, Nitsơ v.v.. và phải khẳng định được vai trò của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; đấu tranh về “tông phái văn nghệ”, làm cho “xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng”, về tiếng nói, chữ viết, phối hợp trên các lĩnh vực bí mật và công khai, tuyên truyền, xuất bản, tổ chức các nhà văn, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng v.v…Tính chất trực diện, cách thức vận động và những nội dung được nêu ra rất cụ thể. Như đã trình bày ở trên, do quan niệm mà các lĩnh vực tư tưởng, học thuật, sáng tác văn nghệ được Đề cương nêu lên trước hết. Ở phần cuối này, những lĩnh vực ấy cũng được nhắc lại, trong đó nêu yêu cầu đấu tranh về trường phái, xu hướng (trong văn bản gọi là tông phái) phải được đặt lên hàng đầu, phải giải quyết từ cơ sở tư tưởng, cơ sở triết học làm nền tảng cho những học thuyết, trường phái ấy. Mục tiêu chính trị được đặt lên hàng đầu nên trong những nội dung được đề cập đến ở đây những vấn đề ấy cũng được đặt ở vị trí trọng yếu nhất. Trong đời sống văn chương bấy giờ, sự khủng hoảng, bế tắc của các trường phái lãng mạn, hiện thực, nhất là lãng mạn, đã bộc lộ rất rõ. Văn học lãng mạn, sau giai đoạn phát triển đầy mạnh mẽ, có nhiều đóng góp của nó, đã rơi vào khủng hoảng. Sự xuất hiện của những tổ chức và sáng tác của một số người cuối những năm 30, đầu những năm 40 đã báo hiệu sự đi xuống và xuất hiện những mầm mống bệnh hoạn, điều mà Nguyễn Tuân sau này nói là “nguy cơ của cả một nền văn học”. Chủ nghĩa hiện thực cũng đi qua giai đoạn phát triển cao nhất, đã có những thành tựu rực rỡ nhất và cũng thấp thoáng những dấu hiệu suy yếu hơn trước. Tính chiến đấu yếu hơn; năng lực phê phán xã hội thiếu mãnh liệt và trực diện hơn những năm 36-39. Đại diện xuất sắc nhất ở giai đoạn này như Nam Cao tuy vẫn sắc sảo, sâu sắc nhưng những vấn đề chính mà ông quan tâm như sự tha hóa của con người lại không hướng tới những xung đột xã hội, giai cấp, những hoàn cảnh rộng, mà đi vào những vấn đề đạo đức cá nhân, sự tồn vong của các cá nhân và những vấn đề của chính nó. Không phải cứ đi vào những vấn đề có ý nghĩa bao quát đến toàn xã hội, đám đông mới có cơ sở để tạo nên những tác phẩm lớn, nhưng vấn đề bấy giờ Đảng chủ trương hướng đến là những xung đột xã hội, giai cấp, vấn đề số phận dân tộc, đất nước hơn là vấn đề của số phận cá nhân. Chiến tranh, khủng hoảng xã hội đã làm cho văn học đánh mất dần đi những giá trị tích cực vốn có của nó nên Đề cương đặt vấn đề đấu tranh với những quan điểm duy tâm, siêu hình, những xu hướng thần bí, tắc tị trong văn chương, đấu tranh về tông phái văn nghệ là hoàn toàn căn cứ vào tình hình thực tiễn của đời sống văn học-một phương tiện có tác động khá trực tiếp đến đời sống tinh thần của xã hội.
4. Đánh giá về vai trò của văn hóa trong Cách mạng Tháng Tám 1945 và bài học lịch sử.
Đề cương văn hóa 1943: Là cương lĩnh đầu tiên của Đảng Cộng sản về lĩnh vực văn hóa, có thể nói rằng, những định hướng lớn về một nền văn hóa cần có, phải có trong tương lai, khi mà cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ chưa thành công, đã được hình thành trên những phương hướng, nội dung quan trọng nhất. Nhìn nhận nền văn hóa ấy phải được xây dựng trên cơ sở của một hình tháikinh tế-xã hội mới, do Đảng lãnh đạo, phảitrở thành một “mặt trận” mà người cộng sản phải nắm lấy, lãnh đạo và bắt nó phục vụ cho cuộc cách mạng xã hội là một bước tiến về nhận thức của Đảng về văn hóa. Đảng chủ trương có lãnh đạo được văn hóa “đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của đảng mới có hiệu quả”. Hiển nhiên, từ trong văn bản này, tư tưởng dùng văn hóa, trong đó có văn nghệ như một phương tiện phục vụ cho công tác tuyên truyền, vận động quần chúng làm cách mạng theo những mục tiêu của Đảng đã được xác định như những nhiệm vụ xã hội của văn nghệ. Quan niệm ấy xuyên suốt cho đến những giai đoạn sau. Tư tưởng này vừa tạo nên sự thống nhất, tập trung của văn nghệ, vừa tiềm ẩn những bất cập của nó như đề cao tính chất tuyên truyền, chức năng nhận thức, phản ánh, giáo dục, khẳng định bản chất xã hội của văn nghệ mà ít chú ý đến đặc trưng của nó. Trong hoàn cảnh bấy giờ, đưa ra được những vấn đề này, biến nó thành tư tưởng để vận động cho một nền văn hóa mới, chưa có hoặc chính xác hơn là mới chỉ là những mầm, những nụ, chưa được thừa nhận nhưng đã chứng tỏ sức sống của nó là một sáng tạo của Đảng, bởi chỉ có nêu ra được những hướng đi như thế mới có khả năng tập hợp được lực lượng và Đề cương trở thành tài liệu đầu tiên, quan trọng và duy nhất, có tác dụng tập hợp lực lượng rất lớn những người có tư tưởng tiến bộ bấy giờ trong mặt trận Văn hóa cứu quốc. Cần phải nhìn thấy tính chất cứu quốc, tinh thần Phục hưng và cả tinh thần Khai sáng của Đề cương văn hóa mới này, nhận thức được tính chất tiên phong, mở đường của nó cho các văn nghệ sĩ trở về với dân tộc, gắn bó với nhân dân trong sự nghiệp cầm bút của mình mới thấy hết được thái độ của Đảng không chỉ đối với cuộc cách mạng xã hội mà còn là những mong muốn xây dựng một nền tảng tinh thần mới cho xã hội trong tương lai.
Coi văn hóa là một mặt trận và sức sống của nó chỉ có thể được khẳng định trong những thử thách ở đời sống, Đề cương đã hơn một lần nhấn mạnh đến sự cần thiết, tính chất “cách mạng”, “mới” của nền văn hóa đi liền với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ. Và chỉ có hoàn thành cuộc cách mạng này thì cách mạng xã hội mới được coi như thành công. Trong những năm tháng ấy, đánh giá về vai trò to lớn và sự cần thiết của văn hóa với đời sống xã hội là một bước tiến lớn về nhận thức của Đảng đối với văn hóa dân tộc.
Những phương châm dân tộc, khoa học và đại chúng, cho đến tận bây giờ vẫn chứng tỏ tính chất đúng đắn về đường hướng nhưng cũng cần phải nhìn thấy và đánh giá đúng mức những điều còn giản đơn trong cách giải thích nội dung khái niệm, cách gò những yêu cầu chính trị vào nội dung khoa học của khái niệm. Nhưng điểm quan trọng nhất là qua bao nhiêu thăm trầm, biến động, con đường trở về với nhân dân, dân tộc, gắn bó máu thịt với cuộc sống của nhân dân mới là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho văn hóa dân tộc phát triển.
Từ quan điểm lịch sử, không thể không nhận thấy những khiếm khuyết của Đề cương, như trong xác định phạm vi đối tượng, lĩnh vực văn hóa, những nét đặc thù của khái niệm cũng như trong đánh giá di sản, xác định tính chất hoặc phân kỳ lịch sử hình thành và phát triển của văn hóa dân tộc v.v…Điều ấy hoàn toàn có thể hiểu được bởi trong những điều kiện hoạt động bất hợp pháp, thiếu thốn tư liệu, mặt bằng lý luận còn thấp,v.v…đã không cho phép tác giả đi sâu vào những vấn đề chuyên môn. Mặt khác lại cũng phải nhận thấy đây là một bản Đề cương, một chương trình, kế hoạch hành động mang tính chất cương lĩnh của một tổ chức chính trị ở một lĩnh vực vốn rộng về phạm vi, phong phú về nội dung, khó có quan điểm thống nhất ngay cả với những nhà chuyên môn, phức tạp về cách tiếp cận và quan điểm đánh giá…thì những nét lớn nhất của Đề cương, sau hơn 70 năm vẫn giữ được tính đúng đắn về mặt khoa học và tính thực tiễn về mặt vấn đề. Đó là một thành công, một đóng góp của Đảng đối với văn hóa dân tộc, không thể phủ nhận. Lướt qua những giai đoạn phát triển, đổi thay hơn 70 năm qua, nhìn lại những quan điểm lớn nhất của Đảng về văn hóa mới thấy hết những minh triết của cách tiếp cận vấn đề, tính thực tiễn và khoa học của những luận điểm. Bao trùm lên tất cả là tính chất cách mạng, thái độ nhất quán và những nguyên tắc của Đảng về một nền văn hóa mới, được định hướng ngay từ khi nó chưa được xác lập, chưa thật rõ hình hài nhưng những cái mới của nó đã hé lộ, sức sống của nó ngay từ những buổi đầu tiên đã được khẳng định. Chính vì thế mà tương lai của những tư tưởng lớn ấy, những định hướng ấy đã bám rễ vào đời sống và chứng tỏ sự đúng đắn ngay từ những buổi đầu.
– Sự cởi mở về khâu tập hợp lực lượng, đoàn kết toàn dân, cố kết cộng đồng trong những ngày đầu cách mạng đã làm thay đổi nhận thức xã hội. Sự tin yêu vào chủ trương cứu quốc, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, đã khiến nhiều văn nghệ sĩ, nhân sĩ, các nhà hoạt động văn hóa từ bỏ quan niệm cũ, chấp nhận một thế giới quan và nhân sinh quan mới. Đây là cuộc nhận đường đầu tiên của đội ngũ trí thức để đến với Cách mạng. Họ là những người tiên phong đi đến với cách mạng và là lực lượng chủ chốt để tham gia xây dựng nền văn hóa mới. Nguyễn Tuân đã nói đến việc sẵn sàng “mang những đứa con tinh thần” trước đây của mình “tàn sát” cả đi để đến với nhân dân, cách mạng. Nhưng “cái thủa ban đầu dân quốc” này sau đó đã vấp phải những ngộ nhận, giản đơn, mang ý thức hệ làm cho sức lan tỏa, tập hợp lực lượng có suy giảm.
– Khi mục tiêu đã xác định, Đảng đã thành lập ra một tổ chức phù hợp để lãnh đạo văn hóa, gây ảnh hưởng trong đội ngũ trí thức, tập hợp lực lượng để tuyên truyền trong nhân dân, giác ngộ những lực lượng có ảnh hưởng trong xã hội nhưng chưa hiểu và đi theo đường lối của Đảng. Đó là một kinh nghiệm quý báu, sau này được vận dụng và phát huy hiệu quả trong sự nghiệp chống Mỹ và tay sai ở miền Nam, nhất là trong việc thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, Mặt trận Dân chủ và các phong trào xã hội chính trị khác.
– Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn theo tinh thần biện chứng, chủ trương văn hóa soi đường cho quốc dân đi, kháng chiến hóa văn hóa và văn hóa hóa kháng chiến là sự vận dụng sáng tạo chủ trương coi văn hóa như một bộ phận của cuộc cách mạng xã hội, vừa có tính chất then chốt, mở đường, vừa là một bộ phận không thể tách rời của cuộc cách mạng xã hội. Do tình hình chiến tranh kéo dài, chủ trương này sau đó bị đơn giản hóa thành quan niệm văn hóa phục vụ chính trị, phản ánh các nhiệm vụ của cuộc đấu tranh chính trị nên đã có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển đa dạng của văn hóa.
– Do chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những đặc trưng của văn hóa, trong quản lý, chỉ đạo một lĩnh vực vừa mới mẻ, vừa chuyên sâu lại đang hình thành, nên dần dần cả trong chỉ đạo lẫn trong tổ chức thực hiện đường lối văn hóa kháng chiến bộc lộ những nhược điểm như giáo điều, công thức, chính trị hóa nhiều nội dung rất chuyên sâu của văn hóa, làm phương hại đến sự lan tỏa của mục tiêu cách mạng. Những nhược điểm này còn kéo dài ra những năm sau./.
Đại học KHXH&NV, ĐHQG Hà Nội
(Tất cả những đoạn trích trong Đề cương văn hóa Việt Nam 1943 đều theo bản in nhân kỷ niệm 70 năm ngày ra đời của văn bản lịch sử này)
Lịch Sử Của Toán Học Trong Kinh Tế Học
Hai thí dụ tiêu biểu nhất có lẽ là thuyết tai biến (catastrophe theory) và thuyết hỗn độn (chaos theory).
n ³ 5). Smale đã đóng góp rất nhiều cho lý thuyết kinh tế trong thập kỷ 1970. Ông đã thành công trong việc mang giải tích toàn bộ, vị tướng học và động học vào những nghiên cứu về cân bình kinh tế tổng quát.
Sau nhiều thập kỷ phát triển dần dần, thuyết tai biến chính thức xuất hiện vào đầu thập kỷ 1970 qua những công trình đột phá của René Thom (1969). Sau đó, thuyết tai biến đã được áp dụng trong khá nhiều nghiên cứu kinh tế, thí dụ như thị trường chứng khoán, thị trường độc quyền, chu trình kinh tế, mô hình lạm phát, đầu cơ hối suất, thuyết tăng trưởng, kinh tế thành phố và vùng, kinh tế sinh thái, vv (xem Rosser 2007). Vào cuối thập kỷ 1970, nhiều tác giả bắt đầu chỉ trích sự lạm dụng của thuyết tai biến (không phải chỉ trong kinh tế) vì ba lý do chính như sau: (i) thuyết tai biến dựa quá nhiều trên các phương pháp định tính, (ii) nhiều ứng dụng đòi hỏi các định lượng hoá giả mạo hay phương pháp thống kê không thích hợp, và (iii) rất nhiều mô hình không thoả những điều kiện toán cần cho thuyết tai biến. Cũng vì thế mà trong thập kỷ 1990, gần như không có bài nghiên cứu nào đăng trong các tạp chí kinh tế hàng đầu dám nhắc đến thuyết tai biến. Ngày nay, phần đông các nhà kinh tế có một cái nhìn đúng đắn và lạc quan hơn về thuyết tai biến. Tuy không phải là kỹ thuật tổng quát có thể dùng cho mọi trường hợp, thuyết tai biến vẫn đóng một vai trò nhất định nào đó trong việc nghiên cứu hiện tượng bất liên tục động trong kinh tế (Roser 2007).
Giống như thuyết tai biến, thuyết hỗn độn có nguồn gốc sâu xa từ những công trình nghiên cứu về toán và cơ học thiên thể của “toán gia phổ quát cuối cùng” Henri Poincaré vào cuối thế kỷ 19. Poincaré nhận thấy rằng các hệ thống xác định, động, phi tuyến, đơn giản (simple nonlinear dynamic deterministic systems) dưới một số điều kiện nào đó tiến hoá một cách có vẻ như ngẫu nhiên, phức tạp. Những hệ thống này rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu và do đó dự đoán dài hạn với bất kỳ độ chính xác nào đòi hỏi các điều kiện ban đầu được định rõ tới mức chính xác vô cực. Bắt đầu từ giữa thập kỷ 1970, thuyết hỗn độn đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau (xem Baulmol & Benhabib 1989). Ứng dụng của thuyết hỗn độn trong kinh tế gây ra vài trở ngại chính như sau. Thứ nhất, sự có mặt của hỗn độn làm dựđoándàihạn không khảthi, và người dự báo sẽ phải trả giá cực kỳ cao nếu chỉ muốn tăng tầm xa dự báo lên chút ít. Tính không dự đoán dài hạn này cũng trái ngược với giả thiết kỳ vọng hợp lý (rational expectations), một ý niệm cơ bản trong các lý thuyết kinh tế hiện đại. Thứ hai, quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu chưa tìm được bằng chứng có tính thuyết phục về sự hiện diện của hỗn độn xác định trong các chuỗi dữ kiện kinh tế thời gian. Nếu như thế, các nhà kinh tế có nên tiếp tục bỏ công sức vào thuyết hỗn độn hay nên khảo sát các dạng động lực phi tuyến khác với khả năng tiên đoán tốt hơn? Tuy nhiên, thuyết hỗn độn nói chung không bị các nhà kinh tế tránh né như thuyết tai biến. Một số nhà kinh tế cho rằng thuyết hỗn độn vẫn cần cho lý thuyết kinh tế, nhưng các dụng cụ và phương pháp nghiên cứu phải khác hơn những kỹ thuật dùng trong quá khứ.
Lịch Sử Và Ý Nghĩa Của Đá Ruby Trong Phong Thủy
– Đá Ruby được coi là loại đá quý mạnh nhất trong vũ trụ. Ruby có tên gọi bắt nguồn từ tiếng La Tinh “Rubens” có nghĩa là màu đỏ. Người ta cho rằng Ruby chính là những giọt máu rỉ ra từ trái tim người mẹ vĩ đại của muôn loài Thần Đất. Chính vì vậy, Ruby thường được các nhà lãnh đạo, các vị vua tin và linh mục tin dùng. Từ thời xa xương, Hoàng Gia Anh thường sử dụng đá Ruby để gắn vào vương miện của các vị vua trong lễ đăng quang với quan niệm đá Ruby có tác dụng giúp người đeo đưa ra được những quyết định khôn ngoan và cao quý.
– Đá Ruby có một năng lượng vô cùng mạnh mẽ và mang đến rất nhiều ý nghĩa về mặt phong thủy. Đặt một viên đá Ruby dưới gối sẽ giúp bạn xua đuổi được những giấc mơ xấu, mang đến cho bạn giấc ngủ ngon cũng như cải thiện được đời sống tình dục.
– Đeo trang sức phong thủy có gắn đá Ruby như: mặt nhẫn, Tỳ Hưu đá Ruby, mặt Di Lăc đá Ruby…sẽ mang đến sức khỏe, hạnh phúc, may mắn và sự bình yên cho bạn. Nó khuyến khích bạn theo đuổi ước mơ và hạnh phúc của mình, giúp bạn thay đổi cuộc sống theo chiều hướng tích cực.
– Đá Ruby được xem là biểu tượng của tình yêu, biểu trưng cho sự nồng nàn và lãng mạn. Chính vì vậy, Nhẫn đá Ruby thường được chọn làm món quà truyền thống dành cho các cặp vợ chồng nhân kỷ niệm 40 năm ngày cưới của mình.
– Ruby thích hợp với những người Mệnh Thủy, Hỏa và Thổ. Theo quan niệm của Phương Đông, việc đeo trang sức, đá quý hợp với mệnh sẽ đem lại sự may mắn và hưng vượng cho người đeo.
2. Tác dụng chữa bệnh:
– Từ thời xa xưa, Viên đá Ruby đã được mọi người biết đến với những tính chất siêu nhiên của nó trong việc điều trị các loại bệnh khác nhau.
– Ruby chữa các bệnh về tim, não, máu, các bệnh ở cột sống và khớp, có tác dụng giải độc, làm tăng thêm sức mạnh và trí nhớ cho con người.
– Ngoài ra Ruby còn có khả năng trong việc ngăn ngừa những cơn động kinh, có khả năng chữa trứng trầm uất và tâm thần phân liệt.
– Có thể nói, đá ruby có khả năng đuổi khỏi cơ thể khỏi mọi loại bệnh tật và tạo cho cơ thể một nguồn năng lượng mới.
Liên Quan Khác
Bạn đang xem bài viết Ý Nghĩa Lịch Sử Và Bài Học Kinh Nghiệm Trong Thắng Lợi Vĩ Đại Của Cách Mạng Tháng Tám Và Quốc Khánh 2 trên website Tvzoneplus.com. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!